Tôi học Kinh Hoa Nghiêm
Kinh Hoa Nghiêm là Bồ Tát hạnh lấy Từ Bi làm gốc để phát triển Trí Tuệ, có Từ Bi thì Trí Tuệ mới đi đúng đường, có Trí Tuệ thì Từ Bi mới xứng đáng có ý nghĩa.
Lịch sử
Khi Đức Phật cố gắng ra được bìa rừng với thân đói rét gầy xương do tu khổ hạnh lâu ngày. Ngài kiệt sức và được cô bé chăn bò Cát Tường cho uống bát sữa. Người mới bảo cùng 5 anh em Kiều Trần Như rằng tu khổ hạnh diệt thân này là sai lầm không thể đạt được giác ngộ. 5 anh em Kiều Trần Như có người chế nhạo Đức Phật là con vua hoàng tử sống sung sướng nên không chịu nổi tu khổ hạnh. Riêng người anh cả bảo không phải vậy. Đức Phật chia tay với 5 anh em Kiều Trần Như và hẹn khi nào đạt được giác ngộ sẽ giảng ưu tiên cho 5 anh em. Người ra đi tìm một nơi chốn để ngồi thiền tu tập cho giác ngộ, đứng cạnh con suối chảy người nguyện rằng ta sẽ thiền đạt giác ngộ nhất quyết nếu được xin hãy cho chiếc là đứng yên trên dòng nước chảy. Thật vậy chiếc lá đứng yên khi nước vẫn chảy trôi quanh. Đức Phật ra đi tìm và lúc bấy giờ chư thiên và Bồ Tát bao quanh người, hướng dẫn người tìm chỗ để ngồi thiền. Người định ngồi trên đỉnh núi, chư thiên Bồ Tát không đồng ý, người đi tiếp xuống giữa núi, cũng không đồng ý rồi xuống chân núi cũng không được. Đến một nơi kia là cây Bồ Đề người được chư thiên và Bồ Tát đồng ý chọn làm nơi ngồi thiền cho người.
Sau 49 ngày thiền định, sau bao nhiêu lần ma vương hiện ra phá rối và được chư thiên Bồ Tát bảo vệ người. Đức Phật cuối cùng đắc đạo chánh đẳng chánh giác. Người đập tay xuống đất và ngửa mặt lên trời tự nói đất chứng, trời chứng và ta chứng sự giác ngộ này. Người bảo với các chư thiên và Bồ Tát rằng chúng sinh vô minh không thể hiểu được ý nghĩa sự giác ngộ này nên người định nhập niết bàn ngay. Chư thiên Bồ Tát khẩn xin người vì lòng từ bi hãy ở lại mà giảng giáo pháp này cho chúng sinh để giải thoát sinh tử luân hồi. Người chấp thuận và người chấp thuận lời yêu cầu của chư thiên Bồ Tát yêu cầu người giảng cho họ về giáo pháp chánh đẳng chánh giác này. Đức Phật giảng bài pháp trong thiền định cho chư thiên Bồ Tát bằng tâm niệm chuyển truyền qua tâm của chư thiên Bồ Tát. Tất cả là 21 ngày, người ngồi thiền định im lặng mà trong kinh A Hàm Phật giáo Nguyên Thuỷ cũng chứng nhận Phật ngồi thiền 21 ngày, sau đó mới đi gặp 5 anh em Kiều Trần Như giảng về Vô Ngã tướng và Tứ Diệu Đế. Vì giảng bằng tâm cho Bồ Tát nên người im lặng trong 21 ngày thiền định. Đó là kinh Hoa Nghiêm. Tất cả 3 bộ kinh này có được từ long cung, Bồ Tát Long Thọ xuống long cung lấy lên, chỉ lấy được bộ Tiểu Hoa Nghiêm gồm 100000 bài kệ thu gọn thành 45000 bài kệ và truyền qua Trung Hoa phát triển vào năm đời nhà Tấn.
