Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 29/11/2019, 09:08 AM

Đạo thầy trò trong Phật giáo (III)

Ở những nước nghèo, khi tài liệu nghiên cứu còn thiếu thốn thì thầy cô giáo được xem là điểm tựa tri thức, truyền trao cái gì là ghi chép đầy đủ cái đó; ghi chép càng nhiều càng không sáng tạo. Còn trong thế giới tiến bộ, thầy cô giáo giống như các quyển sách trong thư viện.

 >>Phật pháp và cuộc sống

II. Đạo làm thầy cô giáo

Đáp ứng với trách vụ đạo đức của học viên, đức Phật khuyên đội ngũ thầy cô giáo, giảng viên, giáo sư cần thực hiện năm bổn phận sau:

1. Huấn luyện đúng chân lý

Bài liên quan

Chân lý trong mỗi lĩnh vực ngành nghề là hoàn toàn khác nhau. Đó là kiến thức mang tính phương pháp luận trong lĩnh vực mà các nhà nghiên cứu đầu nguồn đều phải thừa nhận không tranh cãi. Còn những kiến thức gì được khám phá công bố mà có nhiều tranh luận thì tính giả thuyết đó chỉ được xem như một dữ liệu tham khảo, chứ không phải kiến thức chuẩn hoặc kiến thức nền. Do đó, để tránh tình trạng huấn luyện sai nguồn tri thức, các thế hệ thầy cô giáo cần có lương tâm nhà giáo. Những gì đúng thì truyền trao, những gì không cam đoan đúng sự thật thì ta đưa ra như một giả thuyết. Sự cẩn trọng trong tình huống này giúp thầy cô giáo truyền trao tính trung thực trong nghiên cứu. Người học trò khi tiếp thu nguồn tri thức như thế cũng sẽ có sự cẩn trọng cần thiết.

Đức Phật dạy, thầy cô giáo cần phải truyền trao tri thức đúng. Cái gì đúng, chúng ta phải nói, không giấu giếm, không bao che, không tình cảm riêng tư mà phải vì lợi ích của toàn cầu.

Đức Phật dạy, thầy cô giáo cần phải truyền trao tri thức đúng. Cái gì đúng, chúng ta phải nói, không giấu giếm, không bao che, không tình cảm riêng tư mà phải vì lợi ích của toàn cầu.

Ở những nước nghèo, khi tài liệu nghiên cứu còn thiếu thốn thì thầy cô giáo được xem là điểm tựa tri thức, truyền trao cái gì là ghi chép đầy đủ cái đó; ghi chép càng nhiều càng không sáng tạo. Còn trong thế giới tiến bộ, thầy cô giáo chỉ là nguồn dữ liệu tham khảo, cũng giống như các quyển sách trong thư viện, có loại sách mang giá trị tham khảo trực tiếp, nhưng cũng quyển mang giá trị tham khảo gián tiếp. Thầy cô giáo cũng vậy.

Bài liên quan

Sở dĩ trong lĩnh vực nghiên cứu, người ta buộc phải như thế là để tránh ảnh hưởng uy tín của vị thầy đi trước. Nếu ta tin tuyệt đối rồi truyền bá nguồn tri thức sai, kéo từ thế hệ này sang thế hệ khác, thì việc tẩy não và điều chỉnh nhận thức sai lầm sẽ khó vô cùng, so với việc gieo một kiến thức mới có nội dung chuẩn. Do đó phải huấn luyện đúng phương pháp, đúng nguồn tri thức trong từng lĩnh vực.

Muốn như thế, các giáo viên phải được học đến nơi đến chốn. Tại các nước nghèo đang phải đối diện với nạn khủng hoảng do lương bổng thấp, thầy cô giáo ra trường không có việc làm đã tạo nỗi ám ảnh với những người đi vào ngành sư phạm. Đầu vào sư phạm ngày càng ít, người ta đã phải hạ điểm chuẩn xuống thấp để có thêm thí sinh dự thi. Từ đó dẫn đến hậu quả, thầy cô giáo không chuẩn mực về tri thức, khiến cho thế hệ kế thừa bị ảnh hưởng. Thông thường thế hệ đi sau tiếp nhận nguồn tri thức trường lớp ít hơn thế hệ đang đứng lớp, ngoại trừ một số ít lĩnh vực đặc biệt, thì việc tiếp nhận đó đặc biệt hơn những người truyền trao.

Như vậy, lương tâm tri thức giúp ta truyền bá những gì được xem là đúng, có tinh thần khách quan trong nghiên cứu khoa học. Tinh thần này yêu cầu ta bất chấp mình thuộc tôn giáo nào, hệ triết học gì, khuynh hướng chính trị xã hội ra sao; cái gì đúng ta phải thừa nhận, cái gì sai ta phải ghi nhận là sai.       

