Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 07/05/2021, 08:53 AM

Dấu tích luân hồi biểu hiện qua tài năng

Những kiến thức vượt thời gian ấy do đâu mà có? Phải chăng là do tích lũy từ tiền kiếp trong tiến trình luân hồi chuyển kiếp của những kiếp người.

Vấn đề năng khiếu và thiên tài từ lâu đã tạo nên nhiều thắc mắc lớn đối với con người. Thật vậy, làm sao không ngạc nhiên được khi cùng là con người cả nhưng có kẻ tài ba xuất chúng, có năng khiếu vượt bực lại có kẻ vô cùng tối dạ, ngu dốt đến lạ lùng.

Những tài năng xuất chúng:

Không phải riêng gì người lớn mà ngay cả trẻ em cùng có hiện tượng lạ lùng này. Từ xưa đến nay, có không biết bao nhiêu thần đồng đã được nêu tên như Mozart thần đồng âm nhạc đã phát triển tài năng từ lúc mới 5 tuổi Beathoven đã xuất hiện trước công chúng để trình diễn nhạc khác lúc lên 7 tuổi. Em bé Dorothy Straight mới 4 tuổi đã viết sách và đã được nhà xuất bản Pantheon Books ở New York in và phát hành. Bé John Stuart Mill sinh năm 1806 được xem như là một thần đồng về ngôn ngữ và triết học. Mill bắt đầu học sinh ngữ năm lên 3 tuổi, William Jamessidis nói được 4 thứ tiếng An, Pháp, Đức, Nga lúc lên 2. Kim Ung Yung là một bé trai nổi danh về tính toán. Mới hơn 4 tuổi cháu đã biểu diễn tài năng tính toán cực kỳ nhanh trên đài truyền hình Tokyo. Kim Ung Yung còn nói được 4 thứ tiếng Anh, Đức, Nhật và Triều Tiên.

Hiểu đúng về tam giới và sinh tử luân hồi

Đứng trên phương diện thuyết luân hồi, tiến sĩ Ian Stevenson và các giáo sư danh tiếng đã có một góc nhìn khác. Phải chăng các thiên tài của chúng ta được học từ kiếp trước?

Đứng trên phương diện thuyết luân hồi, tiến sĩ Ian Stevenson và các giáo sư danh tiếng đã có một góc nhìn khác. Phải chăng các thiên tài của chúng ta được học từ kiếp trước?

Một thiếu niên khác tên là Colin MeLaurin (người Scotland) đã trở thành giáo sư toán học tại đại học Marischal, Aberdeen năm 1717, lúc đó mới 19 tuổi. Đến năm 25 tuổi chuyển qua dạy tại đại học Ediburgh qua sự tiến cử của Sir Isaac New (nhà vật lý nổi danh thới bấy giờ). Đặc biệt hơn nữa bé gái Betty Bennett mới 10 tuổi như tự động mình lài chiếc máy bay nhỏ bay lượn trên bầu trời Cuba vào ngày 4 tháng giêng năm 1957. Còn Thomas Dobney là một thiếu niên đã gia nhập hải quân Hoàng gia Anh vào năm 1907 đã vào đại học Glasgow năm mới có 10 tuổi. Cháu Henry Alban Chambers mới 11 tuổi nhưng lại là người chủ chốt đánh đàn dương cầm cho nhà thờ Leed ở miền Tây Yorkshire (nước Anh năm 1913). Arthur Ramian Drisoa mới 14 tuổi đã trở thành nhà toán học đại tài. Em được viện đại học Paris mời gia nhập vào nhóm nghiên cứu toán học và đỗ bằng tiến sĩ toán. Hiên Arthur sống với bố mẹ và người em gái tại Nogent Sur Marne thuộc ngoại Paris (Pháp quốc).

