Con đường dẫn tôi đến với Phật Pháp
Cuộc đời tôi đã sang trang từ đó. Được sự dìu dắt của những cô, dì lớn tuổi, tôi đã đến chùa hằng đêm tụng kinh, niệm Phật… thọ Bát quan trai và nhanh chóng hội nhập cùng các bạn đồng tu.
Tôi đã thực sự xúc động đến chảy nước mắt khi đọc câu hồi hướng:
Kính dâng ngày vía Phật A-di-đà:
“Nam mô đại từ, đại bi, cứu khổ, cứu nạn, quảng đại linh cảm ứng Quán Thế Âm Bồ Tát”.
Đó là câu niệm chú mà tôi đã thuộc lòng từ hơn 20 năm về trước, khi tuổi đời còn khá trẻ, giờ đã in sâu trong tâm thức tôi chẳng thể xóa nhòa. Nó luôn hiện hữu trong tôi, ngay những lúc nội tâm an bình và cả những lúc bộn bề tất bật của đời thường đã cuốn tôi đi theo guồng quay hối hả của thời gian.
Mỗi lúc ra đường, bất kỳ lúc nào, tôi cũng thầm niệm câu chú đó từ lúc đi cho đến lúc về nhà. Và xem đó là chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất của đời tôi.
Á hậu doanh nhân - Phan Quỳnh Ngân chia sẻ về cơ duyên đến với đạo Phật
Tử thuở 10, 11 tuổi, tôi đã được cha mẹ cho vào gia đình Phật tử, được Quy y và được tham gia sinh hoạt vào chủ nhật hằng tuần với những bạn cùng trang lứa. Nhưng thực ra hồi ấy, tôi có biết gì về Phật pháp, chỉ muốn đến chùa để được mặc đồng phục váy xanh, áo lam và được gặp gỡ, vui chơi với bạn bè. Sau này lớn lên ở tuổi 18,19 vì việc học tôi phải xa nhà lâu năm, rồi sau đó ra trường làm việc và lập gia đình, tôi không có điều kiện để tiếp tục đến chùa…
Khi đã trưởng thành, hằng ngày, trong công việc, trong sinh hoạt đời thường, tôi nhận thấy chung quanh mình toàn là những chuyện bất công, bất như ý, người ngay, người lương thiện thì gặp phải những cảnh ngang trái, oan khiên, khổ não còn kẻ dối trá, gian tham lại được may mắn, sung sướng hơn người. Thêm vào đó, tôi luôn cảm thấy nội tâm mình bất an mà không biết chia sẻ với ai, bởi nó đâu có hình tướng cụ thể để tiện cho việc giãi bày với những người chung quanh, ngay cả người thân trong gia đình đến những đồng nghiệp ngoài xã hội. Tôi hay trăn trở về điều đó, “Ở hiền gặp lành, gieo gió gặp bão”có phải như vây? Và tôi quyết định tìm hiểu nguyên nhân mặc dù thời gian rảnh rỗi thật hiếm hoi. Sau đó, tôi may mắn đọc được mục nói về “nhân quả” trong một tập kinh mỏng đã mượn được từ một chị bạn đồng nghiệp. Từ đó, tôi đã thoát được những ưu tư, bất ổn triền miên trong tâm thức mình và dẫn tôi đến sự liên tưởng về cuộc đời của đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Ngài là bậc tôn quý trong xã hội, hội đủ tất cả những điều kiện về quyền lực, giàu sang, phú quý, vợ đẹp, con ngoan… thế thì tại sao thái tử Tất Đạt Đa lại từ bỏ tất cả để đi tu?! Và tôi đã tự hóa giải được những nỗi ưu tư, trăn trở của bản thân mình và ngộ ra một điều sâu sắc, bất di, bất dịch: “Cuộc đời là bể khổ trầm luân”. Từ đó, hằng ngày đứng trên bục giảng, tôi luôn tâm niệm là cho tôi hoàn thành trách nhiệm với gia đình trong việc nuôi dạy con cái thành người và nghĩa vụ công đân dối với xã hội (nghỉ hưu). Hằng đêm, tôi sẽ đi chùa, tụng kinh, niệm Phật, ban ngày thì tham gia những hoạt động từ thiện trong khả năng, điều kiện cho phép với suy nghĩ góp một phần bé nhỏ của mình để xoa dịu bớt những nỗi cơ cực, bất hạnh của những người khốn khổ chung quanh mình. Và, tôi đã và đang thực hiện được những điều tôi hằng ao ước: buông bỏ tất cả. Mặc dù nghỉ hưu nhưng nghề nghiệp của tôi vẫn có thể kiếm được tiền không đến nỗi tệ. Tôi an phận vơi cuộc sống đạm bạc vì hiểu rằng “tri túc, thường lạc”.
