Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 02/09/2021, 12:35 PM

Dòng sông tâm thức: Duy thức luận (III)

Duy thức dạy ta tu tập sau khi hiểu rõ thật tướng các pháp, hiểu rõ tâm mà áp dụng Tứ chánh cần quán chiếu thiền định cũng như Tánh Không. Kết hợp Nguyên thủy Trung quán Duy thức thiền định duyên khởi vô ngã vô pháp.

Dòng sông tâm thức: Duy thức luận (I)

Ba tự tánh duy thức:

duy-thuc-luan 4

1. Biến kế sở chấp tự tánh:

Biến nghĩa là phổ biến. Kế nghĩa là xét nghiệm, so đo. Tự tánh này không phụ thuộc vào bản chất các pháp. Nó không phải là tự tánh của các pháp. Tự tánh ấy chỉ do sự so đo xét nghiệm của ý thức mà có. Một là cho rằng mỗi pháp đều có đặc tính riệng của nó. Hai là cho rằng tất cả các đặc tính đều có bản thể. Ví dụ nghe đồn nhà bên cạnh có con quỉ đêm đêm hiện về khuấy phá. Khi nhe như vậy người nầy tưởng tượng ra hình thù con quỉ mặt xanh nanh vàng. Người khác tưởng tượng ra con quỉ mặt đỏ nanh trắng… Thực ra những hình ảnh đó là do ý thức tưởng tượng ra mà có chứ thực thể không có thật. Nên bài tụng nói tánh biến kế nầy không có tự tánh là nghĩa như vậy. 

Ta có thể suy luận ra 4 loại biến kế như sau: Biến mà không kế, kế mà không biến, có biến và có kế, không biến cũng không kế.

a. Biến mà không kế: Nghĩa là khi hành giả tu tập đã chuyển thức thành trí rồi thì thấu rõ vạn pháp không ngăn ngại. Sự thông suốt là do trí giác mà biết chứ không do kế đạt phân biệt mà biết nên gọi là tri giác phổ biến mà không do kế đạt phân biệt. Do đó nên gọi là biến mà không kế.

b. Kế mà không biến: Đó là hành tướng của mặc na thức. Thức mặc na chấp ngã là cái ngã kiến hư vọng. Ðối tượng của nó chỉ là phần tri kiến của thức Alaya. Còn những đối tượng nhận thức khác như về vũ trụ, nhân sinh, sự lý đều thoát ra ngoài sự so đo suy nghiệm của nó nên gọi là Mặc na có kế mà không biến.

c. Có biến và có kế: Đó là chỉ cho hành tướng của ý thức. Ðối tượng của ý thức là 3 cảnh, tất cả những sắc trần, thinh, hương, vị, mừng giận…đều là đối tượng của thức này nên gọi là biến. Ý thức luôn luôn suy nghiệm so đo nên gọi là Kế. Vì kiến chấp của ý thức là do những tác động từ bên ngoài mà có nên gọi là y tha khởi. Nhưng vì các pháp bên ngoài không có thật thể nghĩa là không có tự tánh nên ý thức dựa vào đó mà phát sinh nhận thức nên tự tánh của nó cũng không thật có.

d. Không biến cũng không kế:  Ðó là chỉ cho các Thức: Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân. Các thức nầy chỉ phân biệt đối tượng riêng biệt của chúng nên không phải là biến. Và những phân biệt theo trực giác chứ không phải theo lối so đo suy niệm nên không gọi là Kế.  Nói chung tại sao gọi là biến kế sở chấp tự tánh? Vì sự nhận thức so đo của ý thức chấp trước tất cả sự vật theo cách nhìn thiển kiến của ý thức về sự vật dễ đưa đến tình trạng thiên lệch kiến chấp sai lầm, phát khởi từ những nguyên nhân sai lầm trùng trùng duyên khởi từ bên ngoài đã thành thói quen mà mọi người thường cho đó là tự tánh là thể tính. Nhưng thực ra những chuỗi dài nhân duyên đó vốn không có thực thể thì làm gì có tự tính được. Do đó mà trường họp nầy không có tự tính thật.