Chánh niệm theo Kinh Hoa Nghiêm
Rồi 200 năm sau đời nhà Đường do vua Võ Tắc Thiên phổ biến. Như vậy Long Thọ là người viết kinh này? Điều này cũng hợp lý vì trong 10 Huyền Môn còn gọi là 10 Giáo môn Hoa Nghiêm tông thì hai Giáo môn đầu tiên là nói về Vô Ngã và Vô Pháp hay theo Trung Quán Luận có Chân Không Diệu Hửu. Kinh Hoa Nghiêm gọi danh Đức Phật là Tỳ Lô Giá Na Phật và giải thích kinh theo Tánh Không và Nhất Thiết trí mới đạt Nhãn Quan Viên Dung. Chúng ta hiểu kinh Hoa Nghiêm cần thông qua Trung Quán và Duy Thức Luận mới hiểu thấu triệt ý nghĩa cao siêu của kinh. Đại Thừa là cổ xe lớn vì có tu thành Phật là phải kinh qua tu thành Bồ Tát trước mà Bồ Tát là xem nổi đau khổ chúng sinh là đau khổ của chính mình. Còn Nguyên Thủy tu thành A La Hán là xem đau khổ chính mình mà tu giải thoát cho chính mình mà thôi. Sau đó thành lập tông Hoa Nghiêm do 3 vị tổ kế tiếp nhau: Đỗ Thuận 557-640 rồi Trí Nghiêm 602-668 va Pháp Tăng 643-712 sau Tây Lịch. Đến đời vua Võ Tắc Thiên phổ biến rộng với bài kệ mở đầu kinh Hoa Nghiêm: Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp, bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ, Ngã kim kiến văn đắc thọ trì, nguyện giải như lai chân thật nghĩa. Phật pháp rộng sâu rất nhiệm mầu. Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu. Con nay nghe được chuyên trì tụng. Nguyện rõ Như Lai nghĩa nhiệm mầu. Vì phát triển từ Trung hoa nên kinh Hoa Nghiêm bi xen lẫn đạo Lão giáo rất nhiều và được 2 vị tổ đầu là Đỗ Thuận thì giảng theo Tánh Không Trung Quán Luận và tổ thứ hai là Trí Nghiêm giảng theo Duy Thức Học. Đến đời thứ ba là Pháp Tăng thì tổng hợp cả hai. Vì kinh Hoa Nghiêm quá sâu xa và cao thâm do giảng cho Bồ Tát Thập Địa nên kinh có nhiều chữ hán việt rất khó hiểu và trừu tượng. Kinh Hoa Nghiêm từ văn tự đi vào tư duy rồi thiền định, rồi từ thiền định phát sinh tuệ giác và dùng tuệ giác quan sát vạn vật chung quanh với Lý và Sự. Chúng tôi xin dẫn giải theo ngôn ngữ thông dụng để chúng ta cùng học kinh Hoa Nghiêm ý nghĩa sâu xa cao siêu này.
Nội dung và triết học
Phật giáo Đại Thừa là tu thành Phật, muốn thành Phật phải thành Bồ Tát trước rồi mới thành Phật được. Vậy tu thành Bồ Tát là tu theo Hoa Nghiêm là Bồ Tát hạnh. Lấy Giáo, Lý, Hành và Quả mà phán đoán. Kinh Hoa Nghiêm Đức Phật giảng cho các Bồ Tát trong thiền định. Chủ đích là chữ Tâm. Cốt lỏi Hoa Nghiêm tông là Nhất Thiết Duy Tâm Tạo, và Nhất Tâm Chân Như, Pháp Giới Duyên Khởi. Một là Tất cả và Tất cả là Một. Kinh giảng cho Bồ Tát đắc quả vị từ 1 cho đến 10 gọi là Thập Địa Bồ Tát. Kinh bao gồm 10 Huyền Môn , 6 Tướng và 4 Pháp Giới. Chúng ta lần lược tìm hiểu từng câu cốt lỏi kinh.
a. Nhất Thiết Duy Tâm Tạo. Một là Tất cả Tất cả là Một. Khi Duy Thức ra đời với vạn pháp Duy Thức, tam cõi Duy Tâm. Ba cõi là quá khứ hiện tại tương lai chỉ do Tâm mà có. Gom lại tất cả do một là Tâm thức, Tâm thức này tạo ra tất cả. Chúng ta hiểu rằng vạn vật do chúng ta nhìn thấy sờ thấy hình dáng nghe thấy mà ý thức ta nhận được nó rồi đặt cho nó cái tên là nó hiện hữu. Với chúng ta nó có tên theo chúng ta, nhưng với con chó nó không phải là như thế. Với loài khác nó cũng không có tên hay tính chất như con người. Như vậy vạn pháp nó bị lệ thuộc vào ý thức của chúng ta mà ý thức này có được từ khi ta sinh ra làm người. Khi trẻ con lớn thì chấp nhận hình tướng chấp nhận có một không gian có một thời gian rồi dẫn đến có số lượng. Tất cả là ý thức phân biệt. Như vậy vạn pháp Duy Thức. Riêng về Tâm, Phật dạy con người có 5 uẩn, uẩn sắc là thân thể ta còn lại 4 uẩn kia là Tâm ta. Duy Thức gọi là Tâm thức thì gồm có 5 thức đầu do 5 giác quan gặp đối tượng tạo ra thức. 6 căn gặp 6 trần tạo 6 thức. 5 thức đầu gom lại vào ý thức số 6 rồi thức số 6 chuyển vận qua Ý căn tạo thức số 7 là Mạc Na Thức rồi chuyển vào tồn trữ Tàng Thức là A lại Da Thức số 8. Tất cả gọi là Tâm.
