Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 03/01/2021, 08:57 AM

Đích của người tu

Niết Bàn là đích của người tu. Kinh văn Phật đề cập Niết Bàn là nơi chốn cực đẹp, ở đó không có phiền não, có bảy tầng lan can, bảy tầng lưới mành, bảy lớp hàng cây, đều bằng bốn báu vây quanh trọn khắp.

(七 重 欄 楯。七 重 羅 網。七 重 行 樹。皆 是 四 寶 周 匝圍 繞 [1]; là một trạng thái viễn ly điên đảo mộng tưởng(遠離顛倒夢想 [2].)

Niết Bàn là trạng thái siêu việt, một cõi cực lạc trong Kinh văn. Người tu dù xuất gia hay tại gia để đạt được Niết Bàn cần phải có chành niệm về giáo lý Bất Nhị (Vô nhị Pháp, 無  二  法[3]) trong cuộc sống và tu học. Không có cũng không không, không xấu cũng không đẹp. không đến cũng không đi, mọi vật đều vô thường và không có cái ngã riêng biệt (無  二  法, vô nhị Pháp [4]).

Tôi học Kinh Hoa Nghiêm

nguoi-tu-Phatgiao.org.vn 1

Người tu trước khi giải thoát cho chúng sanh hoặc đưa chúng sanh đến cung trời đao lợi ở cõi Cực Lạc, thì hãy tìm lợi lạc thanh tịnh cho bản thân của người tu. Đi tu không chỉ để tụng đám ma, cúng vong với áo mão đầy màu sắc mê tín huyễn hoặc. Đi tu là thanh tịnh và vượt qua được ý niệm về sinh tử cho bản thân (清  淨  渡  淵, thanh tịnh độ uyên [5]).                      

Người tu phải tháo gỡ được mọi ràng buộc vào ái dục. Cắt bỏ ham muốn, luyến ái, bám víu thường tình đối với người và đối với vật. Ngày hôm nay, có không ít vị tỳ kheo có iphone, có ipad chỉ để chụp ảnh cho đẹp; có đến 03 nickname trên internet nhưng để chát hoặc có những giao tiếp không chánh hành. Ngày nay, không nên đòi hỏi vị sư chỉ có ba cái áo và một bình bát (Tam y nhất bát, 三衣一鉢 [6]), nhưng đại chúng cần những người con cháu của Đức Phật biết sống giản đơn và biết tu tập theo đúng tinh thần Bát Chánh Đạo.

Nhân dịp năm mới, năm 2021, mong thay đại chúng không còn những chỉ trích không hay như năm 2020. Biết sám hối là cách để người tu tinh tấn.

Chẳng trụ vào đâu để sanh tâm mình

nguoi-tu-Phatgiao.org.vn 2

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.     

Chú thích:         

[1] Kinh A Di Đà.

[2] Bát Nhã Tâm Kinh.

[3]  Phẩm Phạm Chí, Kinh Pháp Cú.

[4] Phẩm Phạm Chí, Kinh Pháp Cú.

[5] Phẩm Phạm Chí, Kinh Pháp Cú.

[6] Luật Ma ha tăng kì quyển 8.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thiền năng lượng rung động cộng hưởng trong chăm sóc tâm lý và phát triển tiềm năng

Góc nhìn Phật tử 10:23 10/09/2024

Trong bối cảnh sức khỏe tâm lý toàn cầu ngày càng trở nên đáng lo ngại, đặc biệt là chứng tự kỷ, phương pháp Thiền năng lượng rung động cộng hưởng chuyển hóa của Tâm Việt EduEco đã xuất hiện như một giải pháp mới.

Có khi tôi lén Phật tìm về quá khứ…

Góc nhìn Phật tử 13:29 09/09/2024

Hồi nhỏ hè về chỉ muốn đi chơi đâu đó thật xa. Lớn rồi lúc rảnh rỗi chỉ muốn về lại gốc me ở quê nhà thuở bé…

Nhận ra và buông bỏ “cái ta ảo tưởng”

Góc nhìn Phật tử 09:00 09/09/2024

Trong dòng chảy vội vã của cuộc đời, con người thường bị cuốn vào những ảo tưởng về chính mình, một "cái ta" đầy kiêu hãnh, ích kỷ và mơ mộng. Những ảo tưởng này như làn sương mờ, che phủ tâm hồn, làm mờ đi ánh sáng của sự chân thật.

Truyện ngắn: Cơn lũ đi qua…

Góc nhìn Phật tử 14:23 08/09/2024

Cơn lũ quét ngang qua làng một vệt cong như lưỡi liềm. Lưỡi của lũ sắc lẹm xiến ngang ngôi nhà chỉ còn lại góc tường hở từng thớ gạch. Ông già suýt chết chìm trong lũ chỉ vì cố nhoài người cứu lấy cái hòm tôn. May mà thằng con lực điền kịp lao ra lôi lại.

Xem thêm