Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 07/05/2021, 11:31 AM

Cốt lõi tinh thần hộ quốc an dân của Phật giáo Việt Nam qua thời đại lịch sử

Phật giáo Việt Nam luôn thể nhập tinh thần sống đạo, đồng nghĩa sống theo tinh thần hộ quốc an dân, được người dân theo Đạo Phật diễn giải rất chân thật, rất triết lý: yêu nước là yêu đạo và yêu đạo chính là yêu nước qua các thời kỳ lịch sử.

Lịch sử của dân tộc ta là lịch sử dựng nước và giữ nước. Từ buổi đầu Phật giáo du nhập vào nước ta bằng con đường hòa bình nên đã có sự gắn bó và hòa nhập với dân tộc. Cốt lõi của Phật giáo Việt Nam là luôn thể nhập tinh thần sống đạo, đồng nghĩa sống theo tinh thần hộ quốc an dân, được người dân theo Đạo Phật diễn giải rất chân thật, rất triết lý: yêu nước là yêu đạo và yêu đạo chính là yêu nước qua các thời kỳ lịch sử. Vì thế, Phật giáo đã nghiễm nhiên trở thành một tôn giáo có tầm ảnh hưởng lớn đối với một dân tộc, một Đạo Phật có nếp sống đạo không chỉ giáo dục tự thân đối với từng cá nhân, gia đình, xã hội mà còn có thể xem như là một học thuyết chính trị giúp dân tộc Việt chống lại bất cứ kẻ thù nào đến xâm lược nhằm bảo tồn bản sắc nền văn hóa quốc gia, bảo vệ chủ quyền độc lập trọn vẹn biên cương lãnh thổ, xây dựng quốc gia hưng thịnh, chung sống hòa bình.

Cốt lõi của tinh thần hộ quốc an dân được biểu hiện đầu tiên là Phật giáo Việt Nam bao giờ cũng đặt sự tồn vong, sự phát triển của mình trong sự tồn vong và phát triển chung của dân tộc. Điều đó có nghĩa đời sống sinh hoạt Phật giáo người Việt luôn song hành với đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục của đất nước. Và thực tế, dân tộc Việt từ buổi đầu Công Nguyên trải nghìn năm đấu tranh để chống lại sự đồng hóa phương Bắc để tồn tại, Phật giáo hẳn nhiên cũng trực tiếp tham gia đồng hành cùng cả dân tộc để bảo vệ sự tồn vong chính mình. Đến khi nước nhà giành được độc lập, ý thức tự chủ của dân tộc càng được phát huy cao độ dưới sự lãnh đạo của các minh quân là những Phật tử thuần thành thì Phật giáo càng có điều kiện phát triển và ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng. Thời này không chỉ bó hẹp trong khuôn viên nhà chùa, lo truyền đạo, chăm sóc phần hồn cho con người mà còn đóng góp nhiều công sức trong công cuộc kiến thiết đất nước. Và như thế, các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần đã chủ trương xây dựng Đại Việt thành Phật quốc ngay giữa cõi đời. Do đó, Phật giáo và dân tộc Việt đã làm nên hào khí Đông A ngút trời của một thời đại Lý – Trần.

Sự ra đời của Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Cả hai nguồn sức mạnh Yêu nước – Yêu đạo này hóa thành sức mạnh đoàn kết vô biên, nó nhấn chìm bao nhiêu sức mạnh vũ khí, bom đạn tàn khốc nhất của đế quốc Mỹ, cả dân tộc đứng lên với lời thệ nguyện: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một.

Cả hai nguồn sức mạnh Yêu nước – Yêu đạo này hóa thành sức mạnh đoàn kết vô biên, nó nhấn chìm bao nhiêu sức mạnh vũ khí, bom đạn tàn khốc nhất của đế quốc Mỹ, cả dân tộc đứng lên với lời thệ nguyện: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một.

Chính tinh thần hộ quốc an dân này đã làm cho Phật giáo Đại Việt bấy giờ có một đặc trưng riêng biệt, trở thành lực lượng tham gia vũ đài chính trị với một hệ thống tổ chức Phật giáo chặt chẽ tiêu biểu để chống lại sự đồng hóa của các thế lực phương Bắc.

