Cư sĩ tại gia có thể thuyết pháp, giảng kinh được không?
Thuyết pháp, giảng kinh là công việc tiếp nối huệ mạng Phật, là trách nhiệm chung của tất cả Phật tử có khả năng làm việc này. Phật tử xuất gia hay tại gia đều có thể thuyết pháp, giảng kinh.
>>Những giáo lý Phật giáo nên đọc
Ngày xưa có hai vị Phật xuất hiện trên thế gian này để vì chúng sanh mà nói pháp. Hai vị Phật này là Thích Ca Mâu Ni Phật và cư sĩ tại gia Duy Ma Cật.
Hòa thượng Tịnh Không nói: "Phật tử xuất gia thuyết pháp là tiếp nối sự nghiệp của Thích Ca Mâu Ni Phật và Phật tử tại gia thuyết pháp là tiếp nối sự nghiệp của cư sĩ tại gia Duy Ma Cật. Phật Thích Ca Mâu và Cư sĩ Duy Ma Cật đều là hai vị Phật xuất hiện ở thế gian chúng ta cùng một lúc, chỉ là Thị hiện với hai địa vị khác nhau, xuất gia và tại gia".
Hoặc một khuôn mặt Phật tử lớn đã cống hiến nhiều công lao trong việc chấn hưng và xây dựng Phật giáo phương Nam cũng là cư sĩ tại gia đó là cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền. Cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền là cư sĩ thuyết pháp thường xuyên tại chùa Xá Lợi (Phường 7, Quận 3, Hồ Chí Minh) - hơn 10 năm.
Cụ là đệ tử của HT.Thích Hành Trụ, giảng sư Phật học tại chùa Long An, được ngài đặt cho pháp danh Chánh Trí. Cũng như bác sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám, từ ngày quy y cụ đã ăn chay trường và tận tụy phục vụ đạo pháp không biết mệt mỏi.
Nói về công nghiệp hoằng pháp, cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền đã để lại ba dấu ấn quan trọng cho hàng hậu học. Đó là cụ đã thể hiện trọn vẹn vai trò của người cư sĩ Phật tử đức độ trong quan trường. Cụ thành lập Hội Phật Học Nam Việt và đứng ra xây dựng ngôi chùa lịch sử Xá Lợi, làm trụ sở cho hội, hoằng pháp cộng đồng qua các công trình nghiên cứu, dịch thuật, biên tập và xuất bản kinh sách cũng như ra báo Phật giáo hàng tháng.
Hơn cả việc thuyết pháp, cụ Chánh Trí Mai Thọ Truyền là tác giả nhiều tựa sách Phật học, chủ bút tạp chí Phật học Từ Quang, giảng dạy tăng ni nhất là khi Viện Đại học Vạn Hạnh đặt cơ sở tại chùa Xá Lợi.
Ở Trung Kỳ có cư sĩ Lê Đình Thám - Tâm Minh hiện thân cư sĩ Phật tử tại gia, nhưng công đức giáo dục đào tạo tăng tài để truyền bá chính pháp Phật đà thật cao cả, hậu thế mãi mãi tán dương công đức. Lãnh đạo chấn hưng Phật học Trung kỳ năm 1932, vào thời ấy, ngoài cư sĩ Lê Đình Thám - Tâm Minh chưa có vị nào đủ duyên làm nên công hạnh vĩ đại như thế. Cư sĩ Lê Đình Thám là ngọn đuốc tiên phong trong phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam do Tổ sư Lê Khánh Hòa (1877-1947) khởi xướng, hòa cùng nhịp với phong trào chấn hưng Phật giáo Trung Hoa và các quốc gia lân bang.
Lịch sử Chấn hưng Phật giáo Việt Nam, đặc biệt ở miền Bắc, cũng đã ghi nhận việc thuyết pháp của nhiều cư sĩ Phật giáo trong những năm 1930-1940 tại chùa Quán Sứ, Hà Nội như Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha.
Từ những dẫn chứng đã nêu trong lịch sử Phật giáo Việt Nam hiện đại, ở cả ba miền, cư sĩ đăng đàn thuyết pháp là việc bình thường, đóng góp cho hoạt động hoằng pháp. Thậm chí, trong thời kỳ chấn hưng Phật giáo ở miền Bắc những năm 1930-1940, việc thuyết pháp hầu hết do cư sĩ đảm nhiệm.
Chúng ta thấy có khác biệt vì tâm có phân biệt chấp trước nhưng Phật, Bồ-tát chẳng có cái phân biệt chấp trước này. Ngày xưa, khi Duy Ma Cật thuyết pháp, các vị đại đệ tử của Phật như Xá Lợi Phất, Đại Mục Kiên Liên, Ca Diếp... khi đến nghe pháp của Ngài cũng phải cung kính đỉnh lễ và nhiễu Ngài ba vòng, không khác gì với cách thức mà họ đỉnh lễ với đức Bổn Sư Phật Thích Ca Mâu Ni. Đó là cách tỏ lòng cung kính với bậc Thầy truyền dạy pháp cho họ. Các Ngài chẳng có tâm phân biệt chấp trước đối với Thầy xuất gia hay Thầy tại gia, một chút cũng chẳng có.
Tuy nhiên vẫn có nhiều người đối với Thầy xuất gia thì tỏ lòng cung kính một cách khác biệt và đối với "Thầy" tại gia thì không mấy cung kính. Đó chính là do nơi tâm phân biệt chấp trước, không thanh tịnh bình đẳng của họ vậy.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi
Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...
Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây
Góc nhìn Phật tử 08:30 02/11/2024Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.
Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên
Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.
Trăm năm thoáng chốc mộng nhân sinh
Góc nhìn Phật tử 19:00 31/10/2024Gom lấy trăm năm đổi tình, tiền/ Lòng trần được mấy phút an yên? / Lợi danh rồi cũng vô thường mất/ Để cả hư tâm gánh muộn phiền...
Xem thêm