Đi học là để tiếp thu tri thức mình chưa hề biết. Do đó, học trò nào than phiền thầy này cô kia dạy khó hiểu, chứng tỏ ta vẫn còn rất dở. Khó hiểu vì đó là nguồn tri thức mình chưa biết đến, nó chính là động cơ để ta tiếp tục học. Còn chưa nói ra, ta đã biết thì học phỏng ích gì. Càng học càng thấy thắc mắc nhiều và hầu như thế giới là cái gì đó kỳ lạ. Đó mới là dấu hiệu của sự tiến bộ.

Đi học là để tiếp thu tri thức mình chưa hề biết. Do đó, học trò nào than phiền thầy này cô kia dạy khó hiểu, chứng tỏ ta vẫn còn rất dở. Khó hiểu vì đó là nguồn tri thức mình chưa biết đến, nó chính là động cơ để ta tiếp tục học. Còn chưa nói ra, ta đã biết thì học phỏng ích gì. Càng học càng thấy thắc mắc nhiều và hầu như thế giới là cái gì đó kỳ lạ. Đó mới là dấu hiệu của sự tiến bộ.

Bài liên quan

Galilei từng tuyên bố những điều trái ngược với kinh thánh Cựu Ước của Do Thái, Thiên Chúa giáo và Tin Lành, nên đã bị đưa lên giàn hỏa mấy lần. Vì muốn sống để tiếp tục nghiên cứu khoa học; nên trước giàn hỏa, ông phải nói đúng với kinh thánh. Nhưng khi được thả ra, ông vẫn quả quyết vũ trụ không phải là cái nắp vung, chẳng có bầu trời như người ta đã nói trong kinh thánh; và trái đất không phải là mặt phẳng được nắp vung bầu trời che đậy. Quả địa cầu có hình bầu dục, vận chuyển theo quỹ đạo, dưới sự tương tác của hệ mặt trời và nhiều hệ mặt trời trong vũ trụ bao la. Đó là người có lương tâm tri thức khoa học, công bố những điều đúng. Cuối thế kỷ hai mươi, đức giáo hoàng John Paul đệ nhị đã phải đại điện cho toàn bộ giáo hội Thiên Chúa giáo xin lỗi gia đình Galilei và rửa tội cho ông, vì ông vốn không có tội nhưng bị giáo hội Thiên Chúa giáo kết tội.

Nhà khoa học vật lý lỗi lạc Albert Einstein tuyên bố, trong tương lai nếu có một tôn giáo, tạm gọi là tôn giáo hoàn vũ, có thể đáp ứng cho xã hội loài người hai phương diện vừa khoa học vừa tâm linh thì đó chỉ là đạo Phật. Một người theo Anh giáo, giáo phái của Tin Lành, mà lại tuyên bố như thế, có thể nói rằng ông rất có tinh thần khách quan trong nghiên cứu khoa học về tôn giáo. Phần lớn chúng ta không có tinh thần như thế.

Đức Phật dạy, thầy cô giáo cần phải truyền trao tri thức đúng. Cái gì đúng, chúng ta phải nói, không giấu giếm, không bao che, không tình cảm riêng tư mà phải vì lợi ích của toàn cầu.

Đức Phật dạy, thầy cô giáo cần phải truyền trao tri thức đúng. Cái gì đúng, chúng ta phải nói, không giấu giếm, không bao che, không tình cảm riêng tư mà phải vì lợi ích của toàn cầu.

Đức Phật dạy, thầy cô giáo cần phải truyền trao tri thức đúng. Cái gì đúng, chúng ta phải nói, không giấu giếm, không bao che, không tình cảm riêng tư mà phải vì lợi ích của toàn cầu.

2. Dạy trò những điều chưa biết

Đi học là để tiếp thu tri thức mình chưa hề biết. Do đó, học trò nào than phiền thầy này cô kia dạy khó hiểu, chứng tỏ ta vẫn còn rất dở. Khó hiểu vì đó là nguồn tri thức mình chưa biết đến, nó chính là động cơ để ta tiếp tục học. Còn chưa nói ra, ta đã biết thì học phỏng ích gì. Càng học càng thấy thắc mắc nhiều và hầu như thế giới là cái gì đó kỳ lạ. Đó mới là dấu hiệu của sự tiến bộ.

