Quán Thế Âm Bồ Tát nhìn đời bằng đôi mắt thương
Bồ Tát Quan Âm linh hiển lắm, hoá thân của Người sa số dập dìu chẳng từ nan. Ngài luôn nhìn đời với đôi mắt thương, nhưng muốn tìm thấy Ngài mình cũng phải dùng đôi mắt thương để nhìn đời.
“Đi ngang nhớ cởi nón, cúi đầu.” Nội hay vói theo câu đó khi thấy tui dắt xe đi học mỗi ngày hai bận và đến trường vắt ngang chùa một đoạn. Nội nói chạy ngang đó nhớ cởi nón xuống và cúi đầu. Trước sân chùa có tượng Phật Bà Quan Âm ... linh lắm.
Không biết linh hiển thế nào nhưng nhà ai có việc gì dù vui buồn ưu hỷ cũng đến thủ thỉ thì thầm nguồn tâm thầm kín với Ngài. Mặc dù ai có nói gì Ngài cũng mỉm cười lặng yên.
Hỏi nội chứ sao Ngài Quan Âm phải ra sân mà đứng không ở trong chùa cho oai vệ trang nghiêm. “Cho người ta dễ thấy, cho gần với đời.!”
Bồ tát Quán Thế Âm - Vị Bồ tát linh ứng tầm thanh cứu khổ cứu nạn tức thời cho chúng sinh

Ngài luôn nhìn đời với đôi mắt thương, nhưng muốn tìm thấy Ngài mình cũng phải dùng đôi mắt thương để nhìn đời.
Thật vậy, nhờ Ngài chịu khó ra sân gần với con đường vắt ngang chùa, nên ai đi qua dù vội cũng kịp cúi đầu, nhìn vội dung nghi bi mẫn ấy của Ngài cũng đủ gieo chút bình an. Trong đó có tụi tui mấy lúc không thuộc bài cũng niệm thầm nhờ Ngài chở che, mấy kì thi cũng đủ bình tĩnh tự tin bởi đi ngang đó nhặt ánh nhìn bình an.
Mấy bà già trở bệnh, trên đường lên nhà thương ngang qua chùa cũng dừng lại chút xíu cho bà già xá xá gửi gắm chút niềm tin. Một đời tượng giữa sân, phơi mưa nắng không nói lời nào chỉ mĩm cười và nhìn đời bằng con mắt thương (qua bàn tay của thợ thầy) cũng đủ làm điểm tựa an yên vững chãi cho xóm làng gần xa.
Và thật vậy, Bồ Tát Quan Âm linh lắm đa, hiện thân của Ngài khắp nơi nơi xứ xứ. Nhưng không phải bằng hình tướng bạch y, tay trì tịnh bình dương liễu. Tui thấy Ngài hiện thân bằng danh hiệu “Má” mỗi lúc bệnh héo queo hay tều tuỵ vì đời, tôi niệm Ngài Quan Âm và Má đến bên tui với chén cháo, nắm thuốc. Tui thấy Ngài hiện thân trong màu áo blouse, là người bác sĩ, là anh công nhân, hay chỉ là đứa bé sáng nay theo mẹ đến chùa dự lễ vía Quan Âm. Mẹ nó vào chùa lễ Phật, nó không vào, nó ngồi xếp lại từng đôi dép ngay thẳng dưới thềm.
Bồ Tát Quan Âm linh hiển lắm, hoá thân của Người sa số dập dìu chẳng từ nan. Ngài luôn nhìn đời với đôi mắt thương, nhưng muốn tìm thấy Ngài mình cũng phải dùng đôi mắt thương để nhìn đời.
Sáng nay, mình có lướt qua hoá thân nào của Ngài, những ứng thân dung dị của Bồ Tát giữa đời…
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Phụ nữ làm gì để mang lại phúc báo cho gia đình?
Góc nhìn Phật tử
Ngoài các thiện hạnh bố thí, phóng sinh, người phụ nữ có thể bắt đầu tích lũy công đức cho mình và gia đình từ việc tụng kinh, niệm Phật. Tụng đọc kinh Phật chính là khởi đầu đúng đắn trong cuộc đời, giúp người phụ nữ học cách làm người mẹ tốt, con dâu tốt, người vợ tốt.

Lên chùa ‘sám hối’ dịp cuối năm
Góc nhìn Phật tử
Cuối năm, khi nhịp sống dần chậm lại và cái rét se sắt của mùa đông len lỏi qua từng ngõ nhỏ, lòng người bỗng xốn xang những suy tư. Đâu đó trong ký ức, những chuyện đã qua của một năm hiện lên như một cuốn phim tua chậm.

Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà
Góc nhìn Phật tử
Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.

Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn
Góc nhìn Phật tử
Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.
Xem thêm