2. Y tha khởi tự tánh: “Y” nghĩa là dựa vào. “Tha” là những cái khác. Y tha khởi là dựa vào những vật khác mà sinh ra. Nương vào những hiện tượng khác mà phát sinh ra hiện tượng nầy. Ðó là tự tánh của các Pháp. Nói cho cùng thì vật nào cũng phải từ cái khác liên hệ sinh khởi. Không vật nào hay hiện tượng nào tự nó có thể sinh khởi mà không nhờ đến các duyên khác. Một vật được sinh ra là do kết hợp nhiều nguyên nhân và nhiều trợ duyên mới thành. Ðó là nguyên lý nhân duyên sinh của các pháp. Ðó là tính Y tha khởi của các Pháp. Nhưng tự tính y tha khởi nầy cũng không thật có vì mọi vật nếu hội đủ nhân duyên thì đuợc sinh ra nếu nhân duyên tan rã thì vật ấy không còn tồn tại. Do đó mà tự tính nầy không thật có.

Do đó tuy gọi là tự tính nhưng vì nó không thật có nên không phải là tự tính nữa.

3. Viên thành thật tự tánh: Bát Nhã Tông chủ trương thể tính của các pháp là không. Chữ không phải được hiểu là tất cả các Pháp đều do Alaya biến hiện trong ý nghĩa là vạn pháp duy thức do đó thể tính của các pháp là không. Không là “không phải là Biến kế sở chấp”. Ðứng về Pháp Tướng Tông thì vạn sự vạn vật sở dĩ có là do y tha khởi, cái có tương đối giả huyễn cái bản chất của các hiện tượng giả huyễn ắt là không có thực thể. Ðứng về bản chất pháp tánh mà nói thì các pháp vẫn có bản tính chân thực của nó.

Do đó tất cả những biến tướng của thức đều là pháp tướng của Y tha khởi. Nhận chân được điều đó thì tánh viên thành thật của các Pháp sẽ được hiểu là tự tánh chân thật của các pháp vậy. Ba vô tánh giải thích theo luận Vijnãna Mâtra-siddhi Trimsati Castra Karika của Vasubandhu.

Phần trên đã đề cập đến 3 tự tánh thế nhưng tại sao Đức Thế Tôn lại nói là: “Tất cả Pháp đều không có tự tánh”. 

Đức Phật y cứ trên 3 món tự tánh đó mà mật ý nói là tất cả pháp đều không có tự tánh. Trong duy thức học nói ba cõi duy tâm, vạn pháp duy thức. Nói về thức thì thức thứ tám là căn bản thức. Trong phần bàn luận về ba vô tánh cũng là nói về những thuộc tính của thức thứ tám vậy. “Tướng vô tánh” đối trị biến kế sở chấp tánh. Biến kế sở chấp sở dĩ không có tự tánh vì là tướng hư vọng của các pháp nên nó không có tự tánh. “Tự nhiên vô tánh” đối trị y tha khởi tánh, y tha khởi không có tự tánh vì nó do các duyên hội đủ mà sinh ra chứ không phải tự nhiên mà có được do đó trong luận nói không có tự tánh. Thắng nghĩa vô tánh đối trị viên thành thật tánh. Sở dĩ viên thành thật không có tự tánh là vì do xa lìa tánh biến kế hư vọng chấp ngã chấp pháp mà hiện ra. Đức Phật muốn phá 3 món tự tánh nên giả lập ra ba món vô tánh nầy. Đây là mật ý của Đức Phật không muốn hàng đệ tử chấp vào ba món tự tánh mà có hại cho sự tiến tu giải thoát. Thắng nghĩa có nghĩa là hơn hẳn, là tuyệt diệu không thể nghĩ bàn. Thắng nghĩa vô tánh cũng tức là Chơn Như, vì tánh nó chơn thật không vọng, thường hằng như vậy nên được gọi là thật tánh của duy thức. Đức Phật mật ý nói: “Hết thảy pháp đều không có tự tánh” chứ chẳng phải nói “Tánh” hoàn toàn không có.

