Có chứng cứ khoa học nào về tái sinh, đời trước, đời sau?
Hỏi: Có chứng cứ khoa học nào về tái sinh, đời trước, đời sau? Xin giải thích vắn tắt về tái sinh theo quan điểm Phật giáo. Niềm tin rằng có đời trước, đời sau có ý nghĩa gì đối với một Phật tử?
Đáp: Phần đầu của câu hỏi thật khó giải đáp đầy đủ trong khuôn khổ của bài viết này. Ý niệm tái sinh đã được đặt ra từ trước thời Đức Phật và qua bao nhiêu lời lẽ, giấy mực giải thích, nó vẫn còn là điều bí ẩn, khó hiểu đối với rất nhiều người…
Trước hết, tái sinh có nghĩa là sinh trở lại sau khi chết. Theo Phật giáo, sự sống của một chúng sinh là do vô minh (sự tối tăm, lầm lạc, mê muội) khởi từ vô thỉ (không định được sự khởi đầu) và cứ tiếp tục mãi do sức đẩy của nghiệp (hình thành do tác động của thân, khẩu, ý) cho đến khi chúng sinh ấy không còn vô minh, tức được giác ngộ tối hậu, thành Phật. Như thế, cái chết không phải là chấm dứt sự sống, cái chết chỉ là chấm dứt một hình thái sống, khởi đầu một hình thái sống khác được gọi là tái sinh, đời sau.
Phúc đức là biến thể của thuyết luân hồi - nhân quả?
Theo lý Nhân quả và Duyên khởi, những hành động có ý thức (nghiệp) sẽ có kết quả tốt hay xấu tùy theo tính chất của những hành động ấy trong những hoàn cảnh, điều kiện thích hợp. Đời sống này là kết quả của những đời sống trước và là một trong những nguyên nhân của những đời sống sau. Khi một người chết đi thì cái nguyên nhân tạo ra đời sống (vô minh, nghiệp) vẫn tiếp tục, cho nên nhất định người ấy phải có một đời sống tiếp theo.
Cá nhân mang đời sống tiếp theo này vừa chính là cái cá nhân trước đó, vừa không phải là cá nhân trước đó, ví như cái trứng, con sâu, con bướm… Con sâu, con bướm là từ cái trứng mà có và con bướm vừa là, vừa không phải là con sâu, cái trứng… Thật ra, ta được sinh ra và chết đi từng giây phút do các tế bào của thân thể liên tục chết đi và sinh ra; và cứ mỗi bảy năm, toàn bộ tế bào cũ lại mất đi, tựa như ta là một con người mới.
Nhìn cuộc sống, ta thấy cái gì cũng mang ý nghĩa tái sinh: sinh vật chết đi, biến thành đất, nước, không khí… từ đó cây cối, sông ngòi, sinh vật lại lấy đó làm thân thể, làm sự sống. Sự sống không mất đi, chỉ là sự thay đổi luân chuyển hình thái kiểu như một vòng tròn sống và chết mà ta gọi là luân hồi.
Rất nhiều bằng chứng khoa học về sự tái sinh, tức về đời trước, đời sau được các nhà khoa học nghiên cứu và được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nhiều năm qua.
Đáng kể nhất là những công trình nghiên cứu suốt 40 năm của Bác sĩ Ian Stevenson (mất ngày 8/2/2007). Ông là Giáo sư phân tâm học, là Giám đốc khoa Nghiên cứu Nhân cách của Đại học Virginia, Hoa Kỳ. Ông nghiên cứu về sự việc trẻ em nhớ lại đời trước của chúng với hơn 3.000 trường hợp trên toàn thế giới. Ngoài các buổi thuyết trình, các hội nghị, các bài báo… ông đã cho xuất bản nhiều cuốn sách: Twenty cases suggestive of Reincarnation (20 trường hợp liên hệ đến Tái sinh, 1974), Children Who Remember Previous Lives (Những trẻ em nhớ lại các kiếp trước, 1987), Where Reincarnation and Biology Intersect (Chỗ gặp gỡ của Tái sinh và Sinh học, 1997). Trong rất nhiều công bố khoa học về tái sinh, ta còn có thể kể các công trình sau: Old Souls (Những linh hồn cũ) của Thomas Shroder, Life Before Life (Tiền kiếp có hay không?[1ư) của Jim B. Tucker, Children Past Lives (Các đời quá khứ của trẻ con) của Carol Bowman, Other Lives, Other Selves (Những đời sống khác, những cái tôi khác) của Roger J. Woolger, Ordered to Return (Được điều động để trở lại) của George G. Ritchie… [1] Tiền kiếp có hay không? Tác giả: Jim B. Tucker, đã được NXB Phương Đông và Công ty CP Sách Thái Hà phát hành vào năm 2010.
Giải đáp những câu hỏi về vấn đề nhân quả luân hồi
Đã là Phật tử, hẳn nhiên phải khẳng định tái sinh là một sự thật, là một nguyên lý của sự sống, là quy luật của tự nhiên, đúng như lời Phật dạy. Tin tưởng có sự tái sinh, ta không sợ cái chết, vì ta không chết, ta chỉ thay đổi hình thái sống mà thôi. Do nghiệp quả của những đời trước và đời này, ta chấp nhận mà không oán trách ai về những bất hạnh mà ta gặp phải. Ta thương yêu mọi người, mọi sinh vật vì biết rằng trong những đời quá khứ, các chúng sinh đã từng là cha mẹ, vợ chồng, người thân… của ta và ta sẽ còn gặp lại họ trong những đời sau. Đời ta chính là do ta tạo nên, ta chịu trách nhiệm với đời sống của ta. Ta tu dưỡng thân tâm, làm thiện, tránh ác và chắc chắn rằng có đời này và đời sau của ta sẽ trở nên tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn trên bước đường tìm đến Giải thoát tối hậu.
Trích "Vấn đáp Phật giáo"
Trần Tuấn Mẫn
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hóa giải ác mộng
Hỏi - Đáp 19:40 04/11/2024Hỏi: Hiện tôi có chút vướng mắc là thường xuyên gặp ác mộng, mỗi lần như vậy thì thân thể mệt mỏi, tâm tư khá bất an và lo sợ. Mong được hướng dẫn cách thức tu tập thế nào để chuyển hóa những ác mộng đó?
Ngồi thiền có bị vong nhập?
Hỏi - Đáp 17:45 02/11/2024Tôi có tham gia một khóa thiền 10 ngày. Trong thời gian ngồi thiền, có lúc tôi cảm thấy hơi thở của mình trở nên nặng nhọc, khó thở. Có lúc tôi thấy cơ thể mình có hiện tượng lắc lư nhẹ theo hướng ngả về trước hoặc sau. Xin hỏi, các hiện tượng đó xảy ra trong lúc ngồi thiền có bình thường không?
Bạn phải là người đủ đầy trước
Hỏi - Đáp 10:36 01/11/2024Hỏi: Thầy ơi, tại sao mối quan hệ của con với người yêu luôn căng thẳng, mâu thuẫn và ngột ngạt. Mà chia tay người ấy thì con cảm thấy cô đơn. Thầy giúp con với!
Người Phật tử không nên ăn thịt và không được ăn thịt chó?
Hỏi - Đáp 08:30 31/10/2024Hỏi: Có phải những người theo Đạo Phật (Phật tử) thì phải ăn chay, không nên ăn thịt và không được ăn thịt chó? Xin hỏi quan niệm này xuất xứ từ đâu?
Xem thêm