Bài liên quan

Ngạn ngữ phương Tây nói, khi chưa học thấy mình biết rất nhiều, khi vừa học chút ít liền thấy mình vẫn biết khá; nhưng đến khi học thật cao và sâu mới thấy mình chẳng biết bao nhiêu. Từ đó trở nên khiêm tốn hơn. Nguồn tri thức của con người là vô tận như vũ trụ bao la này. Sinh ra trên cuộc đời thêm tỉ tỉ kiếp, ngàn ngàn năm ánh sáng, ta vẫn không thể nào học hết được nguồn tri thức cần có cho lĩnh vực chuyên môn và đời sống gia đình. Cứ mỗi tích tắc trôi qua, trên hành tinh xuất hiện hàng trăm bằng phát minh, sáng kiến được đăng ký tác quyền. Do đó sẽ rất ngớ ngẩn nếu thầy cô lên lớp truyền trao những kiến thức mà học sinh đã biết rồi.

Để truyền trao kiến thức chưa biết, thầy cô giáo phải đọc sách nhiều hơn học trò, nghiên cứu nhiều hơn, có trách nhiệm với tri thức khách quan và tri thức khoa học, chứ không phải lên lớp giảng tràng giang đại hải nhằm chứng tỏ mình giỏi. Theo đức Phật trong kinh Tương Ưng, thầy cô giáo cũng như giới tu sĩ truyền trao những chiếc lá trong tầm tay thay vì giới thiệu những chiếc lá trong rừng. Lá trong tầm tay là những chiếc lá có chọn lọc, có giá trị thực tiễn, cần thiết cho việc học, học xong có thể ứng dụng. Trên nền tảng của những chiếc lá này, học trò có thể nghiên cứu các chiếc lá khác mà mình cần. Như vậy, chúng ta phải chắt chiu chọn lọc, mà sách giáo khoa từ lớp mười hai trở xuống đã làm công tác đó. Dĩ nhiên có những sách giáo khoa quá cao so với trình độ của học viên, khiến học viên phải bơi, phải chạy hỏa tốc mới có thể đáp ứng được chương trình, dẫn đến tình trạng bị căng thẳng.

Trong kinh đức Phật thường sử dụng phương pháp vấn đáp, chiếm khoảng sáu mươi phần trăm tổng số bài kinh. Ngài không giảng tràng giang đại hải như trong các bản kinh đại thừa dành cho hàng Bồ tát, mà Ngài thường hỏi, ví dụ: “Này, A Nan, thân thể này là sở hữu của ai?”. A Nan đáp “Thân thể này không phải là tôi, không phải là sở hữu của tôi, không phải là tự ngã của tôi”.

Trong kinh đức Phật thường sử dụng phương pháp vấn đáp, chiếm khoảng sáu mươi phần trăm tổng số bài kinh. Ngài không giảng tràng giang đại hải như trong các bản kinh đại thừa dành cho hàng Bồ tát, mà Ngài thường hỏi, ví dụ: “Này, A Nan, thân thể này là sở hữu của ai?”. A Nan đáp “Thân thể này không phải là tôi, không phải là sở hữu của tôi, không phải là tự ngã của tôi”.

Bài liên quan

Bốn năm thuyết giảng tại Hoa Kỳ, trung bình hai tháng một lần, tôi tiếp xúc rất nhiều với các bậc phụ huynh và họ đều nói rằng, con em của họ khi mới từ Việt Nam đang học lớp bảy, sang Mỹ học lớp tám vẫn thấy kiến thức lớp tám thấp hơn trình độ lớp bảy ở Việt Nam. Đó là chưa kể số lượng môn ở Việt Nam quá nhiều so với các quốc gia tiên tiến. Ở những nước tiên tiến, từ lớp mười hai trở xuống, người ta không nhồi sọ, không bắt học sinh học quá nhiều kiến thức thuộc lòng. Từ cấp cử nhân trở lên thì sự truyền trao tri thức nhiều hơn, phương pháp hơn, nền tảng hơn thì sinh viên Việt Nam bắt đầu thua kém hơn sinh viên da trắng. Đến cấp thạc sĩ, sinh viên Việt Nam bị bỏ xa ở đại đa số. Đến cấp tiến sĩ, sinh viên Việt Nam bị rơi rớt đáng kể; và hậu tiến sĩ thì chẳng còn bao nhiêu sinh viên Việt Nam đáp ứng yêu cầu. Lý do ta bị nhồi sọ quá tải nguồn tri thức không cần thiết, cho nên bộ não phát triển sớm, đè nặng lên ký ức. Việc sử dụng bộ não sai phương pháp này khiến học sinh bị khựng lại ở tuổi phát triển về sau.

