Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 24/11/2023, 10:18 AM

Đời người như giấc mộng như ảo ảnh

Cuộc sống của chúng ta thật như giấc mộng, như ảo ảnh, như bọt nước, như giọt sương, như điện chớp. Các bạn hãy quan sát thử xem! Sinh mạng con người thật vô thường, mà sự nghiệp cũng vô thường, và sự giàu sang phú quý lại càng vô thường. Rằng:

Mọi lạc thú trên đời đều hàm tàng sự đau khổ, không thỏa ý. Vì thế muốn ly khổ, luôn vui thì phải tu đạo. Khi tu đạo, việc đầu tiên là mình cần trừ bỏ thói quen xấu, tánh nết hỏng. Mình có phương pháp gì trừ nó? Đây, phương pháp: Một mặt, mình phải khắc phục tánh nết, ghép nó vào giới luật; mặt khác, mình phải đoạn trừ dục vọng. Cả hai mặt cùng làm thì mới mong có hiệu quả, thành công.

Con người, chỉ vì lòng tham sắc dục mà sinh ra. Rồi cũng chính vì lòng tham sắc dục mà chết. Đây gọi là thuận lưu – trôi theo dòng sinh tử. Người đời thuận lưu trôi, nên chuỗi sinh tử, tử sinh không bao giờ chấm dứt. Người xuất gia, tu đạo thì nghịch lưu – đi ngược dòng đời, do đó mới thành bậc Thánh Hiền. Vì vậy phong cách của người tu đạo thật tương phản với kẻ tục, người đời: Chuyện mà người đời thích, kẻ tu đạo không thích; thứ mà người đời yêu, kẻ tu đạo không yêu. Việc mà người đời mê, kẻ tu đạo không mê. Bởi vì đã là kẻ tu, mình phải cần cầu Đại Đạo để thoát khỏi đường mê.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Thế nào là đường mê? Tức là con đường vô minh tối tăm, bị ngu si ngự trị. Vô luận bạn muốn nhắm phương hướng nào để đi, bạn cũng bị mê mờ, không rõ ất giáp chi cả. Rốt cuộc bạn không biết tại sao việc lại như vậy! Mê này cũng có nghĩa là bạn đã lạc mất phương hướng: bạn không còn nhận biết con đường mình phải đi nữa, do đó lạc bước vào chốn mịt mù. Các bạn cần biết: Không cầu đạo, thật khó thoát đường mê. Muốn thoát đường mê, ắt phải tu đạo. Mà tu đạo thì bạn phải cần tìm bậc Minh Nhãn Thiện Tri Thức – vị thầy giác ngộ. Là Thiện Tri Thức, vị ấy sẽ biết cách làm sao dạy dỗ bạn, khiến bạn thoát sinh tử, không còn kẹt mãi trong vòng luân hồi lẩn quẩn. Đó chính là nhờ vị Thiện Tri Thức có cái nhìn và trí huệ hoàn toàn chân chính, chắc thật; không một mảy may tà tri, tà kiến vậy.

“Túng phụ hiền tài khải trượng phu?”

Nếu bạn không cầu đạo, không thoát đường mê thì bạn đã cô phụ tài hiền của chính mình đấy. Cũng tức là cô phụ trí huệ đức tướng, mà đức Phật diễn tả rằng:

“Mọi chúng sanh, ai cũng đầy đủ

Trí huệ và đức tướng như đức Như Lai.”

Khi bạn không tu, bạn không có thành tựu. Khi cô phụ, bỏ lãng đi trí huệ, đức tướng – việc ấy, gọi là hành động của bậc trượng phu sao?

“Bách niên quang âm thạch hỏa chước”

Dù cho ta có sống đến trăm tuổi, thời gian trôi qua chớp nhoáng như lửa xẹt (khi xát hai cục đá lửa), như chớp mắt. Vô cùng ngắn ngủi vậy.

