Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Có phải chăng đời cha tạo nhiều nghiệp ác thì con cái phải chịu quả thay cha không?

Theo quan điểm Đạo Phật con người sống là đang tạo nghiệp và thọ quả ở kiếp này hoặc vị lai. Thường nghe dân gian có câu rằng: "Đời cha ăn mặn đời con khát nước" có phải chăng đời cha tạo nhiều nghiệp ác thì con cái phải chịu quả thay cha không?

 Hỏi:

Như con biết thì theo quan điểm Đạo Phật con người sống là đang tạo nghiệp và thọ quả ở kiếp này hoặc vị lai. Thường nghe dân gian có câu rằng: "Đời cha ăn mặn đời con khát nước" có phải chăng đời cha tạo nhiều nghiệp ác thì con cái phải chịu quả thay cha không?

Như vậy nếu trong gia đình Ba Mẹ hay anh em người thân mà tạo nghiệp không tốt thì liệu bản thân người trong gia đình đó có phải thọ quả mà không phải do chính mình tạo ra không và phải chăng mình có thể làm nhiều việc thiện để chuyển được nghiệp cho Cha Mẹ? Xin Thầy giải thích dùm con!

Thưa Thầy xin Thầy cho con hỏi thêm nếu Ba con hay người thân của con mà đang tạo nghiệp không tốt thì liệu có cách nào con giúp Ba con chuyển được nghiệp đó mà không phải do bản thân Ba làm, con muốn làm thay Ba thì được không?

Con có nghe tích Đức Đại Hiếu Mộc Kiền Liên giúp Mẹ liệu chuyện đó có thể áp dụng ngày nay được không?

Nhân quả có phải đợi kiếp sau?

Trong kinh Xuất Diệu Đức Phật dạy: “Mình tạo tội thì tự mình chịu ai ương, không ai có thể thay thế mình được”.

Trong kinh Xuất Diệu Đức Phật dạy: “Mình tạo tội thì tự mình chịu ai ương, không ai có thể thay thế mình được”.

Đáp:

Theo luật nhân quả nghiệp báo thì nghiệp ai làm nấy chịu chứ không ai có thể chịu thay được.

Cha làm con không thể chịu, nhưng có ảnh hưởng đến con rất nhiều. Người cha hiền đức, thì con cũng học được nhiều đức tính tốt của cha. Ngược lại, cha ăn trộm con cũng bị nhiễm thói hư lấy cắp. Nhưng điều này cũng không thể khẳng định, vì có nhiều nhà cha làm thầy con đốt sách, hoặc cha tham lam, ích kỷ con lại rất rộng lượng, vị tha.

Muốn chuyển nghiệp cho cha thì con không thể gánh giúp hay làm việc phước thiện thay cho cha được. Tuy nhiên nếu con ăn hiền ở lành, sống gương mẫu đạo đức, từ thiện vị tha... làm cho cha hoan hỷ theo thì người cha cũng được cộng hưởng phần nào.

Người xưa có câu "Phụ mẫu hữu quá gián nhi bất nghịch", vì vậy, người con nên khéo léo khuyên lơn cha để cha hồi tâm chuyển ý, không nên oán ghét, khinh khi, hay chỉ trích làm cho cha thêm mặc cảm hoặc tự ái.

Nếu đã làm hết lòng mà cha vẫn không chuyển được thì người con không phải là bất hiếu...

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Phật giáo thường thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Cầu an có phải là pháp của đạo Phật?

Phật giáo thường thức 15:05 22/11/2024

Hỏi: Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi muốn hỏi là cầu an có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có thì xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy trong những kinh nào?

Có phải con đang né tránh bài học của pháp không?

Phật giáo thường thức 13:00 22/11/2024

Con thấy được những ràng buộc nơi tâm và thân trong đời sống gia đình, nên con không muốn kết hôn, không muốn bị ràng buộc. Những nhân duyên đến để con hình thành một mối quan hệ tình cảm thì con thường tìm cách thoát khỏi trước khi mối quan hệ có thể bắt đầu.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Phật giáo thường thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Xem thêm