Học là tiến trình chạy marathon chứ không phải chạy cự ly ngắn 100m, cho nên chương trình học cần phải được cải cách. Đó là chưa kể hiện nay, ngoài chương trình nhồi sọ, các em phải học thêm từ sáng đến chiều tối, không còn thời gian thư giãn và “tiêu hóa” kiến thức vừa tiếp nhận. Vì vậy, thầy cô giáo nên truyền trao kiến thức vừa phải, và kiến thức đó là những điều rất mới cho thế hệ học trò.

Giáo dục ngày nay nếu áp dụng qui trình Tứ Diệu Đế của đức Phật thì chắc chắn sẽ không có cái gì không làm được. Muốn như vậy, thế hệ học trò phải biết thắc mắc và đặt câu hỏi. Giáo dục tiên tiến luôn khuyến khích đặt câu hỏi. Người giảng dạy chỉ truyền trao gợi ý.

Giáo dục ngày nay nếu áp dụng qui trình Tứ Diệu Đế của đức Phật thì chắc chắn sẽ không có cái gì không làm được. Muốn như vậy, thế hệ học trò phải biết thắc mắc và đặt câu hỏi. Giáo dục tiên tiến luôn khuyến khích đặt câu hỏi. Người giảng dạy chỉ truyền trao gợi ý.

3. Giải rõ những điều thắc mắc                                                                                                                                  

Bài liên quan

Trong truyền thống Phật học Trung Quốc có câu: “Tiểu nghi tiểu ngộ, trung nghi trung ngộ, đại nghi đại ngộ”. Thắc mắc ít, nghi tình ít thì sự giác ngộ ít; thắc mắc nhiều nghi tình nhiều thì sự giác ngộ nhiều. Thắc mắc và nghi tình này đạt được trong quá trình trải nghiệm sự mở khai tuệ giác của tâm, chứ không phải đi tầm cầu nguồn tri thức bên ngoài. Do đó ta phải luôn đề khởi những gì chưa biết bằng hàng loạt dấu hỏi lớn, chẳng hạn “Tại sao nó như thế mà không phải là cái khác?”. Việc đặt câu hỏi về tính chất của sự vật sự việc sẽ giúp ta phanh phui manh mối gốc rễ, mà thông qua bài kinh Chuyển Pháp Luân, đức Phật cho đó là cách giải quyết tốt nhất các vấn nạn cá nhân, gia đình, xã hội, cộng đồng, quốc gia và toàn cầu ở quá khứ, hiện tại, lẫn vị lai, từ đại cương đến chi tiết, từ việc lớn đến việc nhỏ. Thừa nhận bế tắc khổ đau là một vấn đề; kế đến truy tìm nguyên nhân để khắc phục hậu quả; thừa nhận hạnh phúc đạt được từ việc tháo mở bế tắc; và thực hiện nó bằng con đường bát chánh.

Giáo dục ngày nay nếu áp dụng qui trình Tứ Diệu Đế của đức Phật thì chắc chắn sẽ không có cái gì không làm được. Muốn như vậy, thế hệ học trò phải biết thắc mắc và đặt câu hỏi. Giáo dục tiên tiến luôn khuyến khích đặt câu hỏi. Người giảng dạy chỉ truyền trao gợi ý. Trong kinh đức Phật thường sử dụng phương pháp vấn đáp, chiếm khoảng sáu mươi phần trăm tổng số bài kinh. Ngài không giảng tràng giang đại hải như trong các bản kinh đại thừa dành cho hàng Bồ tát, mà Ngài thường hỏi, ví dụ: “Này, A Nan, thân thể này là sở hữu của ai?”. A Nan đáp “Thân thể này không phải là tôi, không phải là sở hữu của tôi, không phải là tự ngã của tôi”. Khi A Nan đại diện cho cộng đồng học trả lời thì rõ ràng người học sẽ dựa trên thắc mắc, rồi giải quyết thắc mắc của mình bằng câu hỏi phản ngược từ người giảng dạy. Đó là cách gợi mở. Tri thức thông qua sự gợi mở rất sáng. Khi đã hiểu, học viên sẽ nhớ đến đời, thậm chí chết mang theo trong sinh tử luân hồi.

Phần lớn các kỳ thi tuyển sinh tại Học viện từ năm 2006 do chúng tôi ra đề, một số thầy cô tăng ni sinh trẻ cũng đoán biết việc ấy. Khi chúng tôi vào lớp để kiểm tra, giám sát thi cử thì có sinh viên than: “Đề này khó quá làm không nổi!”. Dụng ý của họ không biết là gì, nhưng tôi chỉ trả lời: “Cái nào khó mới nhớ đời đời kiếp kiếp, nó chính là vốn liếng lâu dài”.

