Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 09/03/2020, 18:51 PM

Cúng giỗ như thế nào thì ông bà mới được lợi ích và khỏi tội?

Thay vì giết hại sinh vật để cúng tế gây thêm nghiệp sát cho ta và cho ông bà ta, thì tại sao ta không cúng bằng những thực phẩm chay thuần khiết, nó vừa đơn giản mà cũng không có gây ra tội lỗi. Như thế thời cả hai kẻ còn và người mất đều có lợi lạc vậy.

Người học Phật có nên chọn ngày tốt và xem phong thủy?

Hỏi: Kính bạch thầy, gia đình và dòng họ con mỗi lần vào dịp cúng giỗ ông bà thường hay giết gà hoặc mua thịt để cúng, hầu hết người Hoa là như vậy (con dân tộc Hoa). Sau khi đọc nghiên cứu kinh sách của Phật giáo thì con đã nhận ra là hồi đó tới bây giờ ông bà ta đã làm sai, con đã góp ý cho ba nhưng ba con cố chấp nói đó là phong tục của ông bà để lại không thể thay đổi và ông cũng không tin vào nhân quả nghiệp báo.

Con thấy như vậy rất buồn, vì không biết thì thôi chứ biết rồi mà vẫn còn làm sai con chịu không được. Bây giờ con không biết phải làm sao để cho ba con thay đổi xin thầy hãy giúp con. Cám ơn thầy.

Đạo Phật dạy ta, một niềm tin không điều động bởi lý trí sáng suốt thì đó là niềm tin mù quáng phản chân lý.

Đạo Phật dạy ta, một niềm tin không điều động bởi lý trí sáng suốt thì đó là niềm tin mù quáng phản chân lý.

Đáp: Qua câu hỏi này tôi rất cảm thông cho tấm lòng tốt của Phật tử. Tuy nhiên, Phật tử nên biết, niềm tin không thể ép buộc mà có được. Niềm tin đối với con người rất là hệ trọng. Mỗi người đều có những niềm tin khác nhau. Mỗi người đều có căn duyên và nghiệp quả sai biệt. Thường trong nhà Phật có nêu ra hai loại nghiệp: Biệt nghiệp và Cọng nghiệp. Biệt nghiệp là tập quán hay thói quen riêng của mỗi người. Tập quán nầy là do sự huân tập ở môi trường xã hội mà có. Còn cọng nghiệp là nghiệp chung của nhiều người. Nói cách khác là tập quán phong tục của một cộng đồng.

Như Phật tử nói, dòng họ của Phật tử mỗi khi cúng giỗ thì ông bà thường hay giết gà hay mua thịt để cúng, hầu hết người Hoa là như vậy. Đây là một tập quán chung của cộng đồng người Hoa. Tập quán này do từ ông bà tổ tiên truyền lại. Tuy nhiên, không có tập quán nào là cố định cả. Bởi tập quán cũng do con người tạo ra mà thành. Thế thì ta cũng có quyền cải đổi tập quán, nếu xét thấy tập quán đó lỗi thời không còn phù hợp với thời đại văn minh tân tiến nữa. Nhất là không phù hợp cho đời sống hướng thượng đạo đức tâm linh của ta. Nếu duy trì một tập quán mà có hại cho ta và rộng ra là cho cả nhân quần xã hội thì, ta nên cương quyết mạnh dạn dứt khoát từ bỏ tập quán đó.

Hiện chúng ta đang sống trong thời đại văn minh khoa học, những tập tục nào còn mang tính cách mê tín dị đoan, chắc chắn tập tục đó sẽ bị đào thải, vì không thể tồn tại dưới ánh sáng văn minh chiếu soi của khoa học. Đạo Phật dạy ta, một niềm tin không điều động bởi lý trí sáng suốt thì đó là niềm tin mù quáng phản chân lý. Thay vì giết hại sinh vật để cúng tế gây thêm nghiệp sát cho ta và cho ông bà ta, thì tại sao ta không cúng bằng những thực phẩm chay thuần khiết, nó vừa đơn giản mà cũng không có gây ra tội lỗi. Như thế thời cả hai kẻ còn và người mất đều có lợi lạc vậy.

Bổn phận của một người tu đối với quê hương dân tộc như thế nào?

Thật ra ngày kỵ giỗ chẳng qua đó là một kỷ niệm nhằm để tưởng nhớ đến thâm ân của người đã khuất. Mục đích cũng là để nhắc nhở cho những người còn sống nên noi theo tấm gương tốt của người đã mất.

