Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 26/05/2023, 20:15 PM

Cốt lõi của sự tu tập (Phần 2)

Để phát sinh và phát triển chánh kiến, hành giả phải học hỏi kinh điển và các thiện tri thức (văn tuệ ), rồi suy tư, điều chỉnh lại các kiến thức đã học (tư tuệ) và cuối cùng ứng dụng chúng để tu tập theo Bát Chánh đạo mà giác ngộ chân lý (tu tuệ).

Siêng tạo các hạnh lành (làm thiện)

Nếu như ngăn tạo ác nghiệp giúp tránh khỏi khổ đau, thì siêng tạo hạnh lành giúp chúng ta tăng trưởng hạnh phúc. Khi thực hành mười phước thiện, chúng ta tích lũy trọn vẹn cả ba dạng phước báu (phước vật, phước đức và phước trí) để thân tâm thường an lạc ở thế gian và siêu thế. Mười phước thiện được chia thành ba nhóm như sau :

- Nhóm bố thí (phước vật) gồm có ba phước thiện là bố thí, hồi hướng và tùy hỷ phước, giúp tiêu trừ tâm keo kiệt và ganh tỵ. Nhóm phước thiện này dễ dược thực hiện nên có phước báu thuộc bậc hạ.

- Nhóm giữ giới (phước đức) gồm có ba phước thiện là giữ giới, cung kính và phục vụ, được biểu hiện qua thân và khẩu, giúp ngăn chặn ác nghiệp và tăng trưởng đạo đức. Nhóm phước thiện này khó được tích lũy hơn nên có phước báu thuộc bậc trung.

- Nhóm hành thiền (phước trí) gồm có bốn phước thiện là nghe pháp, thuyết pháp, hành thiền và chánh kiến, giúp phát sinh và phát triển đầy đủ cả văn tuệ, tư tuệ và tu tuệ để diệt trừ mọi phiền não. Nhóm phước thiện này cực kỳ khó được hoàn thành nên có phước báu bậc thượng.

Cốt lõi của sự tu tập (Phần 1)

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

- Bố thí

Bố thí gồm hai phần phước thiện là bố thí và cúng dường. Bố thí là sự chia sẻ tiền bạc, của cải, tài sản... của mình để giúp đỡ những người khác với tâm từ bi, tôn trọng. Cúng dường là sự đóng góp tài vật của mình đến Tam bảo với tâm cung kính, hộ trì bảo vệ Chánh pháp trường tồn. Bố thí, cúng dường gồm có 3 loại là vật thí (chủ yếu tài vật), pháp thí (chia sẻ giáo pháp) và vô úy thí (đem đến sự bình an, trấn an tinh thần). Để bố thí, cúng dường có phước báu tối ưu, cần có đủ 5 điều :

- Bản thân thí chủ có giới đức và niềm tin trong sạch nơi Tam bảo.

- Đối tượng thọ nhận phải chân chính, có Giới - Định - Tuệ (tốt nhất là cúng dường Tam bảo).

- Vật thí hợp pháp do thí chủ có chánh mạng (nghề nghiệp chân chính không vi phạm ngũ giới và luật pháp thế gian).

- Thí chủ có thiện tâm cúng dường, giúp đỡ đúng lúc, đúng nhu cầu thiết yếu và không làm khổ mình hay chúng sinh khác.

- Thí chủ có trí tuệ tin hiểu nhân quả (vô si), với tâm cung kính, hoan hỷ (vô sân) và hướng tất cả phước báu cho sự giải thoát (vô tham) trong cả 3 thời kỳ: trước khi, đang khi và sau khi bố thí. Khi đó, thí chủ tạo được thiện nghiệp tam nhân (vô tham vô sản và vỏ si), nhân lành giúp tu chứng thiền, đắc Thánh.

- Hồi hướng

Hồi hướng phước là thiện pháp chia sẻ phần phước thiện bố thí, giữ giới, hành thiền ... của mình đến cho thân bằng quyến thuộc còn hiện tại hay đã quá vãng, cùng các chúng sinh nào nghe thấy được, mong tất cả các vị hoan hỷ thọ nhận phần phước thiện này để dược an vui, hạnh phúc, thoát khỏi khổ đau, sớm tu theo Chánh pháp... Với tâm rộng mở, từ bi như vậy, hành giả sẽ được thêm phước hồi hướng.

- Tùy hỷ

Tùy hỷ phước là thiện tâm hoan hỷ khi hay biết, nghe thấy thiện pháp của người khác hay nhớ lại thiện pháp của mình đã làm. Tâm hoan hỷ có thể được thể hiện qua lời nói: “Sadhu ! Sādhu ! Lành thay !”

- Giữ giới

Giữ giới là thiện pháp giữ gìn thân, khẩu cho được thanh tịnh, không vi phạm giới bổn của mình (tùy theo tu sĩ hay cư sĩ) để đem lại sự bình an, tránh làm khổ mình, khó người.

- Cung kính

Cung kính là sự đảnh lễ, cúi đầu với thiện tâm tôn kính, biết ơn một cách trong sạch đến cha, mẹ, ông, bà, thầy, cô, người lớn tuổi, đặc biệt là đến Tam bảo hay những thiện tri thức có Giới Định - Tuệ.