Như vậy vạn vật sự vật đều do Tâm ta tạo ra nên nó hiện hữu. Vậy nếu có một cõi nào để đi về thì Duy Thức cũng báo là do Tâm ta tạo ra cõi đó mà đi về. Nói theo Duy Tâm thì Tâm có trước rồi vật thể có sau do Tâm tạo ra. Nhưng đạo Phật từ chối Duy Tâm hay Duy Vật. Không có cái nào có trước mà nó có do duyên kết hợp hay chia lìa. Vật do duyên hội tụ mà hiện ra rồi thức mới nhận nó ra mà đặt tên, thức sáng tạo ra phát minh sáng chế vật dụng đặt tên rồi vật được chế tạo ra theo thức do duyên tụ lại. Như vậy không có cái nào có trước hay sau mà tất cả do duyên và thức vận hành. Ta ngắm nhìn các ngôi sao ban đêm, tất cả ánh sáng vì sao có khi cả vạn năm ánh sáng đi xa ngàn dặm với tốc độ ánh sáng là cao nhất. Tất cả các vì sao đó quy tụ vào một con mắt nhỏ bé của chúng ta và chuyển lên não bộ để nhận thức được. Tất cả là Một. Stephen Hawking có lẽ do thiền định mà khám phá lý thuyết Big Bang: một Quark nhỏ bé hơn nguyên tử đầu tiên trong vũ trụ gặp hai năng lượng to lớn Positive và negative va chạm nhau thành sự bùng nổ rồi năng lượng bùng nổ đó biến ra vật chất rồi vật chất tiêu tan biến ra năng lượng theo luật bảo vệ năng lượng của Einstein. Từ một Quark đó tạo ra muôn ngàn hành tinh dải ngân hà giãn nở đi rộng ra mãi mãi không bao giờ ngừng lại. Một là Tất cả. Ngày nay khoa học dùng kính viễn vọng của các vệ tinh bay trên quỹ đạo chụp hình trái đất thì Một là Tất cả và Tất cả là Một áp dụng rất rõ rệt. Với Vệ tinh nhân tạo đó có thể thu tóm cả một quốc gia thành một điểm cánh cửa sổ một căn nhà và ngược lại qua máy vi tính.
b. Nhất Tâm Chân Như Pháp Giới Duyên Khởi. Phật giáo Nguyên Thủy Phật đã giảng về 12 nhân duyên còn gọi là Nghiệp Cảm Duyên Khởi, tức là duyên do Nghiệp báo dẫn đường và Cảm thọ. Sau đó đến hàng Đại Thừa Bồ Tát thì duyên này thành A Lại Da Duyên Khởi, tức là chủng tử xâm nhập hàng ngày vào Tàng Thức để tạo nghiệp cảm luân hồi. Có nghĩa là đằng sau nguyên nhân của Nghiệp Cảm Duyên Khởi đó là do các chủng tử ở Tàng Thức tạo thành Nghiệp, đó là A Lại Da Duyên Khởi. Đi sâu hơn về chủng tử này thì mới biết Chân Như, tùy duyên sinh ra chủng tử xâm nhập vào A Lại Da Thức, nên gọi là Chân Như Duyên Khởi. Cuối cùng là các pháp làm duyên cho nhau chằng chịt như một matrix, gọi là Pháp Giới Duyên Khởi hay Trùng Trùng Duyên Khởi. Duyên Khởi này giữa các pháp với nhau làm duyên, viên thông hỗ trợ nhau mà thành hình. Do duyên trùng trùng như thế nên có sự chuyển đổi theo luật Tùy duyên mà Bất biến rồi trở về Bất biến mà Tùy duyên.