Thật ra ngày kỵ giỗ chẳng qua đó là một kỷ niệm nhằm để tưởng nhớ đến thâm ân của người đã khuất. Mục đích cũng là để nhắc nhở cho những người còn sống nên noi theo tấm gương tốt của người đã mất.

Cúng giỗ tổ tiên ông bà là một tập tục thuần mỹ cao đẹp, bởi đó là một truyền thống văn hóa cổ truyền của một dân tộc mà chúng ta cần phải có bổn phận duy trì. Thật ra ngày kỵ giỗ chẳng qua đó là một kỷ niệm nhằm để tưởng nhớ đến thâm ân của người đã khuất. Mục đích cũng là để nhắc nhở cho những người còn sống nên noi theo tấm gương tốt của người đã mất. Và đó cũng còn là để bày tỏ mối dây tình cảm thiêng liêng giữa người sống và người chết. Đã là kỷ niệm thì đâu cần phải sát sanh hại vật cúng tế bày biện linh đình. Thực tế, thì có ông bà nào hiện về hưởng dụng những thứ đó đâu. Thử hỏi một năm con cháu mới cúng cho ông bà ăn một lần, vậy thì còn lại 364 ngày khác ông bà ăn uống ở đâu? Nếu không có ai cúng thí thì ông bà chắc phải đói khát. Như vậy, vô tình chúng ta lại bỏ đói ông bà của chúng ta rồi.

Thật ra, đâu có ông bà nào phải chịu đói khát chờ đợi một năm mới được hưởng dụng của con cháu cúng cho ăn một lần. Giả như khi cúng mà ông bà hiện về ăn uống thì chúng ta nghĩ sao? Chắc là ai nấy cũng đều khiếp đảm run sợ mà bỏ chạy trốn hết. Thế thì, cuối cùng ai là người hưởng thụ những vật thực cúng đó? Tất nhiên là ta và thân nhân bạn bè thân thuộc của ta. Viện cớ là cúng cho ông bà rồi giết hại nhiều sinh vật để con cháu thân nhân bạn bè tiệc tùng ăn nhậu thỏa thuê cho khoái khẩu. Như vậy, kể ra cũng thật đáng xót thương và tội nghiệp cho ông bà ta lắm! Nghĩa là ông bà không có ăn được gì mà phải chịu mang tai tiếng và thậm chí còn phải chịu tội vạ lây nữa.

Thay vì ông bà được siêu thoát thì ta lại tạo thêm nghiệp sát làm cho chúng sinh phải đau khổ vì mình. Như vậy thử hỏi có lợi ích gì không? Hay là chỉ làm khổ thêm cho ông bà của chúng ta mà thôi! Còn sống không cho ăn đợi đến sau khi chết rồi làm cổ tiệc linh đình để cho ai ăn? Nếu mình thật sự thương ông bà cha mẹ của mình thì mình không nên làm cho ông bà cha mẹ mình phải chịu thêm nhiều khổ lụy. Nếu mình và họ hàng thân thuộc chưa có thể ăn chay được, thì mình cũng có thể nấu cúng cho ông bà một mâm cơm chay riêng. Còn phần mình và họ hàng bạn bè thân thuộc tùy ý muốn đãi như thế nào cũng được. Như thế, ông bà sẽ khỏi mang tiếng là vì ông bà mà mình sát sanh hại vật. Tội ai gây thì người đó phải chịu nhận lấy. 

Nhờ học hỏi giáo lý Phật dạy nên Phật tử đã ý thức được việc sát sinh hại vật là một trọng tội. Do vậy, vì thương cha nên Phật tử mới khuyên cha thay đổi việc cúng đó bằng cách là đừng giết hại sinh vật nữa. Nhưng rất tiếc là người cha không chịu nghe và ông cũng không tin nhân quả nghiệp báo. Thế là Phật tử mới đâm ra âu lo buồn lòng! Điều này chứng tỏ Phật tử là người con có hiếu không muốn cho cha mình phải gây thêm tội sát sanh mà phải mang tội khổ. Nhưng xin thưa với Phật tử, trong Kinh có nêu ra một hạng chúng sinh gọi là Nhứt xiển đề, Trung Hoa dịch là Bất tín cụ. Nghĩa là hạng người này họ không có đủ niềm tin. Như Phật tử đã nói, ông thân của Phật tử không tin vào nhân quả nghiệp báo. Một người khi đã có định kiến cố chấp như thế, muốn chuyển hóa họ bỏ đi một định kiến sai lầm thì thật không phải là chuyện dễ dàng. Vì lúc nào họ cũng bảo thủ cái định kiến của họ. Điều này tôi thành thật khuyên Phật tử nên cố gắng kiên nhẫn, đừng bao giờ tỏ thái độ mình là người hiểu đạo rồi khuyên ông phải làm như thế này hay như thế kia.