Cuộc đời tôi đã sang trang từ đó. Được sự dìu dắt của những cô, dì lớn tuổi, tôi đã đến chùa hằng đêm tụng kinh, niệm Phật… thọ Bát quan trai và nhanh chóng hội nhập cùng các bạn đồng tu. Tôi đã thực sự xúc động đến chảy nước mắt khi đọc câu hồi hướng:
“Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử và chúng sanh
Đều trọn thành Phật đạo”
Mặc dù, đối với người học Phật, lời nguyện đó là thường xuyên, không thể thiếu sau mỗi thời kinh. Và điều kỳ diệu thay, những thanh âm của tiếng khánh, tiếng chuông hòa với âm thanh dồn dập, liên hồi, vang vang của tiếng trống vào những đêm rằm 15,30, mồng 1 hằng tháng và vào những ngày lễ lớn ở chùa đã có sức lay động mạnh mẽ tâm hồn tôi, cho tôi những khoảng khắc lắng lòng trở về với bản ngã của chính mình, thức tỉnh tôi hãy mau chóng thoát khỏi bể khổ, nguồn mê để sớm quay về bờ giác “lìa khổ, được vui”. Với tôi, đó là hồi trống tỉnh thức, hồi trống trí tuệ làm tôi đã không ít lần xúc cảm đến rưng rưng nước mắt. Trong quá trình tìm hiểu về giáo lý đạo Phật, tôi nhận ra mục đích cuối cùng của việc tu tập là để thoát khỏi lục đạo luân hồi. Muốn vậy là phải tu theo pháp môn Tịnh độ mà cốt lõi là niệm danh hiệu Phật A-di-đà, tụng kinh Đại thừa Vô lượng thọ, kinh A-di-đà, ăn chay, sám hối…
Một duyên lành đã đến với tôi vào tháng 6 năm 2010. Từ Đà Nẵng, tôi đã đến chùa Hoằng Pháp và được diện kiến thầy Trụ trì, Thượng tọa Thích Chân Tính, điều tôi mong mỏi, tha thiết đã lâu. Sau khi tôi cung kính đảnh lễ thầy và bày tỏ nỗi vui mừng khôn xiết, với lòng từ bi vô lượng, thầy bảo tôi để lại địa chỉ liên lạc, số phone. Từ đó, sau mỗi khóa tu Phật thất, tôi được nhận một hộp đĩa gồm những thời pháp quý báu của quý thầy gửi về từ chùa Hoằng Pháp theo đường bưu điện. Nhờ vậy, tôi có cơ hội hiểu thêm về Phật pháp, về nhân quả, luân hồi, về tín- nguyện-hạnh… là những điều cơ bản mà người học Phật phải hiểu thấu đáo để thực hành trong đời sống hằng ngày cho việc tu tập đạt kết quả tốt đẹp. Muốn vậy, phải biết sám hối tội lỗi, phát Bồ-đề tâm, buông xả tất cả, diệt tham, sân, si, nguồn cội của khổ đau, phiền não, bất hạnh và dũng mãnh tinh tấn tu học để được an lạc trong thực tại và được giải thoát trong tương lai. Cũng từ đó, theo sự chỉ dạy của quý thầy, tôi hiểu được 48 đại nguyện của Phật A-di-đà nên dù đi bất cứ nơi đâu, ở bât cứ nơi nào, đi, đứng, nằm, ngồi, tôi luôn có ý thức giữ tâm thanh tịnh và thầm niệm A-di-đà Phật khi không có điều kiện thuận lợi, như ý. Thêm vào đó, tôi đã nhận được mấy ấn phẩm văn hóa “Hương pháp” tập1, 2 với những bài viết quá hay của quý thầy, với những lời chỉ dạy ân cần, tha thiết, quán triệt lẽ vô thường của cõi trần gian giả tạm, đầy ác trược. Tất cả những duyên lành đó tạo ra một nguồn sức mạnh thôi thúc tôi tìm hiểu sâu hơn về Phật pháp qua việc xem đĩa, đọc kinh, đi chùa lễ Phật hằng đêm và có điều kiện trao đổi, học được bởi những bạn đồng tu, bất kể tuổi tác, để bổ sung cho những gì mà hản thân tôi hiểu chưa được thấu đáo.