Tương tự như định luật Vật chất và Năng lượng (mass and energy conversion) của Einstein gọi là định luật Bảo Tồn Năng Lượng: Vật chất tiêu hủy thành Năng lượng và ngược lại, không bao giờ có sự mất tiêu diệt vĩnh viễn. Einstein đã từng bảo nếu bạn cho tôi một phương cách làm biến mất một hạt cát, thì tôi có thể làm cho cả vũ trụ này biến mất. Phật cũng đã dạy khi các Chân Như do Tùy duyên mà hội tụ lại thì thành ra con người chúng ta, và nay khi ta chết thì Tùy duyên thành Bất biến Chân Như trở lại. Nói cho dễ hiểu khi có duyên thì hydrogen kết hợp với oxygen thành nước H2O và nước này vô thường thay đổi từ dạng lỏng thành thể hơi và ngược lại, nay duyên diệt thì nước trả về lại hydrogen và oxygen đó là Đơn chất (element) bất biến chân thật. Khi hội tụ đủ duyên thì 5 uẩn và 7 đại đã tạo thành hình chúng ta, nay thì 5 uẩn tan rã thì trả 5 uẩn về lại cho 5 uẩn, 7 đại về lại 7 đại Chân Như của chúng. Nhất Tâm Chân Như là vậy, Tâm chỉ có một Chân Như và Một đó sinh ra muôn vàng các pháp khác nhau. Và các pháp này do Chân Như hoá hiên lại vận hành theo Duyên mà có gọi là Pháp Giới Duyên Khởi. Kinh Hoa Nghiêm lại chú trọng đến Duyên Khởi trùng trùng này và gọi nó chằng chịt với nhau như một matrix toán học. Theo nhà Vật Lý Bohm có trò chuyện với thiền sư Krishnamarti về khoa học và nhân sinh. Trong đó nhà vật lý này chấp nhận các pháp xảy ra theo một trật tự Thu Nhiếp (implicate order) ngược lại trật tự Khai Phóng (explicate order). Khai Phóng là vạn pháp triển khai tăng lên mở rộng ra chia ra thành nhiều riêng biệt. Ngược lại Thu Nhiếp là thu tóm tất cả rộng đó thu gọn nhỏ lại thành một. Vật lý nguyên tử đều làm như vậy đúng câu kinh là Một là Tất cả Tất cả là Một của Hoa Nghiêm.
Chân Không Diệu Hữu trong kinh Hoa Nghiêm
Vật lý lượng tử có nguyên lý Hỗ Nhập Hỗ Tức tựa là Thu Nhiếp và Khai Phóng của Bohm. Nguyên lý này giải thích trong ánh sáng trắng có 7 ánh sáng màu sắc khác nhau nó hổ tương hoà nhập nhau giao thoa nhau không tiêu diệt lẫn nhau. Tất cả đều ở dưới dạng sóng mà con người không thể thấy biết được. Đạo Phật nói đến tâm Chân Như là Một và từ Một đó hiện hữu các pháp hay các pháp thu về Một tâm Chân Như. Chúng ta thiền định là dùng một niệm mà quán chiếu. Từ một niệm chúng ta có thể dẫn giải ra thành vạn pháp vận hành và ngược lại vạn pháp thu về một niệm của tâm thức. Hành giả thiền định theo Phật là có thể điều hành bằng niệm của mình. Hiểu rõ về niệm tức hiểu tại sao Đức Phật chỉ có 21 ngày mà giảng Hoa Nghiêm kinh trên 100000 bài kệ vì bằng một niệm đã có thể có 3000 bài kệ rồi. Bằng thiền định hành giả có thể điều khiển niệm của mình từ lúc nó chưa sinh ra theo Vô niệm của lục tổ Huệ Năng, hay kiểm soát vọng niệm không theo, hay nhất niệm vô minh là gồm tất cả vọng niệm thành một niệm nhất niệm vô minh. Niệm được hiểu là tư tưởng thì vận tốc tư tưởng gần bằng vận tốc của ánh sáng nên từ đó Đức Phật bằng niệm mà nhìn được trở về quá khứ cả ngàn kiếp trước của chính mình hay của đối tượng người khác mình. Einstein cho là nếu vận tốc một phi thuyền bằng vận tốc ánh sáng thì sẽ thu nhiếp thời gian lại thành zero tức là lúc khởi đầu của một niệm hay Bản Lai Diện Mục của chúng ta. Trở lại kiếp trước bằng niệm trở về do thiền định. Niệm được hiểu theo y khoa là sự vận chuyển điện tử của các neuron thần kinh lên võ não mà sự vận chuyển điện tử này xảy ra do các ion của dung dịch khoáng (mineral fluid) cơ thể tạo thành điện từ, dưới từ trường trái đất thì thành lực điện từ di chuyển nhanh gần như vận chuyển của ánh sáng. Kinh Hoa Nghiêm cho Bồ Tát có thể hóa thân thành vạn vật cây cỏ hay đất núi xem tất cả là Tỳ Lô giá na Phật nên Bồ Tát coi đó là Phật tánh. Chính Phật mới triển khai về Phật vị tuyên thuyết diệu pháp. Phật có Báo Thân bên trong và sinh mạng như chúng sinh ở bên ngoài. Hoa Nghiêm đưa ra Báo Thân Phật ở tất cả muôn loài nên có 10 thân Bồ Tát khi tu tập. Nhìn đồi núi sông ngòi cảnh chùa thanh tịnh cũng vô tình thuyết pháp lời Phật dạy vì Phật có thể đã trải thân Phật ra muôn loài đất núi sông ngòi cây cỏ.