Có mấy loại mạn trong Phật giáo?

Vậy thì, tôi thành thật khuyên Phật tử không nên sầu muộn làm gì, vì mỗi người có mỗi biệt nghiệp khác nhau. Nhân duyên nghiệp báo thiện ác của mỗi người thật khó luận bàn hết được.

Vậy thì, tôi thành thật khuyên Phật tử không nên sầu muộn làm gì, vì mỗi người có mỗi biệt nghiệp khác nhau. Nhân duyên nghiệp báo thiện ác của mỗi người thật khó luận bàn hết được.

Tuy bây giờ ông chưa tin vào luật nhân quả báo ứng, nhưng hạt giống Phật trong tâm của ông vẫn luôn hiện hữu. Khi cơ duyên đến thì chắc chắn là ông sẽ hồi tâm chuyển ý hướng thiện làm lành. Chừng đó biết đâu ông sẽ phát khởi tín tâm còn mạnh hơn Phật tử nữa. Bởi cuộc sống ở thế gian là một chuỗi dài đau khổ. Một khi ông đã nghiệm rõ ở nơi bản thân cũng như những hoàn cảnh chung quanh không có gì thoát ngoài nhân quả, hy vọng chừng đó ông sẽ thức tỉnh tu hành làm lành lánh dữ và ông sẽ không còn gây tạo nghiệp sát nữa. Điều quan trọng, thay vì Phật tử khuyên ông, thì Phật tử nên biểu hiện hành động của mình trong nếp sống đạo đức thanh cao đúng theo lời Phật dạy. Như Phật tử trước kia cũng đâu có hiểu nhân quả nghiệp báo là gì, nhưng khi nhân duyên đến thì Phật tử mới thức tỉnh tu hành và ý thức được vấn đề tội lỗi.

Vậy thì, tôi thành thật khuyên Phật tử không nên sầu muộn làm gì, vì mỗi người có mỗi biệt nghiệp khác nhau. Nhân duyên nghiệp báo thiện ác của mỗi người thật khó luận bàn hết được. Vì Phật tử hỏi nên tôi xin góp chút thành ý đó thôi. Thật ra lúc nào tôi cũng tôn trọng niềm tin của mỗi người. Tuy nhiên, dù niềm tin nào cũng phải dựa trên nền tảng chân lý nhân quả. Như thế thì niềm tin đó mới thực sự có lợi ích cho mình và người.

Kính chúc Phật tử luôn sống trong ánh hào quang của chư Phật.

Người mất lâu cầu siêu có được siêu thoát không?

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Làm sao để giữ giới không sát sanh?

Hỏi - Đáp 17:30 24/04/2024

Hỏi: Tôi là một Phật tử tại gia, tốt nghiệp đại học Nông nghiệp và hiện công tác tại trạm bảo vệ thực vật huyện (chuyên phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng). Tôi cảm thấy rất mâu thuẫn và bất an bởi công việc mình đang làm phạm vào giới sát (vì hàng ngày hướng dẫn nông dân diệt trừ sâu bọ).

Cầu nguyện Phật, Bồ tát đúng Chánh pháp

Hỏi - Đáp 16:45 24/04/2024

Tôi đã nhiều lần nhìn thấy không ít người sau khi cầu nguyện còn dùng tay xoa tượng Phật sau đó xoa lên cơ thể. Là người Phật tử chân chính, tôi rất ưu tư về điều này. Khi tôi hỏi họ làm như thế với mục đích gì thì họ bảo là để chữa bệnh.

Quy y Tam bảo mà không thọ giới được không?

Hỏi - Đáp 16:50 18/04/2024

Hỏi: Tôi có vấn đề muốn hỏi. Quê tôi chưa có chùa, vậy tôi có thể tự quy y Tam bảo ở nhà không? Và khi chưa thể giữ được 5 giới thì vẫn có thể quy y nhưng không thọ giới có được không?

Kính Tăng đúng pháp được phước vô lượng

Hỏi - Đáp 14:40 16/04/2024

Hỏi: Người Phật tử khi nhìn thấy nhà sư thì luôn khởi tâm kính trọng. Vậy đối với những vị sư không nghiêm trì giới luật, phá giới hay khiếm khuyết oai nghi thì nên khởi tâm như thế nào để không bị tổn phước?

Xem thêm