Việc nhà sư Ngô Chân Lưu đã được Ngô Quyền, Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành phong làm Tăng thống, ban chức Quốc sư, làm cố vấn cho triều đình; nhà vua còn ban hiệu Khuông Việt đủ để chứng tỏ vai trò và vị trí của Phật giáo đối với đất nước. Thiền sư Đỗ Pháp Thuận là “người có công dự bàn sách lược”, đại diện triều đình để tiếp sứ thần nhà Tống cùng với Khuông Việt Quốc sư, làm cho sứ thần phải kính nể”. Thiền sư Vạn Hạnh không chỉ đảm nhận vai trò cố vấn triều đình nhà Tiền Lê mà còn là người có công đưa Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế. Và còn có rất nhiều Thiền sư khác nữa đã đóng góp công sức của mình cho công cuộc xây dựng đất nước như Mãn Giác, Nguyễn Minh Không, Giác Hải, Viên Thông, Từ Đạo Hạnh đời Lý, Quốc sư Trúc Lâm, Đại Đăng đời Trần. Những điều vừa nêu trên đủ để khẳng định vai trò Phật giáo đối với sứ mệnh dân tộc là rất lớn. Bởi Đạo Phật sau một thời gian dài được truyền vào nước ta lúc này đã được “bản địa hoá”.

Chính Phật giáo thể nhập vào đời sống văn hóa Việt mà vào thời Lý – Trần đã định hình cho Phật giáo Nhất tông ra đời sau khi hợp nhất ba thiền phái: Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường vào đời Trần. Một tổ chức Phật giáo thống nhất đầu tiên trong lịch sử Phật giáo nước nhà từ trong ý chí, tư tưởng, đường lối, phương thức điều hành, cho đến hình thức sinh hoạt tín ngưỡng, đã tạo ra các giá trị văn hóa, văn học qua những tác phẩm tiêu biểu của Thiền sư, Phật tử để lại cho đời. Hầu hết các tác phẩm họ tham gia sáng tác đều xoay quanh vấn đề chính trị, hoặc các chủ đề khác nhau nhưng vẫn bày tỏ tấm lòng yêu nước, yêu đạo của mình liên hệ đến vấn đề quốc gia, dân tộc. Chính đây là cơ sở, là diện mạo làm nên nét đặc trưng toàn bộ thơ văn Phật giáo Đại Việt thời Lý – Trần. Thực tế, những tác phẩm mang âm hưởng chính trị rõ nét như bài Quốc Tộ của Thiền sư Pháp Thuận nói về vận nước; cho đến bài Thị Đệ Tử của Thiền sư Vạn Hạnh diễn dịch triết lý hành động, suy nghĩ về đạo đức con người trước sự thịnh suy cuộc đời; rồi đến lời khuyên của Quốc sư Phù Vân trên núi Yên Tử đối với vua Trần Thái Tông khiến vua trở thành bậc minh quân, cũng là thiền gia chứng ngộ, với những tác phẩm thiền học đầy chất thi ca văn học cho cả thời đại.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam vững vàng đường hướng dân tộc - đạo pháp - chủ nghĩa xã hội

Sứ mệnh người Phật tử Việt Nam hôm nay thể hiện tinh thần yêu đạo chính là tu đạo, hành đạo thiết thực để viết nên những trang sử mới bằng một sự chuyển hóa nội tâm, thăng tiến trí tuệ, phát huy sức mạnh sự sáng tạo, chia sẻ tài nguyên là thực thi góp phần xây dựng đất nước hưng thịnh và phát triển vững bền.

Sứ mệnh người Phật tử Việt Nam hôm nay thể hiện tinh thần yêu đạo chính là tu đạo, hành đạo thiết thực để viết nên những trang sử mới bằng một sự chuyển hóa nội tâm, thăng tiến trí tuệ, phát huy sức mạnh sự sáng tạo, chia sẻ tài nguyên là thực thi góp phần xây dựng đất nước hưng thịnh và phát triển vững bền.

Quan trọng hơn nữa, trong quá trình dựng nước và giữ nước cần được bàn đến là mối quan hệ giữa Phật giáo và nhà nước qua các triều đại, qua các thời kỳ, bao giờ cũng song hành cùng nhau tồn tại và phát triển. Minh chứng cho tinh thần hộ quốc an dân được từ thời buổi đầu bình minh lịch sử Phật giáo Việt Nam khi Mâu Tử đại diện cho giới Phật giáo Việt Nam nói về chức năng và nhiệm vụ của Phật giáo thông qua sự phát biểu về con đường Phật giáo: “Ở trong nhà là hiếu thảo mẹ cha, ra ngoài xã hội thì phải hộ quốc an dân, ngồi một mình thì phải biết tu thân”. Đây chính là cơ sở, động lực mà giới Phật tử Việt Nam làm hết lòng với đạo pháp là chung lòng với dân tộc tạo thành sức mạnh vô biên, một nội lực thâm hậu thúc đẩy sự phát triển đất nước. Do đó, mối lương duyên tình sâu nghĩa đậm giữa Phật giáo và Dân tộc là mạch nguồn của nội lực cộng sinh bất khả tư nghì để viết lên những trang sử hào hùng của Dân tộc Việt Nam qua các thời đại.

