Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 06/08/2023, 10:00 AM

Điều gì là hoàn mỹ nhất?

Ngày xưa, có vị đại sư muốn chọn một đệ tử làm người kế thừa. Một hôm, ông bảo hai người đệ tử ưng ý nhất, rằng: “Các con hãy ra ngoài và tìm về đây cho ta một chiếc lá đẹp nhất, hoàn mỹ nhất”. Hai đệ tử vâng lời thầy ra đi tìm chiếc lá đẹp nhất, hoàn mỹ nhất.

Sau đó, người sư huynh quay về, trình cho đại sư một chiếc lá không được đẹp lắm. “Thưa thầy, tuy chiếc lá này không phải là hoàn mỹ nhất nhưng nó là chiếc lá hoàn mỹ nhất mà con thấy”, vị sư huynh nói.

Người sư đệ đi cả ngày trời đến chiều mới quay về với hai bàn tay trắng, nói với vị đại sư: “Thưa thầy, con đã tìm thấy rất nhiều lá đẹp, nhưng con không thể nào chọn được chiếc lá hoàn mỹ nhất”.

Cuối cùng, vị đại sư đã chọn người sư huynh làm người kế thừa.

Theo Nghệ thuật sống. 

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Bài học đạo lý: 

Rõ ràng, ở đời không có cái gì là toàn thiện, hoàn mỹ tuyệt đối cả. Được cái này thì mất cái kia là đặc tính chung nhất của vạn sự vạn vật. Nói chung là tất cả đều tương đối, tàm tạm kiểu “nhìn lên không bằng ai nhưng nhìn xuống không ai bằng mình” mà chúng ta cần bình tâm để nhận ra, đồng thời an tâm chấp nhận và không cầu toàn với hết thảy các vấn đề xảy ra trong cuộc sống vốn dĩ bất toàn.

Người sư đệ trong câu chuyện rất dễ thương, lý tưởng hóa thực tại, mong cầu sự hoàn mỹ, đây cũng là một đức tính tốt. Tuy nhiên cuộc sống không cho phép lý tưởng hóa mọi việc mà phải đối diện với thực tiễn, chấp nhận thực tại. Nếu quá cầu toàn đến nỗi không tận dụng được những giá trị và tiện ích hiện có của sự vật thì cũng chưa phải là điều hay. Đó là chưa nói đến những giá trị tuyệt đối, lý tưởng là điều vô cùng hy hữu.

Trong khi người sư huynh lại thực tiễn hơn. Thực tiễn mà không hề thực dụng. Dù biết rằng, đó chưa phải là chiếc lá hoàn mỹ nhất nhưng theo mình thì như vậy cũng được rồi, là một thái độ sống khôn ngoan và tuệ giác. Trước hết, vị này nhận thức sâu sắc về sự bất toàn của cuộc đời. Thấy rõ ràng không có gì hoàn hảo cả là một sự minh triết, một tuệ giác lớn. Kế đến là thái độ tiếp nhận các vấn đề của cuộc sống trong sự hiểu biết đúng như thật nên dễ dàng cảm thông, chấp nhận, tâm an nhiên bất động trong vô vàn thăng trầm và biến động của cuộc đời.

Như người sống trong vùng sông nước thì cần chấp nhận một thực tế là phải “sống chung với lũ”. Không “sống chung với lũ” được thì có nghĩa phải bỏ xứ ra đi hoặc chịu chết. Chúng ta cũng vậy, tuy thực tiễn vẫn còn vô vàn điều không như ý nhưng cần chấp nhận để tồn tại và vươn lên. Chối bỏ thực tại để đắm chìm trong mơ ước viển vông là điều không nên và không tưởng.

Cho nên, phải tỉnh thức để nhận diện rõ ràng nấc thang ngay dưới chân của đời mình. Cần thông tuệ và dũng cảm chấp nhận nó để thận trọng bước lên nấc cao hơn. Không phủ nhận chối bỏ những điều bất tiện mà cũng không tham đắm dính mắc vào những điều thuận tiện. Chính thái độ trung dung tràn đầy tuệ giác, tùy duyên tiếp vật để thiết lập an bình và thảnh thơi trong cuộc sống mới thật sự cần thiết và hữu ích cho cuộc đời, cho mọi người.

Không có người hoàn hảo, chẳng có việc hoàn mỹ, tâm tốt thì mệnh ắt thăng hoa

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Mỗi người chúng ta đều thương yêu điều gì đó

Sống an vui 14:26 06/05/2024

Tình yêu và lòng từ bi giống như những điểm yếu trong bức tường của bản ngã, nếu chúng ta khởi thiện tâm và trân trọng nó, tâm của ta sẽ dần được mở rộng.

Hãy sống đủ là chính mình

Sống an vui 10:50 06/05/2024

“Đủ” để tránh những lúc ta cảm thấy tự ti với chính mình, cũng như “đủ” để biết mình là ai và mình đang đứng ở đâu, để không tự kiêu với tất cả.

Trái tim là một nhiệm mầu của sự sống

Sống an vui 20:11 05/05/2024

Bạch Đức Thế Tôn. Khi con quán chiếu về thân thể con theo kinh thân hành niệm (niệm thân kinh), con khám phá ra rằng cơ thể con rất mầu nhiệm. Khi con có ý thức là đôi mắt con còn sáng thì con rất trân quý đôi mắt của con.

Sống yêu thương nhưng không phụ thuộc…

Sống an vui 14:15 05/05/2024

Cứ sống tử tế là được, đừng bao giờ cố gắng để khiến bất cứ một ai yêu thích bạn. Khi bạn càng cố gắng để được yêu thương thì bạn càng dễ bị phụ thuộc cảm xúc vào người khác và càng dễ bị thất vọng, đau lòng và mất tự tin vào bản thân.

Xem thêm