Thượng tọa Thích Nhật Từ: Hãy nương tựa vào bản thân, tạo nhân duyên tốt
Một duyên lành nữa đã đến với đạo tràng của chúng tôi là được vân tập về chùa Tân Thái (quận Sơn Trà – TP. Đà Nẵng) và được sự dẫn dắt, chỉ dạy của Đại đức Thích Chúc Tâm, một vị thầy trẻ tuổi, giàu tâm huyết, tha thiết với pháp môn Tịnh độ. Thầy thường xuyên nhắc nhở, động viên mỗi thành viên phải phát Bồ-đề tâm, bố thí, ăn chay, phóng sanh, sám hối và tinh tấn, dũng mãnh trong việc tu tập để thoát khỏi luân hồi sinh tử. Thầy luôn tận dụng thời gian để nói về Phật pháp khi có điều kiện thuận lợi. Mỗi tối, trong mỗi thời kinh, thầy luôn hướng dẫn đạo tràng niệm Phật A-di-đà, xưng tụng danh hiệu Quán Thế Âm, Đại Thế Chí Bồ Tát. Đặc biệt, thầy dành khá nhiều thời gian hướng dẫn đại chúng sám hối rất cụ thể, tỉ mỉ, chu đáo. Trong khoảng khắc đó, lòng tôi bất chợt trào dâng một cảm xúc khó tả đển rưng rưng nước mắt. Từ đó, tôi mới đủ duyên để quán xét, soi chiếu và nhận ra bản thân mình đã phạm quá nhiều tội lỗi mà rõ nhất là ăn thịt chúng sanh (tôi chỉ mới ăn chay được 10 ngày trong một tháng). Tôi được biết dạ dày của con người là nghĩ địa vùi chôn biết bao sinh linh vô tội và chính quả báo đó đã đẩy con người trôi lăn trong lục dạo luân hồi vô lượng kiếp theo luật nhân quả của đạo Phật.
Giờ đây, sắp đến ngày khánh đản Phật A-di-đà (17/11 âm lịch), theo lời khuyên bảo thầy Thích Chúc Tâm, tôi phát nguỵện ăn chay từ ngày 30 tháng 10 âm lịch đến hết ngày 19/11 âm lịch. Và sau đó, nếu đủ duyên, tôi cũng tha thiết đê đầu đảnh lễ mười phương chư Phật gia hộ, độ trì cho tôi có sức khỏe, thực hiện được “trường chay” và ngày càng tinh tấn, dũng mãnh trên bước đường tu tập để tìm cầu sự giải thoát, mục đích tối thượng của người tu học Phật theo pháp môn Tịnh độ. Tôi vẫn thường tâm niệm lời khuyên nhủ của thầy Thích giác Châu:
“Cuộc đời ngắn ngủi có là bao
Cội gốc thương đau cứ vun vào
Mau mau tỉnh giác mà niệm Phật
Để thoát luân hồi vạn kiếp sau”
Đà Nẵng, ngày 04 tháng 12 năm 2011
Phật tử Võ Thị Bích Thu
Pháp danh: Quảng Đông
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Nhất tâm niệm Phật
Góc nhìn Phật tử 10:07 21/11/2024Trong giáo lý của đạo Phật, pháp môn niệm Phật được xem là con đường dễ hành trì, nhưng lại mang đến lợi ích lớn lao cho những ai chí tâm tu tập.
Nhớ về một người Thầy
Góc nhìn Phật tử 09:12 21/11/2024Trong cuộc sống, ắt hẳn rằng mỗi người ai trong chúng ta cũng mong muốn có một cuộc sống thật tốt đẹp và hạnh phúc nhưng đối với tôi một cuộc sống hạnh phúc đã không còn tồn tại vào năm tôi lên ba tuổi khi thần chết đã cướp đi người mẹ mà tôi yêu quý và người cha mà tôi luôn kính trọng.
Những người Thầy khả kính
Góc nhìn Phật tử 21:55 20/11/2024Sự thật thì làm cha mẹ, ai cũng muốn con của mình được sống hạnh phúc, thành công. Họ chấp nhận hy sinh mọi thứ để đánh đổi cuộc đời cho những đứa con thơ, bởi lẽ không có cha mẹ nào mà chẳng thương núm ruột của mình dứt ra.
Đồng tiền có thể tạo ra sự tham lam và sự bất mãn vô tận
Góc nhìn Phật tử 18:30 20/11/2024Trong xã hội hiện đại, đồng tiền đã trở thành một yếu tố quan trọng quyết định đến cuộc sống của chúng ta. Không thể phủ nhận rằng tiền bạc mang lại sự tiện ích và tiến bộ, nhưng khi ta bị chi phối quá mức bởi nó, tiền bạc có thể trở thành cơn ác mộng và làm chúng ta trở thành nô lệ.
Xem thêm