Thập Huyền Môn
Thầy Thích Nhất Hạnh gọi tên là Thập Giáo của Hoa Nghiêm tông
- Đồng Thời Cụ Túc Tương Ứng Môn: Mọi pháp đều Vô ngã, Vô thường, dung thông vô ngại thời gian không gian động lực đều xảy ra đồng thời cùng một lúc tương sinh tương nhiếp tương nhập tương diệt không có pháp nào tự một mình riêng biệt. Thầy Thích Nhất Hạnh gọi là Ngã Pháp Câu Hữu
- Nhân Đà La Võng Cảnh Giới Môn: trên khung trời Đế Thích có một mạng lưới rộng lớn mọi mắt lưới có một viên ngọc chiếu sáng hòa hợp lẫn nhau lập thành muốn sắc tráng lệ huy hoàng. Có nghĩa là các pháp liên quan mật thiết với nhau. Mỗi cá nhân đều gây ảnh hưởng cho một cộng đồng. Thầy Thích Nhất Hạnh gọi là Ngã Vô Pháp Hữu
- Bí Mật Ẩn Hiển Câu Thành Môn: các pháp có ẩn có hiện có trong có ngoài tương nhập tương túc vì cùng một thể tánh. Thầy Thích Nhất Hạnh gọi là Pháp Vô Khứ Lai
- Vi Tế Tương Dung An Lập Môn: một pháp chứa nhiều pháp khác tương dung nhau. Cực tiểu và cực đại viên thông nhau. Thầy Thích Nhất Hạnh gọi là Hiện Thông Giả Thật
- Thập Thế Cách Pháp Dị Thành Môn: trong giấc mơ ta thấy quá khứ hiện tại tương lai đều xuất hiện kiếp trước kiếp sau đều chịu ảnh hưởng của vũ trụ không gian đồng nhất thể. Thầy Thích Nhất Hạnh gọi là Tục Vọng Chân Thật
- Chư Tạng Thuần Tạp Cụ Đức Môn: Tất cả dung thông vô ngại mặc dù nó khác nhau đối lập nhau như Thuần Tạp, Chủ Khách, Tâm Vật, Tính Tướng, Lý Sự, Chất Lượng Năng Lượng, Bản Thể Hiện Tượng. Cái này thành cái kia dung thông. Thầy Thích Nhất Hạnh gọi là Chư Pháp Đản Danh
- Nhất Đa Tương Dung Bất Đồng Môn: tất cả dù một hay nhiều đều dung thông vô ngại với nhau. Thầy Thích Nhất Hạnh gọi là Nhất THiết Giai Không
- Chư Pháp Tương Tức Tự Tại Môn: Một là tất cả Tất cả là một, hình tượng khác nhau nhưng thể tính là một bình đẳng như nhau. Thầy Thích Nhất Hạnh gọi là Chân đức Bất Không
- Duy Tâm Hồi Chuyển Thiện Thành Môn: Tâm làm chủ tất cả , do Tâm mới có Lý và Sự, Nhất Thiết Duy Tâm Tạo .Khi Cảnh Tịch thì Cảnh là Tâm, khi Tâm chiếu thì Tâm là Cảnh. Tịch và Chiếu là hai mặt đồng tiền. Thầy Thích Nhất Hạnh gọi là Tướng Tưởng Câu Tuyệt
- Thác Sự Hiển Pháp Sinh Giải Môn: Vạn vật đồng nhất thể nên các pháp vô thường đều dung thông cho nhau vũ trụ nhịp nhàng trật tự bất khả phân chia. Vạn vật có khác đều do tâm mà sinh khác nhưng đồng nhất về Thể Tánh. Thầy Thích Nhất Hạnh gọi là Viên Minh Cụ Đức.
