Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 24/12/2019, 08:25 AM

Chuyện tình đẹp giữa đời thường: Chồng hiến thận cứu vợ suy thận giai đoạn cuối

Khi biết vợ bị suy thận giai đoạn cuối và cần phải ghép thận mới có cơ hội sống tiếp, anh H đã không ngần ngại hy sinh một phần cơ thể của mình để cứu sống vợ.

>>Gieo mầm thiện

Khi biết vợ bị suy thận giai đoạn cuối và cần phải ghép thận mới có cơ hội sống tiếp, người đàn ông trẻ đã không ngần ngại hiến một quả thận cho vợ. Đó cũng là một chuyện tình đẹp của đôi vợ chồng trẻ cùng bên nhau qua những tháng ngày chống chọi với đau đớn bệnh tật. Với mong ước được cùng nhau sống khỏe mạnh và nuôi dạy con khôn lớn.

Các bác sĩ phẫu thuật nội soi lấy thận từ cơ thể anh H.

Các bác sĩ phẫu thuật nội soi lấy thận từ cơ thể anh H.

Bài liên quan

Suốt mấy năm ròng rã chạy chữa cho vợ, anh H. (33 tuổi, ngụ tại Huyện Cù Lao Dung, Tỉnh Sóc Trăng) luôn mơ đến một ngày 2 vợ chồng được trở về với cuộc sống bình thường. Chị P. (32 tuổi vợ anh H.) bị suy thận mạn giai đoạn cuối từ năm 2016. Gần nửa năm qua, chị P. phải chạy thận nhân tạo 3 lần/tuần mới có thể duy trì sự sống, mỗi lần chạy thận là cơ thể chị bị các cơn đau hành hạ, đau đớn, mệt mỏi, gần như vắt kiệt sức khỏe của chị.

May mắn thay, chị P. lại có được người chồng hết mực yêu thương, hi sinh vì vợ, chồng chị sẵn sàng hi sinh một phần thân thể quý giá của mình hiến tặng cứu sống vợ. Sau khi kiểm tra và làm các xét nghiệm cần thiết, anh H., chồng của chị P. có đủ điều kiện để có thể hiến thận cho vợ.

Chuyện tình đẹp giữa đời thường: Chồng hiến thận cứu vợ suy thận giai đoạn cuối

Chuyện tình đẹp giữa đời thường: Chồng hiến thận cứu vợ suy thận giai đoạn cuối

Bài liên quan

Ngày 10/10/2019, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á cùng với sự hỗ trợ kỹ thuật chuyên môn từ các chuyên gia Bệnh viện Chợ Rẫy đã thực hiện ca ghép thận thành công cho chị P. với quả thận được cho từ chồng.

Sau hơn 4 giờ phẫu thuật, bệnh nhân được chuyển sang phòng hồi sức và đã có nước tiểu, cho thấy thận ghép vào bắt đầu hoạt động tốt. Hiện tại, sức khỏe của hai vợ chồng chị P. đã ổn định, và tiếp tục được các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á theo dõi sát.

Khi biết vợ bị suy thận giai đoạn cuối và cần phải ghép thận mới có cơ hội sống tiếp, anh H đã không ngần ngại hy sinh một phần cơ thể của mình để cứu sống vợ.

Khi biết vợ bị suy thận giai đoạn cuối và cần phải ghép thận mới có cơ hội sống tiếp, anh H đã không ngần ngại hy sinh một phần cơ thể của mình để cứu sống vợ.

Thời điểm hiện tại, sức khỏe của hai vợ chồng anh Hải đã dần ổn định và tiếp tục được theo dõi tại bệnh viện.

Tâm sự sau ca mổ, anh Hải cho biết, ước mong lớn nhất của hai vợ chồng là được cùng nhau nuôi con khôn lớn giờ đã thành hiện thật. Dẫu biết còn nhiều khó khăn, vất vả phía trước, nhưng hai vợ chồng anh sẽ chung sức đồng lòng cố gắng vượt qua tất cả.

Phật giáo là một tôn giáo từ bi vô ngã, khuyến khích những người thực hành sự bố thí ba la mật (dana). Hiến tạng là một hành động cao thượng và rất đáng được khuyến khích. Nếu người hiến tạng có từ tâm muốn tặng “một món quà của cuộc sống”, người đó sẽ đồng ý chấp nhận phẫu thuật khi chết não, tùy thuộc vào quyết định của gia đình bệnh nhân.