Đó cũng là câu trả lời của các Thiền sư Phật tử tham gia đóng góp cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước không bao giờ đòi hỏi đất nước bất cứ điều gì mà chỉ nghĩ mình đã đóng góp gì cho đất nước. Chính điều này mà các nhà lãnh đạo quốc gia và nhân dân qua từng giai đoạn, thời đại đặt trọn niềm tin vào giới Phật giáo trong quá trình hội nhập, phát triển đất nước. Thế nên, trên lĩnh vực văn học, văn hóa nước nhà, thơ văn của các Thiền sư Phật tử bao giờ cũng cất lên tiếng nói yêu thương suy ngẫm về những thân phận con người, những nỗi niềm ưu đời mẫn thế, hoặc cất lên lời tán dương thiên nhiên hữu tình với bao kỳ quan của đất nước, thậm chí ghi lại sự trực cảm tâm linh trước giờ phút chứng ngộ, cũng không đi ra ngoài việc trả lời câu hỏi con đường Phật giáo là gì mà chúng ta đã nêu. Điều này càng khẳng định chủ trương của Phật giáo Việt Nam trước sau như một là đặt sự tồn vong và phát triển của chính mình trong sự tồn vong và phát triển của dân tộc. Dưới thời Lê – Nguyễn, Phật giáo đã cùng dân tộc hóa giải bao đau thương từ cuộc phân tranh Đàng Trong và Đàng ngoài, kết quả giang sơn về cùng một mối trên dải đất thiêng liêng của Tổ quốc. Trong cuộc hành trình này, dân tộc Việt không chỉ giữ nước, dựng nước mà còn mở nước bằng sức mạnh đoàn kết toàn dân:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương,

Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Hay:

“Mỗi người mỗi nước mỗi non,

Khi vào cửa Phật là con một nhà”.

Chính sự hội tụ bằng chất liệu yêu thương và hiểu biết giáo lý Phật đà, triết lý sống hành thiện, thương người, yêu quê hương xứ sở của người dân Việt mà 54 dân tộc anh em đã chung sống thanh bình trong một Đại gia đình Việt Nam có truyền thống văn hóa lịch sử nghìn năm văn hiến. Đây cũng xem như một đặc trưng của Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử, suy cho cùng, chính sự hiện thực hóa của tinh thần hộ quốc an dân đã được Phật giáo đồ Việt Nam một lòng vận dụng trong tiến trình tham gia đóng góp cho sự nghiệp xây dựng quốc gia Việt Nam thanh bình và hưng thịnh mãi mãi. Khi Pháp xâm lược nước ta đem theo một nền văn hóa nô dịch thực dân, song hành cùng dân tộc trong phong trào cứu quốc, một lần nữa tinh thần hộ quốc an dân được hiện thực hóa bằng phong trào Chấn hưng Phật giáo, một mặt Phật giáo chủ trương cải cách Đạo Phật theo xu hướng thời đại, Việt hóa Đạo Phật, nâng cao dân trí, khai mở tuệ giác người dân Phật tử sống đúng chánh pháp và luật nghi; một mặt khuyến bảo, mời gọi người dân Phật tử đứng lên tham gia hội nhập phong trào cứu quốc, tức là cùng nhau cứu đạo. Trong thời kỳ này, ta chẳng ngạc nhiên gì khi sử sách còn lưu danh hình ảnh “cởi áo nhà Sư mặc áo chiến bào” trên các trận địa kinh hoàng, để rồi dòng máu Lạc Việt tan chảy thấm vào từng mảnh đất, gốc cây làng mạc Việt Nam, tưới tẩm cho sự sống mới của con cháu sau này.

Bước khởi đầu công cuộc vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam

Chính sự hội tụ bằng chất liệu yêu thương và hiểu biết giáo lý Phật đà, triết lý sống hành thiện, thương người, yêu quê hương xứ sở của người dân Việt mà 54 dân tộc anh em đã chung sống thanh bình trong một Đại gia đình Việt Nam có truyền thống văn hóa lịch sử nghìn năm văn hiến.