“Nhất sinh thân tợ thủy bào phù.”

Cuộc đời ta từ lúc sinh đến khi chết, thân này tựa hồ một cái bọt nước không khác. Bọt nước ấy lều bều trên mặt nước, tùy theo dòng mà trôi đó trôi đây. Bọt nước ấy – bên trong rỗng không – thật là hư vọng, không chắc thiệt chi cả. Sự tồn tại của bọt ấy chỉ trong tích tắc. Bọt ấy cũng như thân ta. Bởi vậy cần gì ta phải lưu luyến nó? chấp trước nó?

“Thê, tài phao hạ phi quân hữu,”

Đến khi thần chết đến, thì mặc cho bạn giàu có, tiền bạc nhiều đến đâu cũng không mua nổi cái chết. Rồi thì, bao nhiêu của cải châu báu tiền bạc, bạn đành vất lại, một xu cũng chẳng xách theo được. Lúc ấy, tài bảo không còn là của bạn nữa, và ngay cả thê thiếp, con cái – bạn đành tay trắng ra đi, diện kiến Diêm Vương.

“Tội nghiệp tương hình nan tự khi”

Bất luận là ác nghiệp gì bạn đã làm qua: nghiệp sát sinh giết chóc; nghiệp ăn trộm, cắp giựt; nghiệp tà dâm ngoại tình; nghiệp nói dối lừa lọc; nghiệp rượu chè, trác táng; – tất cả nghiệp ấy đều theo bạn như bóng theo hình.

“Vạn thứ không thể mang,

Chỉ nghiệp là bám sát.”

Trăm ngàn vạn thứ bạn không đem theo đặng, song nghiệp thì theo bạn khắn khít, dù bạn muốn hay không. Các bạn, đừng tự dối gạt mình: Nghiệp gì bạn đã tạo ra, nhất định bạn – chính bạn – sẽ tự thọ quả báo. Không một ai có thể thay thế, chịu tội dùm bạn đâu.

“Thí vấn đôi kim đẳng sơn nhạc”

Ví như các bạn để dành tiền bạc, tích tụ của cải chồng chất như núi, đến khi cái chết đến, những thứ ấy có ích gì bạn chăng? Để của lại cho con cái ư? Đối với những đứa con giỏi dang, chúng nào cần của hồi môn. (Vì chúng có đủ sức để lập nghiệp). Đối với những đứa con hư hỏng, những thứ của cải ấy chỉ khiến nó dùng để tạo nghiệp, làm chuyện hư. (Vì bản tính hư hỏng, bê bối mà không sửa, thì tiền vào tay chỉ thêm hại.)

“Vô thường mải đắc bất lai hồ?”

Tuy có tiền bạc, vàng ngọc như núi, bạn có thể đút lót để con quỷ vô thường, ông thần chết đừng lại chăng? Làm sao đặng! Con quỷ vô thường thì công bằng lắm, nó không đếm xỉa đến tình riêng tư, cũng không ăn hối lộ, nhận tiền “lì xì” đâu.

Đó là đại khái việc người đời, kẻ thế tục. Đối với người tu đạo, mình phải cần siêu xuất; không để bị những thứ nói trên hạn chế mình. Nếu các bạn bây giờ không nhận chân, thành thật với chính mình, tu hành, thì bạn còn đợi tới bao giờ?

Mục đích của tu đạo, hay của kẻ xuất gia là vì liễu sanh thoát tử, siêu xuất luân hồi. Chúng ta không phải ở cõi trần này “ăn no, rồi chờ chết.”

Quý vị!

“Tướng quân bất hạ mã

Các tự bôn tiền trần!”

Nghĩa là:

Ông tướng không xuống ngựa

Mọi người cứ tiến tới!

Hãy nỗ lực tu hành! 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa

Kiến thức 13:29 02/11/2024

Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.

Nói về Tứ niệm xứ

Kiến thức 10:40 02/11/2024

Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.

Xem thêm