- Phục vụ

Phục vụ là hành động bỏ công sức để hỗ trợ người khác tạo các thiện pháp như làm thiện nguyện, công quả, hỗ trợ khóa thiền, giúp người khác bố thí.. với tâm trong sạch, không chấp công mà chỉ mong muốn người khác lợi lạc. Phước thiện này không những giúp tăng trưởng tâm từ bi mà còn ngăn ngừa, tiêu trừ tâm ngã mạn và đố kỵ.

- Nghe pháp

Phước thiện này có được khi hành giả nghe Chánh pháp với thiện tâm khéo tác ý, học hỏi, chánh niệm, tin kính, khiêm hạ, cởi mở để có văn tuệ, tư tuệ hiểu biết đúng thật tánh của các pháp. Nghe pháp để có kiến thức mà tu tập giải thoát có phước hơn nhiều so với nghe pháp để thuyết giảng lại vì danh lợi.

- Thuyết pháp

Hành giả có khả năng thuyết pháp hay chia sẻ Chánh pháp qua lời nói, tin nhắn, phim ảnh,... giúp người khác tin hiểu Chánh pháp mà tu tập sẽ tạo được phước thiện này. Thuyết pháp với thiện tâm trong sạch để tế độ người sẽ có phước cao thượng hơn nhiều so với thuyết pháp vì danh lợi.

- Hành thiền

Hành thiền là phước thiện bậc cao, giúp hành giả có chánh kiến diệt trừ phiền não (tu tuệ) qua quá trình tu tập Bát Chánh đạo mà giác ngộ chân lý, thành tựu Niết-bàn. Phước thiện này gồm có pháp hành thiền định và pháp hành thiền tuệ.

- Chánh kiến

Chánh kiến là sự thấy biết và tin hiểu đúng đắn Tứ diệu đế, luật nhân quả, nghiệp báo,... và nhất là bản chất vô thường, khổ não, vô ngã của các pháp. Chánh kiến có năm loại:

- Chánh kiến tin hiểu nghiệp và quả của nghiệp;

- Chánh kiến thiền tu;

- Chánh kiến Thánh đạo tuệ;

- Chánh kiến Thánh quả tuệ;

- Chánh kiến quán triệt Thánh đạo, Thánh quà và Niết bàn, phiền não đã diệt, phiền não vẫn còn.

Để phát sinh và phát triển chánh kiến, hành giả phải học hỏi kinh điển và các thiện tri thức (văn tuệ ), rồi suy tư, điều chỉnh lại các kiến thức đã học (tư tuệ) và cuối cùng ứng dụng chúng để tu tập theo Bát Chánh đạo mà giác ngộ chân lý (tu tuệ). Theo Chú giải Pali (bộ Pathikavaggatthakatha)", chánh kiến có vai trò quan trọng trong việc điều hòa và hỗ trợ cho tất cả mười phước thiện, tạo ra thiện nghiệp tam nhân", giúp hành giả tái sinh ở kiếp sau trở thành người tam nhân (cõi người hay cõi Dục thiên) có thể tu chứng thiền, đắc Thánh, thoát khỏi luân hồi sinh tử.

Như vậy, vị nào có giới hạnh trong sạch, tạo mười thiện nghiệp qua thân, khẩu, ý hay tạo phước thiện nào (trong mười phước thiện) trải qua ba thời kỳ tác ý như sau sẽ tạo được thiện nghiệp tam nhân: Có trí tuệ tin hiểu nhân quả (vô si), với tâm hoan hỷ (vô sàn) và hưởng tất cả phước báu cho sự tu tập giải thoát (vô tham) trong cả ba thời kỳ: trước khi, đang khi và sau khi tạo phước thiện.

(còn tiếp). 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tìm hiểu về khả tính thành Phật của nữ nhân

Nghiên cứu 15:00 07/05/2024

Chính từ sự kiện 'nữ nhân khả tính' một phần nhấn mạnh tầm quan trọng của bức thông điệp 'Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành', duy nhất, tuyệt vời chỉ có ở giáo Pháp của đức Phật, cũng là lời khẳng định về tính thống nhất toàn bộ tư tưởng Phật giáo.

Niềm tin và sự khủng hoảng của niềm tin trong lĩnh vực Phật giáo

Nghiên cứu 15:10 02/05/2024

Mục đích bài viết nhằm phân tích để thấy rõ niềm tin của con người và sự khủng hoảng về niềm tin Phật giáo hiện nay, để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và những giải pháp tốt hơn trong tương lai.

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

Nghiên cứu 15:55 17/04/2024

Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.

Phẩm tính quan trọng của một người học trò từ trường hợp Tôn giả Angulimala

Nghiên cứu 10:10 05/04/2024

Angulimala là một người cực ác trong xã hội khiến ai ai cũng khiếp sợ với danh xưng kẻ sát nhân, chỉ duy nhất tình thương của Phật pháp mới khiến tên cướp quay đầu sám hối, từ một kẻ đại ác trở thành Sa môn Thích tử.

Xem thêm