Bé Shaira Luna (Phi Luật Tân) mới 3 tuổi vào đại học lớp sáu tại một trường trung học ở Manila. Sau khi sinh ra được 5 tháng bé Shaira đã biết nói. Năm cháu lên hai tuổi đã có thể chỉ mọi bộ phận trên cơ thể người và gọi bằng tên khoa học rất rõ ràng. Điều lạ lùng là cháu Shaira thuộc tên của các quốc gia trên thế giới, quốc kỳ của các quốc gia đó và nhất là đọc tên các vị nguyên thủ quốc gia không chút nào lầm lẫn. Theo báo Asia Magazine thì Shaira Luna là một thần đồng lạ đời vì không thích đồ chơi cũng như nô đùa với chúng bạn mà chỉ thích chơi với sách vở.

Báo Sự thật của Nga Sô (1990) có đăng tin một em bé Hoa Kỳ tên là Etregun Istwist mới chào đời được một tháng rưỡi nhưng đã nói được. Khi lên 3 tuổi, bé đọc sách và viết chữ thông thạo năm 11 tuổi bé vào Đại học tổng hợp và đậu hạng ưu. Bé theo học ngành toán học thiên văn và nghiên cứu vũ trụ. Bé Luis Antonio de Borbon nổi tiếng về tài năng và được tôn vinh chức Hồng y vào năm mới 8 tuổi tại Rome vào năm 1735... Thomas Macaulay viết sách lịch sử lúc lên 7 tuổi. Thần đồng Doron mới 4 tuổi mà chỉ số Trí tuệ của bé đã đo được 200 điểm. Trong khi một nhà Khoa đoạt giải Nobel chỉ có số Trí tuệ cao nhất là 130 thôi.

Thomas Wiggins (còn gọi là chú mù Tom) (1849 – 1908, Georgia, Mỹ).

Thomas Wiggins (còn gọi là chú mù Tom) (1849 – 1908, Georgia, Mỹ).

Về người lớn số người có tài năng vượt bậc cũng không hiếm, trên thế giới có khá nhiều người mà năng khiếu vượt cả sự tưởng tượng của mọi người đó là những thiên tài. Có thể nêu ra một vài trường hợp:

- Cô Ga li na da Kốp va (Nga Xô) có trí nhớ lạ lùng cô ta có thể nhớ 500 địa chỉ trong khoảnh khắc, nên trong một ngày, phân loại được 20.000 bức thư trong khi máy tính điện tử phải cần mã số trên bao bì, còn cô thì chẳng cần.

- Ở Thụy sĩ, William Kellen tính nhẩm 50 bài toán chỉ trong 64 giây thôi.

- Ở Nga: Yu ti Go rơ ni, 41 tuổi, giải 50 bài toán trong 25 giây, anh ta có thể vừa viết thư bằng tay mặt vừa chơi dương cầm bằng tay trái. Lạ nhất là anh đọc một tờ báo dài rồi nói ngay có bao nhiêu chữ trong bài báo đó, và thêm một điều kỳ lạ nữa là anh có thể đọc được ý nghĩ của người đứng trước mặt anh.

- Cô gái giỏi toán Ấn Độ là Xakuhtala Devi đến Texas, Mỹ để đua tài với máy tính điện tử cực nhanh: kết quả là khi khai căn bậc 25 của 1 con số gồm 201 chữ số, cô chỉ cần 50 giây còn máy tính điện tử giây mới cho được kết quả.

Sự cấp thiết phải thoát vòng luân hồi sinh tử

- Viện sĩ Loffê Nga nhớ hết cả bảng Lôgarit. Trong khi viện sĩ Tsa lư ghin có thể nhớ bất cứ số điện thoại nào ông đã gọi dù đã qua 5 năm.

- Mozart, nhà soạn nhạc trứ danh, chỉ cần nghe qua một bản nhạc dài có thể viết lại đầy đủ.