Chân lý phải hoàn toàn, cho nên hãy giải đáp cặn kẽ tất cả những thắc mắc bằng tri thức đúng cho người học.

Chân lý phải hoàn toàn, cho nên hãy giải đáp cặn kẽ tất cả những thắc mắc bằng tri thức đúng cho người học.

Bài liên quan

Những gì ngoài tầm tri thức của bản thân sẽ tạo thành một câu hỏi lớn. Khi trở về sau ngày thi, ta giở lại sách vở nghiên cứu, tìm hiểu, nhờ tư vấn của những người đi trước để mở được vấn đề; lúc đó nó trở thành nguồn tri thức của chính mình. Muốn làm được việc ấy, học viên nên chịu khó ngồi ở những dãy ghế đầu để tạo sự tự tin. Phần lớn học sinh rụt rè và lười biếng chỉ thích ngồi ở dãy sau để khỏi bị điểm mặt chỉ tên. Ngoại trừ tình huống trong giảng đường, vì trong giảng đường không có thi cử nên ngồi đâu cũng được; còn trong học thì cố gắng ngồi ở những dãy ghế đầu để ta dễ dàng tập trung và truyền cảm hứng cho người giảng. Điều đó làm cho giảng viên có trách nhiệm hơn, nhiệt tình giúp ta khám phá những điều mới hơn.

Học sinh, sinh viên giỏi ngoài việc hỏi tại trường lớp còn hỏi riêng thầy cô giáo. Nếu gặp được thầy cô giáo có trách nhiệm cao, chỉ cần gợi ý cho ta tác phẩm A, chương B từ trang mấy đến trang mấy nêu vấn đề đó một cách sâu sắc; ta về đọc lại là vỡ lẽ hết vấn đề, thay vì phải tìm tòi đọc thêm vài chục quyển sách khác. Việc chỉ điểm như thế thông qua một thắc mắc đưa ta tiến bộ nhiều hơn. Do đó phải giải rõ những thắc mắc có căn nguyên, có cội nguồn, phương pháp chứ không nói càn. Đừng cậy mình là thầy cô giáo, bắt người khác phải chấp nhận những gì mình nói là chân lý, việc đó không có trong nghiên cứu. Trong nghiên cứu, tất cả được xem là tính khả thể diễn ra theo hai hướng: đúng hoặc sai, không có hơi hơi đúng, hay suýt nữa sai. Hơi hơi đúng có nghĩa là sai, cái gì gần với chân lý thì không phải là bản thân của chân lý. Nửa cái bánh có thể ăn đỡ đói, nửa ly nước có thể đỡ khát, nhưng nửa chân lý thì không dùng được. Chân lý phải hoàn toàn, cho nên hãy giải đáp cặn kẽ tất cả những thắc mắc bằng tri thức đúng cho người học.

Trích: Gia đình, xã hội và tâm linh - Ứng dụng kinh Thiện Sanh trong cuộc sống

(Còn tiếp)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Bài thơ về cơm chùa

Góc nhìn Phật tử 17:16 26/04/2024

Tôi còn nhớ hôm đó, khi mặt trời đã lừ đừ lặn về hướng Tây xa xa có những rặng núi xanh rì, tôi ra khỏi tam quan của chùa để trở về nhà…

Đối trị phiền não khi niệm Phật

Góc nhìn Phật tử 11:05 26/04/2024

Thực ra không phải tới lúc niệm Phật chúng ta mới có phiền não, hoặc nhận biết ra chúng ta đang có, thậm chí quá nhiều phiền não, mà nói cho đúng: phiền não đã có trong chúng ta từ vô lượng kiếp tới nay.

Trường sinh bất tử qua cái nhìn của nhà Phật

Góc nhìn Phật tử 21:39 25/04/2024

Từ ngàn xưa, con người đã hằng nung nấu, ôm ấp ước mơ được trường sinh bất tử. Tuy nhiên, sự bất tử trường sinh dường như chỉ thấy có được trong những câu chuyện thần thoại hoang đường, hay truyền thuyết mơ hồ viễn vông.

Lành thay nếu được là học trò của Đức Phật

Góc nhìn Phật tử 14:37 25/04/2024

Giả như có một lần úp mặt vào lòng bàn tay suy ngẫm, ta sẽ thấy con người ngay từ lúc thoát thai đã chịu bất công: người rạng ngời tướng tốt ủ yên trong gấm vóc lụa là, kẻ đui què câm điếc lại còn sinh trong gia đình bần tiện.

Xem thêm