Chính sự hội tụ bằng chất liệu yêu thương và hiểu biết giáo lý Phật đà, triết lý sống hành thiện, thương người, yêu quê hương xứ sở của người dân Việt mà 54 dân tộc anh em đã chung sống thanh bình trong một Đại gia đình Việt Nam có truyền thống văn hóa lịch sử nghìn năm văn hiến.

Và không ai khác hơn, khi đối diện cuộc chiến vệ quốc thần thánh hào hùng với đế quốc hùng mạnh nhất, chưa bao giờ dân tộc Việt Nam chùn bước, một lần nữa, tinh thần yêu nước lại càng trỗi lên hơn bao giờ hết. Cũng trong thời khắc lịch sử đó, người Phật tử Việt Nam lại thể hiện tinh thần yêu đạo là yêu nước để bảo vệ giang sơn cũng là bảo vệ nguồn mạch chánh pháp Đạo Phật Việt Nam hun đúc từ trong di sản văn hóa con người Việt Nam.

Chính cả hai nguồn sức mạnh Yêu nước – Yêu đạo này hóa thành sức mạnh đoàn kết vô biên, nó nhấn chìm bao nhiêu sức mạnh vũ khí, bom đạn tàn khốc nhất của đế quốc Mỹ, cả dân tộc đứng lên với lời thệ nguyện: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi” và kết quả Bắc Nam sum họp một nhà. Trong diễn trình đó, một người dân Phật tử là một một tấm lòng yêu nước, một thành trì bảo vệ đất nước; mỗi ngôi chùa là mỗi căn cứ địa của “hồn thiêng đất nước”, xứng danh sử sách muôn đời ca ngợi:“Mái chùa che chở hồn dân tộc, Nếp sống muôn đời của Tổ Tông”. Kết quả, sau 30 năm đứng lên giành độc lập, thống nhất đất nước, cả dân tộc Việt hoàn thành cuộc chiến tranh thần thánh nhất trong lịch sử chống ngoại xâm, có thể cất lên khúc khải hoàn thắng lợi: Nước Việt Nam từ máu lửa, Rũ bùn đứng dậy sáng lòa!

Từ đây, lịch sử dân tộc ta bước qua một trang sử mới hào hùng của thời đại hội nhập và phát triển theo xu hướng toàn cầu hóa của hôm nay và ngày mai. Chưa bao giờ Phật giáo đứng trước một vận hội mới đầy thách thức mới của xu hướng thời đại. Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra đời vào năm 1981, đã mở ra trang sử huy hoàng cho lịch sử Phật giáo Việt Nam cho cả thời đại mới. Nó không chỉ tạo ra bản sắc Phật giáo Việt Nam mà còn tác động mạnh mẽ vào đời sống chính trị, văn hóa, xã hội nước nhà. Tiềm lực dân tộc trước hết nằm ở lòng yêu nước của toàn dân để xây dựng Việt Nam thành một quốc gia hùng cường mà còn có sự chung lòng đóng góp của người Phật tử Việt Nam biết yêu đạo là yêu nước để đóng góp cho quốc gia, cho công cuộc xây dựng vì mục tiêu “dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh”. Để hiện thực hóa tinh thần hộ quốc an dân trong thời đại mới, mọi người dân Phật tử Việt Nam cần hiểu yêu nước là yêu đạo, yêu gia đình là yêu cha mẹ, bà con, yêu mối tình vợ chồng, con cái trẻ thơ, yêu mộ phần tổ tiên ông bà, yêu hồn thiêng sông núi nuôi dưỡng con người. Nói cách khác hạnh phúc của dân tộc Việt Nam được xây dựng trên nền tảng mỗi công dân Việt là mỗi người biết sống theo nếp sống đạo đức hoàn thiện và trí tuệ khai mở trong thời đại mới. Thời đại đất nước ta đang trên đà phát triển và hội nhập vào nền kinh tế thị trường thế giới. Đời sống sinh hoạt của Phật giáo cũng theo bối cảnh, xu hướng toàn cầu hóa mà vận hành. Huống chi thuộc tính của Phật giáo là duyên khởi tính, vì thế Phật giáo cũng năng động, uyển chuyển để hộ quốc an dân trong quá trình hội nhập trên mọi phương diện từ trong đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật.  

Truyền thống nhập thế sinh động của Phật giáo Việt Nam

Trách nhiệm mỗi người Phật tử là tích cực học đạo, hành đạo tùy theo từng thời đại, hoàn cảnh với tính đa dạng của nền kinh tế thị trường mà tham gia tích cực đóng góp cho tự thân, gia đình và xã hội.