Trong Phật giáo có khái niệm bố thí nội tài bên cạnh bố thí các tài sản vật chất, bố thí tri thức và bố thí niềm vui, không sợ hãi. Khái niệm nội tài trong triết học Phật giáo bao gồm toàn bộ sự sống trên cơ thể con người và ở mức độ mà y học ngày nay quan tâm là những tri phần trực thuộc trong sự sống này bao gồm hiến mô, hiến tạng và hiến bộ phận cơ thể cho y học. Phật giáo về bản chất, lý thuyết và thực tiễn là khích lệ việc hiến mô, tạng, vì đó là sự bố thí nội tạng.

Vào thời điểm khi Đức Phật đề cập đến sự khích lệ, bố thí nội tài thì nhiều người không hiểu là Ngài nói đến điều gì, vì khi đó y học chưa tiến bộ như ngày nay. Khi y học phát triển thì tầm nhìn của Đức Phật về khích lệ lòng nhân ái mang lại sự sống là rất sâu sắc. Do đó những người tu học Phật có được thuận lợi ở chỗ là đã được Đức Phật khích lệ hãy hiến tặng bằng lòng từ bi lớn, bằng thái độ vô ngã lớn, bằng sự quan hoài lớn đối với những ai có nhu cầu lắp ghép để sự sống của họ có thể tái sinh thêm một lần nữa ngay trong kiếp sống này. 

Đi theo Phật giáo thì cái chết không phải là dấu chấm cuối cùng trong cuộc đời. Chỉ trong vòng vài tích tắc sau khi chết là sự sống được tái sinh trong hình thái một phôi thai của một người mẹ mới. Lúc đó thì tâm thức của người chết đã hiến mô, tạng và thi thể sẽ được tái tạo trong bào thai của một người mẹ mới và phụ thuộc vào sức khỏe của người mẹ đó, di truyền của người mẹ và người cha mới nên khi sinh ra vẫn toàn vẹn, ngoại trừ những trường hợp bị dị tật bẩm sinh do chế độ ăn uống không thích hợp trong thời kỳ mang thai.

Đồng thời, những món quà mà người hiến tạng để lại thông qua việc hiến tặng mô, tạng sẽ là cơ hội sống cho rất nhiều người trong đó có những người bạn chưa hề quen biết. Dù người hiến tạng không muốn thì họ vẫn trở thành “bất tử”, là “Anh hùng” trong trái tim của rất nhiều người đang sống. Bởi vậy, đừng bao giờ nghĩ mình không đủ sức khỏe hoặc quá già để đăng ký hiến tặng mô, tạng sau khi chết, chết não.

Vì vậy, khi một người đã đăng ký hiến tặng nội tạng, thẻ hiến tạng như một lời nhắc nhở về sự vô thường. Chúng ta cần phải thức tỉnh và thực hành mặt đối mặt với cái chết mỗi ngày để chuẩn bị cho cuộc hành trình cuối cùng của đời người.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Quán cơm 0 đồng 'kỳ lạ' ở TP.HCM

Gieo mầm thiện 13:07 30/06/2024

Bất cứ ai tìm đến quán cơm 0 đồng của gia đình ông Nguyễn Đức Tuấn (59 tuổi, ngụ H.Hóc Môn) đều được chủ quán đón tiếp như khách quý. Nhiều người nói rằng đây là quán ăn "kỳ lạ" nhất họ từng biết, vì sao?

Hội Từ thiện chùa Tường Nguyên khánh thành 3 cây cầu, khởi công 3 phòng học tại tỉnh Kiên Giang

Gieo mầm thiện 11:56 28/06/2024

Ngày 27/6/2024, Đại đức Thích Minh Phú, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó Trưởng Thường trực Ban Từ thiện xã hội GHPGVN TP.HCM, Chủ tịch Hội Từ thiện chùa Tường Nguyên (TP.HCM) kết hợp địa phương tổ chức khánh thành, đưa vào hoạt động 3 cây cầu nông thôn tại Kiên Giang.

“Cơm chay miễn phí, xin mời...”

Gieo mầm thiện 21:38 27/06/2024

Vừa ghé xe vào quán cơm, một chú lớn tuổi đã nhiệt tình mời khách: “Cơm chay miễn phí, xin mời…”. Hình ảnh đó khiến chúng tôi ấn tượng, không chỉ vì những bữa ăn thiện nguyện mà đúng như lời ông bà xưa dạy “của cho không bằng cách cho”.

Hội Từ thiện chùa Tường Nguyên trao 160 phần quà đến bệnh nhi khó khăn

Gieo mầm thiện 12:00 25/06/2024

Ngày 25/6, Đại đức Thích Minh Phú, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó Trưởng Thường trực Ban Từ thiện xã hội GHPGVN TP.HCM, Chủ tịch Hội Từ thiện chùa Tường Nguyên (TP.HCM) đã tổ chức trao quà đến bệnh nhi đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 - TP.HCM.

Xem thêm