- Vào thời cổ đại, Alexande đại đế được dân chúng yêu mến nhờ ông đã thuộc tên và nhớ mặt 20.000 dân sống trong thủ đô. Gặp ai ông cũng dừng lại hỏi chuyện và thăm gia đình, kêu đích tên cha mẹ, con cái họ không bao giờ sai. Hay những nhân tài đặc biệt khác trên thế giới từ cổ đại đến nay, nào Hippocrate, Aristore, Platon, galileé, Archiwède, Abu L Hassan Alial Masudi, Abu Al Rayhan Muhammad Ibn Ahmad al Biruni (Học giả vĩ đại là sử gia, triết gia, vật lý gia, thiên văn gia, địa lý gia, vừa nhà ngôn ngữ học, toán học và thi sĩ nưa), Leonard de Vinci, Von Brawm, Einstein, vv... còn nhiều nữa những thân đồng và những thiên tài xuất hiện khắp nơi trên thế giới.

Nguyên nhân sâu xa của những tài năng vượt bậc:

Câu hỏi được nhiều người đặt ra từ cổ đại đến nay là do đâu mà có người tài ba lỗi lạc xuất chúng đôi khi đến dị thường như thế? Phải chăng nếu luân hồi là có thật thì tài năng ấy đã có từ tiền kiếp vì tài năng thường do sự học tập và rèn luyện cùng với sự hỗ trợ của trí thông minh. Nhưng những đứa bé mới 2, 3, 5 tuổi thì làm gì có được sự học tập rèn luyện cũng như trí óc chúng còn quá non nớt?

Đối với các nhà khoa học thì lời giải thích dựa vào thuyết di truyền nhưng nếu bảo là di truyền thì cần phải có sự liên hệ của cha mẹ, ông bà. Nhưng đôi khi cha mẹ các thần đồng lại bình thường, chẳng có gì xuất sắc về mọi lĩnh vực và nếu xét về phổ hệ cũng không thấy ai trong giòng họ trước đây có tài năng cả.

Xét về mặt trí thức, các nhà khoa học và tâm lý học cho rằng ngoại trừ những người bị bệnh tâm thần ra còn những ai đi học đều đặn từ các cấp theo chương trình nào đó thì dần dần họ đều thu thập được kiến thức. Chỉ có sự khác biệt về sự thu nhân nhanh chậm khác nhau mà thôi. Nhưng tại sao có những người còn đưa sự hiểu biết của mình đi xa hơn, nghĩa là chư học tới đã biết. Trên thế giới có nhiều học sinh phải bỏ nhiều lớp trung gian để lên học lớp trên vì các lớp dưới tuy chưa học nhưng đã biết cả rồi...

Tất cả những điều đó khẳng định rằng có một cái gì đó tàng ẩn trong kho kiến thức của những con người ấy. Một thần đồng tài ba được hiểu như là một học sinh đã học hè trước chương trình của năm tới thông suốt nên khi nhập học sẽ hiểu hết những gì thầy cô giáo dạy trong năm. Các nhà nghiên cứu về tiền kiếp và hậu kếp cho rằng những gì mà trong kiếp hiện tại một thần đồng đã làm thì thật sự những hiểu biết vượt bực ấy đã có từ tiền kiếp, có nghĩa là ở kiếp trước thần đồng ấy là một người có kiến thức rộng, có thể kiến thức này cũng còn nhờ ở kiến thức từ kiếp trước đó nữa. (Vì luân hồi và một sự tiến hóa). Nên khi đến kiếp hiện tại, sẽ nổi bật những gì mà trước đó đã có vốn liếng sẵn rồi. do đó người xưa quả thật hợp lý khi nói: "Đầu tư bất cứ lãnh vực kiến thức nào cũng đều có lợi về sau."