Trách nhiệm mỗi người Phật tử là tích cực học đạo, hành đạo tùy theo từng thời đại, hoàn cảnh với tính đa dạng của nền kinh tế thị trường mà tham gia tích cực đóng góp cho tự thân, gia đình và xã hội.

Việc hoàn thiện đạo đức và sở hữu trí tuệ mỗi cá nhân là thuộc tính Đạo Phật mà dân tộc ta tiếp thu vào triết lý sống của người Việt. Bản chất của nền kinh tế thị trường đòi hỏi sự tư duy sáng tạo để tạo ra các sản phẩm mới phục vụ tiện nghi đời sống con người trong chiều hướng cạnh tranh công bằng. Ưu việt của nền kinh tế thị trường sẽ tạo ra động lực phát khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, làm đòn bẩy cho xã hội phát triển trên mọi lĩnh vực. Do đó, khi kinh tế đất nước phát triển mạnh mẽ thì sự sinh hoạt Phật giáo ắt hẳn phát triển. Cũng dễ hiểu, tiềm lực của Phật giáo Việt Nam không chỉ nằm trong giới xuất gia mà còn chứa đựng trong khối đại đoàn kết của quần chúng Phật tử. Giáo lý Phật giáo là giáo lý thể hiện tính hội nhập trên tinh thần duyên khởi. Trên lĩnh vực văn hóa, truyền thông, những năm gần đây, Phật giáo Việt Nam không ngừng chia sẻ tài nguyên trí tuệ không biên giới với những tài nguyên xây dựng con người lý tưởng Bồ tát hạnh, mẫu người lấy trí tuệ làm sự nghiệp để phổ cập đến mọi người. Khi con người có trí tuệ và đạo đức hiền thiện thì mới hội đủ điều kiện “cần” và “đủ” để sẻ chia, thông cảm, hóa giải những bất đồng, những nghịch duyên thiên tai, đại dịch, biến đổi khí hậu xâm thực văn hóa…trong bối cảnh lịch sử, thời đại mới với những con người mới để làm nên lịch sử thời đại.

Như thế, trách nhiệm mỗi người Phật tử là tích cực học đạo, hành đạo tùy theo từng thời đại, hoàn cảnh với tính đa dạng của nền kinh tế thị trường mà tham gia tích cực đóng góp cho tự thân, gia đình và xã hội. Sứ mệnh người Phật tử Việt Nam hôm nay thể hiện tinh thần yêu đạo chính là tu đạo, hành đạo thiết thực để viết nên những trang sử mới bằng một sự chuyển hóa nội tâm, thăng tiến trí tuệ, phát huy sức mạnh sự sáng tạo, chia sẻ tài nguyên là thực thi góp phần xây dựng đất nước hưng thịnh và phát triển vững bền.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tính tất yếu và giá trị lịch sử sự ra đời Giáo hội Phật giáo Việt Nam năm 1981

40 năm Giáo hội 12:30 26/04/2022

Sự thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam là kết quả của quá trình vận động lâu dài, bền bỉ và hợp quy luật khách quan, đáp ứng yêu cầu lịch sử đặt ra.

Kỷ cương là nền tảng cho sự ổn định và phát triển bền vững của Giáo hội Phật giáo Việt Nam

40 năm Giáo hội 12:59 22/02/2022

Những thách thức khó khăn do yếu tố chủ quan lẫn khách quan mà chúng tôi đề cập ở đây chính là vấn đề kỷ cương trong sinh hoạt Giáo hội hiện nay.

Chặng đường 40 năm Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam

40 năm Giáo hội 11:10 08/11/2021

Đạo Phật đi vào cuộc đời, đánh thức trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân, và cả những người tu sĩ ! Giáo lý của nhà Phật không cho phép chúng ta có quyền cao hơn một quốc gia dân tộc mà phải dấn thân, phụng sự nơi quốc độ mà ta có duyên đầu thai vào, giữ gìn sự chung thủy sắc son.

Toàn văn phát biểu của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại Lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN

40 năm Giáo hội 08:51 08/11/2021

Sáng ngày 07/11/2021, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã long trọng tổ chức Đại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Giáo hội (07/11/1981 – 07/11/2021) với sự tham dự của chư Tôn giáo phẩm Ban Thường trực HĐCM, Ban Thường trực HĐTS, 13 Ban, Viện Trung ương Giáo hội, Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh, thành.

Xem thêm