Tu tập và công nghệ
Đứng trước làn sóng Phật tử trẻ thạo công nghệ, các đền chùa Trung Quốc cũng đang dịch chuyển dần vào không gian số. Thay cho các hòm công đức truyền thống, phần lớn chùa đã có thể mã QR để khách tham quan tiện đóng góp.
Người dùng Xiaweiweiyang trên Douyin cho biết cô đã chụp ảnh mã QR của một chùa địa phương để có thể góp tiền công đức bất cứ lúc nào muốn khấn Phật, dù có đang ở chùa hay không.
Một số chùa, trong đó có chùa Jingfeng ở tỉnh Phúc Kiến, đã chuyển hẳn sang thắp hương điện tử. Chỉ với 8,8 tệ (chi trả qua mã QR), khách tham quan đã có thể thắp một nén hương để khấn vái các đấng bề trên.
Một ví dụ nổi tiếng nhất về xu hướng này là chùa Thiếu Lâm, ngôi chùa lừng danh trong các bộ truyện và phim võ hiệp. Dưới sự lãnh đạo của trụ trì Shi Yongxin, được biết đến với danh hiệu "Sư thầy CEO", Thiếu Lâm đã vượt khỏi khuôn khổ núi Thiếu Thất để trở thành một doanh nghiệp lớn mạnh, dù điều này và đời tư của ông cũng gây nhiều tranh cãi. Hoạt động của Thiếu Lâm nay trải dài từ bất động sản, văn hóa đến thương mại điện tử và game nhằm đẩy mạnh các giá trị của Thiếu Lâm tới với khán giả trẻ.
Dù không phải ai cũng có tiềm lực để mở sàn thương mại và làm game như Thiếu Lâm, các chùa nhỏ hơn cũng đang cho thấy sự dịch chuyển mạnh mẽ về hướng trẻ hóa và số hóa. Nhiều chùa, trong đó có Nuonata tại tỉnh Giang Tây, đang thiết kế các khóa thiền ngắn ngày hơn, ít khắc khổ hơn (không ép người tham gia từ bỏ điện thoại hay giao tiếp xã hội).
Các hoạt động cũng được quảng bá nhiều màu sắc hơn thông qua các nền tảng số. Shi Huihai, một hòa thượng tại tỉnh Chiết Giang, đã thu hút hơn 100 triệu lượt theo dõi trên Douyin thông qua các video giảng tư tưởng nhà Phật qua các góc máy đẹp không thua gì phim điện ảnh.
"Chúng tôi cần thêm các nguồn thu để duy trì các chương trình tu thiền miễn phí cho công chúng như hiện tại" - Chuanhua tại chùa Nuonata chia sẻ với The China Project trong lúc đang ngồi tại quầy lưu niệm và quán cà phê trong khuôn viên chùa.
Đền chùa tại Trung Quốc vẫn còn rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, nhưng một số lại chưa phát huy được điều này, dẫn đến thiếu nguồn thu duy trì và tu sửa cơ sở vật chất, theo Niu Ye, một sinh viên ngành du lịch, cũng là Phật tử thế hệ mới, cho biết. "Tôi không thấy việc phát triển kinh tế [tại các chùa] có xung đột gì với giáo lý nhà Phật. Cuối cùng thì các sư thầy vẫn có hóa đơn phải trả mà, đúng không?" - anh nói.
Nguồn: https://cuoituan.tuoitre.vn/
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn
Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.
Tôi tin nhân quả
Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.
Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…
Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.
Phép mầu từ việc niệm danh hiệu Đức Phật Dược Sư
Góc nhìn Phật tử 09:54 02/12/2024Là một Phật tử, tôi luôn tin rằng lời dạy của Đức Phật không chỉ là lý thuyết, mà còn là nguồn năng lượng nhiệm mầu, giúp chúng ta vượt qua những khổ đau và tìm thấy an lạc trong cuộc sống.
Xem thêm