Nếu bảo rằng những người có tài năng là do họ đã chăm chỉ học hành, nghiên cứu, tìm hiểu thì điều ấy chỉ đúng một phần nào thôi, vì như đã nói từ trước, cùng một chương trình cho nhiều người cùng học sẽ có sự tiếp thu sự hiểu biết khác biệt nhau ở mỗi người. Đó chỉ là trường hợp xét về một chương trình đã định sẵn. Ở đây những nhân tài này đã phát minh, phát kiến, phát triển ra nhiều vấn đề khác mà trong thời đại họ khó có ai nghĩ đến. Những kiến thức vượt thời gian ấy do đâu mà có? Phải chăng là do tích lũy từ tiền kiếp trong tiến trình luân hồi chuyển kiếp của những kiếp người. Luân hồi là cả một sư tiến hóa dài. Các kiến thức thu thập và phát triển từ một linh hồn nào đó qua nhiều kiếp thì sau một chặng đường dài của quá trình chuyển kiếp họ sẽ thành những người có kiến thức, tài năng xuất chúng.

Biết đâu nhà bác học Einstein là hậu thân của những nhà khoa học ở tiền kiếp và hậu kiếp, Einstein có thể lại tái sinh qua thân xác của một nhà khoa học khác, và với những kiến thức tích lũy được qua nhiều kiếp, nhà khoa học mới xuất hiện này sẽ còn có những khám phá, phát minh kỳ diệu hơn. Có thể rằng thuyết tương đối của Einstein trong thế kỷ thứ 20 lúc ông đưa ra còn những thiếu sót nào đó thì ở hậu kiếp, nếu lại tái sinh, chắc chắn nhà bác học này sẽ tiếp tục bổ túc và hoàn chỉnh lý thuyết tương đối ấy. Sự tái sinh này cũng còn tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh trên quả đất, chẳng hạn thế kỷ 21, lúc mà đời sống nhân loại đang cần một khám phá mới hơn nữa về vũ trụ, lúc mà nạn nhân mãn gia tăng khủng khiếp và việc con người di cư đến hành tinh khác được tiến hành... Nếu Châu Atlantide, một vùng đất văn minh thời cổ đại theo truyền thuyết đã chìm sâu dưới đáy Đại Tây Dương là có thật thì phải chăng những con người tài ba lỗi lạc thời đó một số đã tái sinh vào các thế kỷ dau này trở thành những triết gia những danh sư những nhà khoa học, những họa sĩ, nhạc sĩ đại tài như: Platon, Aritote, Hippocrate, Hoa Đà, Biển thước, Leonard de Vinci, Atchimède, Mozart, Beethoven, Einstein...

Trong số những người tài giỏi ở Châu Atlantide ở thời quá vãng vẫn còn có người chưa tái sinh vào thế kỷ này và có thể một số lớn sẽ đồng tái sinh vào những thế kỷ tới để hỗ trợ cho loài người về nhiều mặt nhất là về vấn đề tâm linh và khoa học vì những thế kỷ tới chắc chắn sẽ có những thay đổi lớn, những vấn đề mới phát sinh về môi trường sống trên quả đất, về nên đạo Đức và cả về ý thức của nhân loại nữa.

Nói tóm lại, theo thuyết luân hồi, trong vũ trụ không có gì mất đi, sự mất đi chỉ là cái hình thức mà con người thấy bằng đôi mắt phàm trần của sự tạn rã. Một cái cây mục nát, tan rã nhưng những đơn chất cấu tạo nên nó như Carbon, Hydrogene, Oxygene, Nitơ, sulfune, Phoosphor, Magnesium, Calci, Kali, Sắt... lại đi vào không khí, trong đất... và đó sẽ là những yếu tố để cấu tạo nên cây khác.

Tài năng, trí thức, khả năng cũng vậy. Không có gì mất đi. Nhiều người đã tiếc rẻ những nhân tài vội sớm lìa cõi thế, cái thân xác của thiên tài này tan rã nhưng tài năng vẫn còn đó sẽ lại chuyển hóa ở cấp độ cao hơn khi tái sinh và ở lần tái sinh kế tiếp họ lại được rèn luyện tích lũy hơn thêm.