Loài rồng trong Kinh Hoa Nghiêm
Sáu Tướng
1. Tổng Tướng: tướng bao quát.
2. Biệt Tướng: tướng đặc biệt, nhiều Biệt Tướng câu thành Tổng Tướng.
3. Đồng Tướng: tướng giong nhau của một số sự vật.
4. Dị Tướng: Tướng khác nhau của sự vật.
5. Thành Tướng: tướng thành tựu của kết hợp nhau thành sự vật.
6. Hoại Tướng: Sự tan rã của vật lớn chia ra thành vật nhỏ. Ba tướng Biệt Dị Hoại là hiện tượng sai biệt gây trở ngại, còn 3 tướng Tổng Đồng Thành là bản chất viên dung bình đẳng không sai biệt không gây trở ngại.
Bốn Pháp Giới
1. Sự Pháp Giới: Sự là sắc tướng, vật chất hành động, mỗi hiện tượng trong trời đất, mỗi năng lực biểu hiện tư duy nhất là tâm Chân Như. Sự Pháp Giới chỉ rộng nghĩa là không gian bao la vũ trụ .
2. Lý Pháp Giới: Lý là lý thuyết lý lẽ là bản thể là Chân Như có 4 đức tính Thường Lạc Ngã Tịnh. Đó là Chân Như bình đẳng vô phân biệt có nhiều tên là Pháp Thân Phập Tánh Thể Tánh Thực tướng Bản Lai Diện Mục
3. Lý Sự Vô Ngại Pháp Giới: Vì Pháp Giới Duyên Khởi nên Lý và Sự không ngần ngại nhau theo Tuỳ Duyên mà Bất Biến rồi từ Bất Biến mà Tùy Duyên. Trong Lý có Sự và
trong Sự có Lý chằng chịt làm duyên cho nhau tương thông tương nhiếp với nhau như ánh sáng có hòa hợp nhiều ánh sáng màu trong ánh sáng trắng. Lý Sự hoà hợp giữa vô tướng và hửu tướng giữa nước với sóng giữa tâm và vật. Chân Như và Hiện Tướng. Lý Sự không thể tách rời riêng ra được như hai mặt của bàn tay. Có khi nó làm nhân quả cho nhau, có khi nó làm duyên cho nhau. Tuy khác nhau về hình thể nhưng đồng một thể tánh Lý và Sự hoà nhập nhau. Theo Đại Thừa Khởi Tín thì Lý là Thể, Sự là Tướng và Dụng ở giữa nên vien dung nhau nhờ có Dụng nên Thể và Tướng viên dung tương nhiếp nhau. Dụng là nối liền sự viên dung này. Tóm lại Lý Sự Vô Ngại Pháp Giới là nói đến chúng là hữu tướng và vô tướng, bản chất và hiện tượng, chúng hiện hữu dung thông nhau như nhân quả, duyên khởi, như Dụng giữa Thể và Tướng, như lồng vô trong của cả hai. Nên gọi là Tức, Lý Tức Sự, Sự Tức Lý, Tâm Tức Tướng Tướng Tức Tâm. Lý là Thể Dụng của Tướng, Sự là Tướng Dụng của Lý. Chúng ta thiền định quan sát vạn vật chung quanh mình đều nhận ra Lý Sự viên dung trong mọi pháp xảy ra hàng sắc na.
