Có phải càng sống đơn giản càng dễ giác ngộ?
Hỏi: Có phải càng sống đơn giản càng dễ giác ngộ hơn không?

Giác ngộ để làm gì? Giải thoát đi đâu?
Đáp:
Quan trọng là bạn giác ngộ được gì từ đời sống chứ không phải bạn sống như thế nào. Khi giác ngộ rồi thì bạn sẽ biết sống như thế nào là đơn giản, nó không do quan niệm đặt ra mà do trí tuệ thấy biết từ bạn.
Như Đức Phật đã là một vị Thái Tử, sống trong xa hoa, quyền lực và giác ngộ điều đó là trói buộc nên Ngài từ bỏ và sống đời khổ hạnh. Nhưng khi theo đời sống khổ hạnh sáu năm Ngài giác ngộ rằng nó không đưa đến giải thoát nên Ngài cũng đã từ bỏ và sống Trung Đạo - Nghĩa là không dính mắc, chấp thủ vào hai thái cực (duality) lạc thú hay khổ hạnh - chỉ tùy duyên, tùy thời, tùy chỗ, tùy trình độ căn cơ, tùy văn hóa xã hội…mà cư xử và sinh hoạt cho hợp lý để lợi lạc cho mình và người.
Có nhiều người bắt chước theo lối sống khổ hạnh để mong giác ngộ giải thoát. Chứ không phải do giác ngộ và thấy ra đó là đời sống cần thiết. Hai điều này khác nhau.
Bạn sinh ra ở Ấn Độ chắc bạn cũng biết các Yogi tu khổ hạnh đã có từ trước khi Đức Phật ra đời, và đến bây giờ vẫn còn rải rác trên nước Ấn. Truyền thống đó không xuất phát từ Phật giáo mà từ Bà-La-Môn giáo.
Tuy nhiên, về hạnh nguyện, có nhiều người trong quá khứ họ đã theo nhân duyên đó, nghiệp lực đó, căn cơ đó thì kiếp này họ chỉ tiếp nối hạnh nguyện trong quá khứ. Ví như thập đại đệ tử thời Đức Phật, thì có Ngài Mục Kiền Liên mới giỏi về pháp Thần Thông, chỉ có Ngài Ca Diếp mới giỏi Hạnh Đầu Đà, chỉ có Ngài Xá Lợi Phất mới giỏi trong hạnh Trí Tuệ, Ngài Anan thì giỏi trong hạnh Đa Văn, Ngài Ưu Pà Ly giỏi trong hạnh Giữ Giới….Và những vị đó giác ngộ trên hạnh nguyện của mình nên mới có danh hiệu : Thần Thông Đệ Nhất, Đầu Đà Đệ Nhất,
Trí Tuệ Đệ Nhất, Đa Văn Đệ Nhất, Trì Giới Đệ Nhất…v.v…
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Niệm tâm từ
Phật giáo thường thức
Khi trong tâm mang nhiều sân hận, oán thù và ý muốn tàn hại chính mình và người khác, mình sẽ rất đau khổ. Mình thường đổ lỗi cho người khác, nhất là những người thân yêu, nghĩ rằng mình là nạn nhân.

9 ân đức của Phật
Phật giáo thường thức
Là người đệ tử Phật, không thể không biết đến 9 ân đức vô cùng tận của Đức Phật, nói một cách khác, Đức Phật có ba đức lớn, đó là Tịnh đức, Bi đức và Trí đức.

Làm thế nào để tận dụng thời gian mà tu hành?
Phật giáo thường thức
Hỏi: Thưa Hòa thượng, lúc ở nhà làm thế nào để tận dụng thời gian mà tu hành?

Nẻo về của ý
Phật giáo thường thức
Những bậc chân tu tiếp thu lời Phật và thực tập có kết quả, cho đến thời Phật giáo phát triển, chư vị Tổ sư đưa ra nhận thức mới và sự tu tập cũng có đổi mới, mà tiêu biểu là hai hệ thống triết học lớn trong Phật giáo là Pháp tánh học do Bồ tát Long Thọ xiển dương và Pháp tướng học do ngài Thế Thân triển khai.
Xem thêm