Dấu tích luân hồi: Vết mổ bẩm sinh của cô bé Winnie Easland

Theo các nhà khoa học, nhất là những nhà nghiên cứu về bộ não con người (ở Hoa Kỳ và ở Nga Xô đều có những cơ sở nghiên cứu về óc não ở Nga, viện nghiên cứu óc não ở Moskva có lưu giữ các bộ óc của Pavlov, Lenin, M. Gorki, Stalin...) thì cuộc đời của một con người từ khi sinh ra cho đến lúc chết đi, dù có sống được 100 tuổi thì quả thật, người ấy chưa sử dụng hến năng lực tư duy cũng như năng lượng của bộ não. Phần lớn một đời người chỉ sử dụng có 1 phần 10 năng lực của bộ não. Vậy 9 phần còn lại ấy sẽ đi đâu? Phải chăng phần còn lại ấy sẽ được lưu trữ để dành cho kiếp lai sinh? Câu hỏi có phần mơ hồ trừu tượng, nhưng đối với các nhà nghiên cứu óc não thì khi những ngõ ngách bí mật thâm sâu trong bộ não con người được khám phá hoàn toàn thì những gì gọi là quá khứ và tương lai của đời người cũng sẽ được biết rõ hơn vì những vùng ký ức của quá khứ xa xăm trong bộ não đang được các nhà nghiên cứu dò dẫm khám phá.

Tuy nhiên, hiện tượng luân hồi cho thấy có nhiều trường hợp rất đặc biệt về tài năng vốn có của mỗi người nhưng họ không hẳn yêu thích hay đi theo những gì mà bản thân họ đã được chuyên môn hóa hay đã có khả năng ấy. Câu giải đáp cũng quy vào vấn đề tài năng từ tiền kiếp và mỗi người trong chúng ta ít nhất trong đời đã cảm nhận được điều này thường xảy ra trong xã hội và đôi khi ngay cả bản thân ta nữa.

Nhiều người học hành giỏi có bằng cấp, thay vì đi dạy, làm việc ở cơ sở nào đó thì người này lại chỉ thích buôn bán thương mại mà thôi, và ở lãnh vực này lại rất giỏi. Có người là một bác sĩ giỏi nhưng lại chỉ thích làm chính trị, có nhiều vị bác sĩ từ khi ra trường cho đến khi chết đã chưa một lần hành nghề bác sĩ hay chữa bệnh cho ai, sự say mê thích thú của một người nào đó về ngành nghề hay một lãnh vực nào đó đều có nguyên nhân từ kiếp trước. Vì như trên đã nói, có nhiều người đi học ngành khoa học nhưng chỉ say mê âm nhạc và cuối cùng thành lập một ban nhạc và chỉ hòa mình vào cái đam mê đó mà thôi, có người rất thích sưu tập đồ cổ, có người rất thích về máy móc, có người rất thích về biển cả hay nghề biển. Tất cả những sự ham mê thích thú ấy đều có nguyên nhân, theo ông Cayce thì tiền kiếp những người ấy đã có những khả năng thuộc về các lĩnh vực đó và qua thời gian dài của kiếp người, những khả năng ấy đôi khi đi sâu dần vào trong tiềm thức vì thế ở kiếp khác nếu có điều kiện, hình ảnh hay sự việc nào nhắc nhở đến những gì liên hệ với khả năng thì tự nhiên các khả năng ấy bộc lộ ra dưới hình thức của sự thích thú ham mê những lãnh vực mà đương sự có khả năng, dù cho lúc bấy giờ đương sự đã tốt nghiệp một ngành nghề nào khác.

'Con người tuy không nhớ được những gì ở tiền kiếp song những tài năng và những cá tính đặc biệt ở kiếp trước chính là các chất liệu để chúng ta thể hiện trong kiếp này.'