4. Sự Sự Vô Ngại Pháp Giới: Đây là phần chính của kinh Hoa Nghiêm. Sự là không gian và thời gian, cả hai dung thông nhau. Sự dung thông này giữa không gian và không gian giữa thời gian với thời gian, rồi giữa không gian và thời gian. Khoa học vật lý có không gian 4 chiều cũng từ đây. Đứng về hình tướng thì kinh Hoa Nghiêm có 3 tướng dung thông và có 3 tướng ngăn ngại không dung thông. Nhưng cả 6 tướng này đều hiện hữu trên các pháp đồng một lúc lại viên thông nhau. Thí dụ Thể và Tánh là tướng Đồng lại nằm trong cái Tướng Dị là Sự Tướng, Đồng chiếu ảnh trong Dị và Dị chiếu trong Đồng Tất cả viên thông vô ngại với nhau. Như đã thí dụ trong ánh sáng trắng có đủ ảnh sáng 7 màu hòa hợp với nhau mà mắt ta không nhìn được. Phải dùng tuệ giác bằng trực giác của thiền định chúng ta mới nhận ra Sự Sự Vô Ngại Pháp Giới hiện hữu từng sắc nà của các pháp với nhau. Một là tất cả là như vậy. Tu thành Bồ Tát là đạt cái nhìn như thế. Mọi Sự Sự dung thông nhau tuy bề ngoài khác nhau về tướng nhưng bề trong là Thể thì là một Chân Như Tuyệt đối và Bồ Tát nhìn sự đời là huyễn ảo không có thật đạt được cảnh giới bất tư nghị, không chướng ngại nên Bồ Tát có thể làm được các việc mà người thường không làm được, như di chuyển vượt qua ba cõi Dục Sắc và Vô Sắc Giới. Bồ Tát có thể thu nhiếp vạn vật vào một hạt cải và có thể giản nở từ hạt cải ra vũ trụ vạn vật. Kinh Hoa Nghiêm đưa ra Bồ Tát có thể thu lại hoặc kéo dài ra thời gian và không gian, tương tự như nhà Vật lý Bohm nói về nguyên tử lượng tử có tánh chất thu nhiếp và giãn nở. Đó là không gian riêng, về thời gian thì vật lý cho rằng nó theo không gian mà có. Riêng đạo Phật được giải thích là đó Niệm. Vì Niệm có tốc độ tư tưởng nên đi nhanh gần bằng tốc độ ánh sáng nên có thể Niệm lam thu lại thời gian hay làm giản nở thời gian.
Vạn vật chỉ có hai tánh cách là Bình Đẳng và Sai Biệt. 3 tướng Bình Đẳng là Tổng Động Thành với ba tướng Sai Biệt là Biệt Dị Hoại . Tất cả vạn vật đều chứa đủ 6 tướng này với nhau mà Bồ Tát thấu hiểu sự viên dung của chúng. Trong hiện tượng hình thể thì 3 tướng Sai Biệt nhưng bản chất là 3 tướng Bình Đẳng. Áp dụng tư tưởng Bất Nhị ở điểm này. Hiểu rộng ra Sự Sự Vô Ngại Pháp Giới là đối xử giữa người với người bằng tâm từ bi Bồ Tát hạnh tạo nên một xã hội lý tưởng viên dung bình đẳng và sống trong tuệ giác. Tu Hoa Nghiêm là tu làm Bồ Tát hạnh ở điểm này. Các bậc trưởng thượng thường giảng kinh Hoa Nghiêm với Sự Sự Vô Ngại Pháp Giới đưa ra thực tế đời sống nhập thế đối xử với nhau viên dung từ bi bình đẳng, chính vì thế nên Hoàng đế Võ Tắc Thiên mới mời vị sư giảng bài kinh này cho mọi quần thần dân chúng nghe. Trong đời sống hàng ngày chúng ta áp dụng Hoa Nghiêm kinh này như một bước tu tập hành đạo của Bồ Tát. Về đề mục này sẽ có nghiên cứu riêng vì rất dài và phức tạp như tổng họp mọi lối xử thế của Khổng, Lão và Phật giáo. Đại Thừa là cổ xe lớn độ chúng sinh. Tu Tịnh Độ thì lên cõi Tịnh Độ để tu tập tiếp. Tu Thiền thì đạt thành Tổ. Tu Hoa Nghiêm và Pháp Hoa đạt thành Bồ Tát rồi mới lên thành Phật quả vị cao nhất. Tu Hoa Nghiêm là người với người là Bồ Tát với chúng sinh lấy tình thương từ bi mà vô ngại viên thông đối xử nhau. Tu thành Bồ Tát không chỉ có Từ Bi mà còn có Tuệ Giác nên phải quán chiếu đạt tánh giác trong tâm Từ Bi. Từ Bi không chỉ thu gọn làm công quả chấp tác là tu phước hay đi bố thí cứu người.
