Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 17/12/2022, 11:45 AM

Cô gái câm niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát

Tín chúng phía dưới khán đài không thể không kinh ngạc khi nghe giọng của cô ta. Mọi người đều lấy làm kỳ lạ. Có những người đứng lên, nước mắt chảy trên mặt vì xúc động, họ tán thán đây là điều kỳ diệu trong những điều kỳ diệu.

Vào ngày 24 tháng 12 năm 1981, ngày thứ hai trong chuyến viếng thăm của đoàn đại học Pháp Giới tại thành phố Bintulu ở Mã Lai Á (Malaysia), nơi đoàn thăm viếng ở lại. Sự có mặt đông đảo những người mộ đạo đến tìm Hòa Thượng đã làm cho Phật giáo đại sảnh đường, nơi đoàn thăm viếng ở lại, trở nên nhộn nhịp và phấn khởi. Một nữ Phật tử tại gia ở độ tuổi trung niên dẫn theo người con gái vào khoảng 20 mấy tuổi, mong tìm gặp Hòa Thượng. Cô con gái có gương mặt hòa nhã, nhưng từ lúc 2 tuổi cô bị mất thính giác và không thể nói chuyện. Hòa Thượng quán xét thấy thiện căn của cô đã chín muồi, vì vậy Ngài chỉ dẫn cho hai mẹ con tham gia Pháp hội suốt buổi tối hôm đó. Đó là thời gian họ có thể nhờ vào công đức mọi người thành tâm hồi hướng để giúp cô giải trừ nghiệp chướng của mình.

Phương Pháp niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát cảm ứng không thể nghĩ bàn

1

Trong suốt buổi tối hôm đó, sau khi Hòa Thượng giảng Pháp xong, Ngài lập tức kêu mọi người đưa cô gái có tên Trang Ngọc Chi lên khán đài. Trước cái nhìn chăm chú theo dõi của hơn 2000 người, Hòa Thượng lấy một chiếc khăn tay màu trắng, đặt nó lên phía trên cổ họng của cô Trang Ngọc Chi, và chú tâm hộ trì cho cô gái bị câm điếc ấy. Trong khi đó, các Pháp sư tháp tùng theo phái đoàn đứng cùng cô gái để dạy cô niệm "Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát". Lúc đầu, cô gái phản ứng chậm và còn do dự vì cô có biểu hiện sự đãng trí. Tuy nhiên chưa đầy 2 phút sau, cô gái nói không ra lời đó bắt đầu lẩm bẩm, cố gắng phát ra một vài âm thanh giản dị. Vào lúc đó Hòa Thượng bằng một giọng nói lớn và rõ ràng, được khuếch đại qua máy vi âm (microphone), hướng về đại chúng nói: "Mọi người hãy cùng tham gia niệm thánh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, với một lòng hồi hướng công đức đến cô gái trẻ này, để cô có thể tức thời nói được ngay."

Phản ứng của những người đứng dưới khán đài giống như làn sóng thủy triều. Ngay lập tức, hơn 2000 người đồng thanh niệm vang "Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát! Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát!". Tiếng hòa âm nhẹ nhàng nhưng vang dội, cùng chung nhịp điệu và theo trật tự. Sự cộng hưởng thánh hiệu này giống như những con sóng thủy triều: không ngừng nghỉ, lớp lớp nối tiếp nhau. Nhờ sự thành tâm của tất cả mọi người, trong tích tắc, toàn bộ Phật giáo đại sảnh đường tiếng niệm rền vang như sấm, nơi tâm mỗi người được lấy khí thế từ âm thanh to lớn. Sự nhiệt tình và chân thành của mọi người không thể diễn tả, không thể hiểu được trừ phi người ta đích thân có mặt tại đó. Lúc đó, có người đặt chiếc máy vi âm phía trước cô gái, và những âm thanh giản dị mà cô phát ra đã có nhịp điệu và được phát âm có âm tiết.

"Nam..mô...Quán..Thế...Âm...Bồ Tát!". Lúc bắt đầu cô niệm với rất nhiều nỗ lực, mỗi một tiếng phải thúc ép đẩy ra từ cuối cổ họng. Cô phải dùng nỗ lực kinh khủng. Tuy nhiên, cô quyết tâm đến cùng, và mỗi tiếng được niệm càng lúc càng phấn khởi hơn. Hòa Thượng tiếp tục hộ trì cho cô. Chưa đầy 10 phút, giọng nói của cô gái vượt qua cả tiếng niệm từ dưới khán đài khi cô lớn tiếng thốt ra từng tiếng "Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát", "Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát". Mặc dù giọng nói cô ấy vẫn còn hơi cứng và sự phát âm chưa hoàn toàn chính xác, cô ta thật rõ ràng đã học được cách nói chuyện. Tín chúng phía dưới khán đài không thể không kinh ngạc khi nghe giọng của cô ta. Mọi người đều lấy làm kỳ lạ. Có những người đứng lên, nước mắt chảy trên mặt vì xúc động, họ tán thán đây là điều kỳ diệu trong những điều kỳ diệu.

Hòa Thượng giải thích: "Trong kiếp trước, cô gái này là một vị đại quan có quyền chức. Thậm chí có kiếp, cô từng làm tướng. Thế nhưng cô lại tạo nghiệp chướng sát sanh nặng nề, đặc biệt là thích xử tử bằng cách treo cổ người, khiến cổ họng của tội phạm bị siết chặt đến chết vì nghẹt thở. Hơn nữa, trong nhiều kiếp quá khứ, cô còn nhiều lần phỉ báng Tam Bảo và xúc phạm các vị xuất gia bằng lời nói. Vì vậy trong kiếp này cô bị câm. Khi cô hiện thân thuyết pháp, tất cả quý vị đều phải nhận thấy điều đó. Nghiệp báo rất nặng và không bao giờ nên xem thường. Tất cả chúng ta phải chú ý điều này."

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa

Tư liệu 13:32 21/11/2024

“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.

Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tư liệu 14:05 20/11/2024

Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân l‎ý.

Tiếc là con người chỉ có hai tay

Tư liệu 08:20 19/11/2024

Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.

Bay qua miền hạnh phúc

Tư liệu 17:30 18/11/2024

Phật pháp chính là diệu pháp, đã chắp cho tôi đôi cánh, giúp tôi bay lên cao, ra khỏi vực thẳm tuyệt vọng, đi đến miền hạnh phúc…Tôi xin cảm tạ Chư Phật Bồ Tát, cảm tạ tất cả những thiện hữu đã nhọc nhằn tâm lực, công sức vì tôi.

Xem thêm