Đệ tử Phật nguyện cầu gì?
Theo tuệ giác của Thế Tôn, mong ước xây dựng đời sống hạnh phúc bình thường vốn rất quan trọng nhưng quan trọng hơn là thiết lập nền tảng đạo đức để tịnh hóa thân tâm, thăng hoa cuộc sống, hướng đến giải thoát và giác ngộ.
Một thời Thế Tôn ở Sàvatthi, tại Jetavana, vườn ông Anathapindika, dạy các Tỷ kheo:
Này các Tỷ kheo, có hai sự tầm cầu này: Thánh cầu và phi Thánh cầu.
Thế nào là phi Thánh cầu? Ở đây, này các Tỷ kheo, có người tự mình bị sanh, bị già, bị bệnh, bị chết, bị ô nhiễm lại tìm cầu cái bị sanh, bị già, bị bệnh, bị chết, bị ô nhiễm.
Này các Tỷ kheo, cái gì gọi là bị sanh, bị già, bị bệnh, bị chết, bị ô nhiễm? Đó là vợ con, tôi tớ, gia súc, vàng bạc. Chấp thủ, nắm giữ, tham đắm và say mê chúng gọi là tự mình bị sanh, bị già, bị bệnh, bị chết, bị ô nhiễm lại tìm cầu cái bị sanh, bị già, bị bệnh, bị chết, bị ô nhiễm. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là phi Thánh cầu.
Và này các Tỷ kheo, thế nào là Thánh cầu? Ở đây, này các Tỷ kheo, có người tự mình bị sanh, bị già, bị bệnh, bị chết, bị ô nhiễm; sau khi biết rõ sự nguy hại của chúng, tìm cầu cái vô sanh, không già, không bệnh, bất tử, không ô nhiễm, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết bàn. Này các Tỷ kheo như vậy gọi là Thánh cầu.
(ĐTKVN, Trung Bộ I, kinh Thánh cầu [trích], VNCPHVN ấn hành, 1992, tr.361)
Cách chắp tay, ngồi, quỳ, lễ Phật đúng mà Phật tử nên biết
Lời bàn:
Đi chùa, lễ Phật, cầu nguyện an lành, cát tường và thịnh vượng là nét văn hóa tâm linh của những người con Phật. Sự cầu nguyện, mong ước sẽ tốt đẹp hơn trong tương lai là điều cần thiết đối với mọi người.
Đa phần chúng ta thường mong cầu, tìm kiếm những yếu tố hạnh phúc bình thường như sức khỏe, phát tài, bình an gia đạo…nói chung là mong rằng vạn sự như ý. Những mong cầu này là chính đáng, hợp lý và thực tiễn. Tuy vậy, Thế Tôn vẫn răn nhắc rằng đó chưa phải là mong ước, sự tìm cầu cao thượng, Thánh cầu. Bởi đó chỉ là vòng lẩn quẩn của “người tự mình bị sanh, già, bệnh, chết và ô nhiễm lại tìm cầu cái bị sanh, bị già, bị bệnh, bị chết, bị ô nhiễm”.
Theo tuệ giác của Thế Tôn, mong ước xây dựng đời sống hạnh phúc bình thường vốn rất quan trọng nhưng quan trọng hơn là thiết lập nền tảng đạo đức để tịnh hóa thân tâm, thăng hoa cuộc sống, hướng đến giải thoát và giác ngộ. Ở đây, sự mong cầu được nâng lên một tầm cao mới, tìm kiếm sự hoàn thiện nhân cách hơn là sung mãn những nhu cầu vật chất, danh tiếng theo dục vọng tầm thường.
Như vậy, Thánh cầu là mong cầu tối thượng, không thể thiếu trong lộ trình tu học. Do đó, ngoài những mong cầu tốt đẹp bình thường, người tu Phật cần hướng đến những mong cầu cao thượng là tự tại, giải thoát, bằng cách thực hành tự giác và giác tha đến viên mãn.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Năm sự trói buộc trong tâm
Lời Phật dạy 08:00 24/11/2024Tham ái với thân, tập trung lo cho thân tứ đại một cách thái quá, đó là trói buộc. Tham ái đối với năm dục (tiền bạc, sắc dục, danh vị, ăn uống, ngủ nghỉ) và năm trần cảnh (sắc, thanh, hương, vị, xúc) là những trói buộc lớn.
Không đắm nhiễm thì sống vui
Lời Phật dạy 12:25 23/11/2024Hạnh phúc thế thường chủ yếu vẫn quẩn quanh nơi thọ lạc, sự thỏa mãn các giác quan. Người có phước thì sáu căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý luôn tiếp xúc với sáu cảnh trần sắc đẹp, thanh hay, hương thơm, vị ngon, xúc chạm êm ái, cảnh trong tâm (pháp trần) vừa ý, đẹp lòng.
Đức Phật dạy về bốn hạng người không nên xem là bạn?
Lời Phật dạy 18:00 22/11/2024Người nào bạn càng gần gũi, người ấy càng có ảnh hưởng đến bạn.
Thân bệnh mà tâm không khổ
Lời Phật dạy 08:20 22/11/2024Già bệnh là một sự thật của thân này, ai rồi cũng phải trải qua. Hiếm hoi mới có người già mà ít hay không bệnh. Vấn đề là, làm sao khi thân già bệnh mà tâm bớt khổ hoặc không khổ?
Xem thêm