Ý nghĩa thành đạo theo Kinh Hoa Nghiêm
Kết luận
Đạo Phật là chim đại bàng với đôi cánh Từ bi và Tuệ giác. Kinh Hoa Nghiêm là Bồ Tát hạnh lấy Từ Bi làm gốc để phát triển Trí Tuệ. Có Từ Bi thì Trí Tuệ mới đi đúng đường, có Trí Tuệ thì Từ Bi mới xứng đáng có ý nghĩa. Học Bồ Tát hạnh là có 10 địa vị, mà mỗi địa vị tương ứng một cấp bậc của tu hành như 10 Huyền Môn. Chủ yếu là Tu Tâm. Đầu tiên là quan điểm Hoa Nghiêm là vũ trụ vạn vật kiên kết nhau như một Duyên Khởi Trùng Trùng mà theo khoa học vật lý là sự Thu Nhiếp hay mở rộng của vạn vật tùy theo thời gian biến chuyển. Vì nó lồng trong nhau nên gọi là Matrix chằng chịt xen lẫn như ánh sáng chan hòa. Mỗi một ánh sáng có chứa hàng chục màu sắc khác nhau nhưng hình thể là ánh sáng trắng. Sự tương dung nó như thế. Lấy Chân Như là cốt lỏi, lấy tâm là Chân Tâm làm cốt lỏi thì sự sự vật vật tuy làm duyên cho nhau chằng chịt trùng trùng nhưng nó có một bản thể chung và có tánh chất tương đồng không chống đối gây trở ngại nhau. Từ đó Bồ Tát tìm thấy tu hành cũng vậy, xây dựng một xã hội cộng đồng lấy tâm từ bi làm bản chất đối xử nhau. Chúng ta có 10 thân trong tu Bồ Tát Hạnh: Ngũ Ấm Thân, Quốc độ Thân, Chúng sinh Thân, Thanh Văn Thân, Duyên Giác Thân, Bồ Tát Thân, Như lai Thân, Trí Thân, Pháp Thân, Hư Không Thân. Từ thấp đến cao là quả vị Phật.
Căn bản đầu tiên vẫn là Ngũ Ấm mà tu hành. Khi tu tập Hoa Nghiêm mới nhận ra tánh Phật có trong muôn loài và chúng ta tu làm Bồ Tát thì cũng như Phật thấy thân mình biểu hiện ra muôn loài vô tình hay hữu tình từ cục đá đến cây cỏ đến muôn thú và con người. Hoa Nghiêm giải thích Bồ Tát tu hành tự nhập vào muôn loài mà có 10 thân kể trên. Tương ứng Duy Thức Luận cũng bảo rằng chúng ta có ý thức nên mọi sự vật đều do thức kết vào mà nó hiện hữu. Tu Hoa Nghiêm là tu Bồ Tát quan trọng người đối xử người không như là chó sói mà là Từ Bi Bình Đẳng viên thông. Kinh có vài việc rất cao siêu như Bồ Tát hoá hiện ra muôn loài cây cỏ núi sông và Bồ Tát có thể thu nhiếp hay giãn nở vạn pháp thời gian không gian trong vũ trụ. Kinh cũng nói đến sự chằng chịt Duyên Khởi của pháp đối nghịch nhau đồng tồn tại và lồng trong nhau, như vậy bỏ nhị biên phân biệt khi đi về bản chất của vạn pháp. Việc này thích hợp với lý thuyết của Trung Quán Luận. Kinh Hoa Nghiêm cũng cho ta giải thích được tại sao ta vào chùa lạy tượng Phật bằng gỗ đá xi-ment mà vẫn hiệu nghiệm vì tất cả đều là Phật là Báo Thân Phật hay Tỳ Lô Giá Na Thân.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường
Nghiên cứu 09:45 03/11/2024Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...
Làm thế nào để tiêu trừ tội nạo phá thai?
Nghiên cứu 15:36 02/11/2024Trong kinh Phật Thuyết Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni có nói rằng, nạo phá thai là một tội sát sinh vô cùng lớn, quả báo cũng rất nặng. Tại sao trong cuốn Hiện Đại Nhân Quả Thực Lục do thầy viết lại không có ví dụ nào về việc này?
Thai nhi thích nghe Kinh Địa Tạng
Nghiên cứu 15:06 02/11/2024Một người hàng xóm nói với tôi rằng, con gái bà ấy đang mang thai tám tháng rồi, phản ứng thai nghén rất mạnh. Trong mấy tháng gần đây, thai nhi thường xuyên đấm đá trong bụng, khiến con gái bà ấy rất đau đớn.
Lối sống mang lại hạnh phúc từ triết lý tiết độ trong kinh Trung A Hàm
Nghiên cứu 08:10 01/11/2024Phật dạy phải biết tinh tấn tu tập. Để làm được như thế, con người phải biết làm chủ mình trong cuộc sống thông qua tinh thần kỷ luật, mà trong Phật học gọi là Giới. Đó là “những điều răn cấm do Đức Phật chế định cho hàng xuất gia và tại gia để ngăn ngừa tội lỗi của ba nghiệp”.
Xem thêm