"Con người tuy không nhớ được những gì ở tiền kiếp song những tài năng và những cá tính đặc biệt ở kiếp trước chính là các chất liệu để chúng ta thể hiện trong kiếp này."

Dấu tích luân hồi biểu hiện qua những người liên hệ, thân thuộc

Do đó, lúc nào bản thân chúng ta, con cái chúng ta bộc lộ sự ham thích say mê môn học nào, nghề nghiệp nào hay lãnh vực nào thì đó là điều phải quan tâm và nếu được, nên để cho phát triển tự nhiên vì đó là điều thuận lợi nhất.

Trong dân gian, từ lâu người dân Việt Nam mỗi khi làm lễ "thôi nôi" cho con trẻ thường không quên bày trên bàn cúng lễ những vật dụng tượng trưng như sách vở, bút giấy, kéo, kìm, kim chỉ, tiền bạc, son phấn..v.v... để đứa bé chọn và tùy theo vật được chọn, có thể suy đoán tương lai của đứa bé thích nganh nghề gì. Đây cũng là một hình thức tin vào những tài năng đã có từ tiền kiếp và khi đứa bé chọn vật tượng trưng cho ngành nghề gì đó như sách vở bút giấy chỉ về học hành, đỗ đạt, nhà văn, thầy giáo... thì cha mẹ có thể biết được khả năng của con để hướng nghiệp cho con.

Ngày nay, trong khi khoa học là ngành sinh vật học và di truyền học tiến bộ vượt bậc, những khám phá mới về bộ não và cấu trúc của nhiễm sắc thể trong tế bào đã phần nào giúp các nhà khoa học và các nhà tâm sinh lý biết thêm về những gì liên quan đến tri thức nhưng quả thật vấn đề thiên tài, hay tài năng xuất chúng ở một người nào đó vẫn còn nhiều bí ẩn về nguồn gốc phát sinh. Nếu thật sự khả năng của con người được nối tiếp qua nhiều kiếp vì luân hồi là cả một sự tiến hóa dài của những kiếp người thì chúng ta nên tận dụng những tài năng nào mà chúng ta đã sẵn có. Nghĩa là những gì ta đã có khả năng và ham thích, vì như thế nếu ta bắt tay vào việc sẽ càng mau tiến bộ phát triển thêm hơn là chạy theo những gì mà ta không có hay chưa có khả năng, dĩ nhiên trong đời người, trong cuộc sống thường có những trái ngược. Những gì ta có khả năng thì lại không đúng lúc đúng thời. Cách hay nhất là theo môi trường sống mà học thêm cái mới nhưng nhớ rằng những gì mà ta đã có năng khiếu thì cũng nên trau dồi phát triển vì sẽ có lúc dùng đến nó. Vì không có gì dễ đem lại thành công bằng làm việc với sự đam mê ham thích và hợp với khả năng mình...

Cũng theo các nhà nghiên cứu về luân hồi thì các biểu hiên được xem như là dấu tích của tiền kiếp càng ngày càng được phát triển qua nhiều hình thức. Ngoài những biểu hiện đã trình bày như trên, còn có những biểu hiện có thể thấy rõ ở mỗi người qua sự chợt nhớ về hình ảnh môi trường, sự yêu thích hay chán ghét nơi chốn nào đó.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa

Tư liệu 13:32 21/11/2024

“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.

Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tư liệu 14:05 20/11/2024

Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân l‎ý.

Tiếc là con người chỉ có hai tay

Tư liệu 08:20 19/11/2024

Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.

Bay qua miền hạnh phúc

Tư liệu 17:30 18/11/2024

Phật pháp chính là diệu pháp, đã chắp cho tôi đôi cánh, giúp tôi bay lên cao, ra khỏi vực thẳm tuyệt vọng, đi đến miền hạnh phúc…Tôi xin cảm tạ Chư Phật Bồ Tát, cảm tạ tất cả những thiện hữu đã nhọc nhằn tâm lực, công sức vì tôi.

Xem thêm