Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 10/12/2013, 14:53 PM

Đau đầu chuyện di tích cổ, đồ thờ mới

Cổ vật bị thất lạc, tùy tiện đưa hiện vật mới vào nơi thờ tự… là những vấn đề nóng trong hội nghị về quản lý và thực hiện nếp sống văn minh di tích vừa được tổ chức tại Hà Nội.

Nếu việc xuất hiện “hòn đá lạ” tại Khu di tích Đền Hùng (Phú Thọ) hồi đầu năm 2013 khiến không chỉ dư luận xôn xao thì nay hiện tượng đưa dị vật mới vào di tích đang diễn ra phổ biến. Rất nhiều di tích ở ngay giữa Hà Nội, bước vào đã thấy Tam bảo rực rỡ đèn chùm- thứ mà người ta vẫn trang trí cho những ngôi biệt thự.

Rồi cặp độc bình, sư tử đá, tượng Di đà đứng, tượng Phật bà Quan Âm trắng... cũng tràn vào di tích như những cơn lốc khiến những người có kiến thức và am hiểu về di sản phải giật mình. Theo đại diện Sở VHTTDL Bắc Giang, việc đưa hiện vật mới vào các di tích trên địa bàn đang thực sự gây nhức nhối.

Giữa không gian đình chùa cổ kính thâm trầm, bỗng một ngày đẹp trời xuất hiện một tượng Phật bà vận bạch y trắng toát hay đôi sư tử đá dữ tợn… Được cho là của phật tử công đức, cúng tiến, chỉ thống kê sơ bộ của của Bắc Giang thì có đến 30% các di vật trong đình, đền, chùa đã được thay mới.
 Gác Khánh chùa Trăm Gian (Hà Nội) bị làm mới
Lý giải về làn sóng đưa dị vật vào di tích ngày càng lan rộng, GS Trần Lâm Biền cho rằng đó là do có sự nhầm lẫn trong việc xác định chủ nhân thực sự của di sản. “Chúng ta vẫn bị ám ảnh rằng di sản văn hóa là những kiến trúc gắn với tôn giáo tín ngưỡng và thuận theo cách ứng xử theo kiểu tín ngưỡng nhiều hơn là di sản văn hóa. Điều này dẫn tới việc chùa xưa là của làng, nay thành của sư”- GS TrầnLâm Biền phân tích.

Cũng do lầm lẫn quyền chủ nhân của di tích nên nhiều tượng cổ bị thất lạc mà không có người đứng ra chịu trách nhiệm như trường hợp chùa Dâu (Bắc Ninh)- GS Biền nêu dẫn chứng. Vì thế theo GS Biền, ngay từ lúc lập hồ sơ di tích cần phải xác định cái gì quý giá và giao cụ thể cho người nào chịu trách nhiệm để phòng ngừa trong những trường hợp tài sản đó bị hư hỏng hay mất mát thì chính người đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Nhiều ý kiến cho rằng để quản lý, giữ gìn tốt di sản thì điều đầu tiên không phải là thành lập ban quản lý nọ, tổ bảo vệ kia mà cần quan tâm tìm hiểu xem những người trực tiếp quản lý di tích đã hiểu về nó như thế nào.

Cũng tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng việc phân cấp trong quản lý di sản, việc xác định rõ tổ chức, cá nhân nào có trách nhiệm bảo vệ, gìn giữ di tích là việc cấp thiết phải làm. Nhưng do quản lý di tích là loại hình đặc thù nên không thể giao di tích theo kiểu “khoán trắng”. Các đơn vị quản lý cấp trên vẫn phải có trách nhiệm thường xuyên tư vấn, giám sát để chấn chỉnh ngay các hành vi sai phạm gây ảnh hưởng tới di tích.

Đơn cử như hiện tượng đòi trả danh hiệu di tích ở làng cổ Đường Lâm hoặc vụ xâm hại chùa Trăm Gian ở Hà Nội trước đo cho thấy, không thể phó mặc cho ban quản lý hoặc huyện, tỉnh… tự xoay xở mà cần sự vào cuộc, chia sẻ trách nhiệm tháo gỡ của cả hệ thống.

Tác giả: Hà Thu/Nguồn: Danviet.vn

TIN, BÀI LIÊN QUAN
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Phật Hoàng Trần Nhân Tông - Nhân vật văn hóa và nhà nhân văn chủ nghĩa vĩ đại của mọi thời đại

Nhịp cầu Phật giáo 10:38 07/12/2018

PGVN xin trân trọng giới thiệu toàn bộ diễn văn khai mạc hội thảo khoa học “Trần Nhân Tông và thiền phái Trúc Lâm - đặc sắc tư tưởng và văn hóa” của Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm – xã Thượng Yên Công – thành phố Uông Bí – tỉnh Quảng Ninh, sáng ngày 6 tháng 12 năm 2018, tức ngày 30 tháng 10 năm Mậu Tuất.

Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế

Nhịp cầu Phật giáo 09:15 16/11/2018

Lòng tham chính là thuốc độc giết chết nhân cách của con người, có những lúc chỉ vì sân si những lợi ích nhỏ mà chúng ta đánh mất những thứ quý giá và quan trọng, đến khi nhìn lại mới thấy thật sai lầm.

Sự ngộ đạo trong thế giới Kim Dung

Nhịp cầu Phật giáo 16:08 05/11/2018

Tóm lại, từ bi chính là cái gốc của võ công Phật gia trong thế giới võ hiệp Kim Dung. Chỉ có dùng tâm từ bi để hóa giải nó mới có thể đẩy lui trường năng lượng xấu, bảo toàn thân thể. Nói cách khác, song song với việc học võ, phải rèn luyện tâm tính bằng cách đọc và thực hành các kinh Phật cho nhiều mới không sinh ra bệnh tật. Thần tăng vô danh chính là một minh chứng.

Sinh hoạt tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc

Nhịp cầu Phật giáo 11:28 01/11/2018

Trên cơ sở nghiên cứu tình hình tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc (chủ yếu là Phật giáo, Công giáo và Tin lành), bài viết chỉ ra những tác động của các tôn giáo để tìm giải pháp vừa phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với các các âm mưu, hành động lợi dụng những vấn đề về tôn giáo, dân tộc để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm sự ổn định xã hội, phát triển kinh tế bền vững; vừa bảo đảm thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn trọng, bảo đảm tự do tôn giáo của nhân dân, x&

Xem thêm