Bản ngã theo duy thức:

duy-thuc-luan 6

Dòng sông tâm thức: Duy thức luận (II)

Bản ngã thật ra chỉ là ngã chấp. Có hai thứ ngã chấp: câu sanh ngã chấp và phân biệt ngã chấp.

Câu sanh ngã chấp là thứ ngã chấp có ngay từ khi con người mới sinh, chứ không phải do sự phân biệt vọng chấp mới có. Ngã chấp này có từ vô thỉ, chỉ khi nào giác ngộ thành Phật mới hẳn tiêu tan, còn là chúng sinh thì vẫn còn.

Câu sanh ngã chấp có hai tác dụng phân biệt:

Một là "trực giác ngã chấp", tức là chỉ cho mặc na do duyên với kiến phần A-lại-gia và chấp cái cảnh tượng mà mình đã biến ra làm tướng phần của mình. Ấy là thứ ngã chấp sâu xa, thắm thiết.

Hai là "phân biệt ngã chấp", khi trực tiếp với đối tượng, có những tâm sở ngã kiến, ngã ái, ngã mạn, ngã si phát sinh để phân biệt và tham đắm. Hai loại ngã chấp thuộc về mặc na này thật khó trừ đoạn, chúng tồn tại trước khi có sinh mệnh; chúng có từ vô thỉ, chứ không phải chỉ khi con người sinh ra mới phát hiện.

Trên đường tu đạo hành giả phải "quán thắng sinh không" mới dần dần trừ diệt được.

Phân biệt ngã chấp: là thứ ngã chấp mới phát hiện sau khi có thân, do sự phân biệt vọng chấp. Thứ ngã chấp này dễ trừ đoạn hơn; khi mới vào địa vị kiến đạo hành giả quán, "sinh không chân như" là có thể tiêu diệt được. Phân biệt ngã chấp thuộc về ý thức (conscience-connaissance), cũng có hai tác dụng phân biệt: một là trực giác ngã chấp tức là chỉ cho ý thức khi chấp toàn thể sinh lý và tâm lý là "ngã" một cách trực tiếp không cần phân biệt; hai là suy nghiệm ngã chấp tức là cho ý thức khi dùng suy nghiệm để chấp ngã bằng sự suy nghiệm đúng đắn.

Phân biệt ngã chấp tất nhiên phải nương trên câu sanh ngã chấp mà phát hiện. Tuy nhiên hoàn cảnh và ý thức là hai động lực thiết yếu cho sự phát hiện ấy. Trên Mặc na, lúc nào cũng có ngã chấp thầm kín, sâu xa; trên ý thức, trực giác ngã chấp do suy nghiệm ngã chấp cấu thành, cũng lấy đó làm nền tảng. Lúc mới sinh, ý thức về bản ngã của trẻ con rất lờ mờ, vì lẽ phân biệt ngã chấp của chúng mới được ý thức và ngoại cảnh thai nghén nên một cách yếu ớt. Có thể nói rõ rằng khi ấy suy nghiệm ngã chấp đã có một cách lờ mờ, nhưng trực giác ngã chấp thì còn chưa có.

Tuy nhiên câu sanh ngã chấp của chúng vẫn có đầy đủ như thường – giống hệt như của người lớn. Lớn lên một chút, trẻ con đã có thể quan niệm về nó và về kẻ khác, và bắt đầu phân biệt mình và người, mình và vật. Nhờ sự đụng chạm giữa căn và cảnh, nó phân biệt được thân nó và sự vật khác với thân nó. Vì thế, đối với trẻ con, bản ngã nó tức là thân xác nó. Sự phân biệt rõ ràng về mình và về người luyện nơi ý thức của nó một trực giác chấp ngã. Cũng có nhiều người lớn chỉ quan niệm về bản ngã giống hệt như trẻ con cho bản ngã là xác thân mình, và chỉ có thế. Chỉ những kẻ mà suy nghiệm ngã chấp đã trở nên tinh vi mới có những quan niệm khác hơn về bản ngã. Nhiều kẻ không cho xác thân là bản ngã nữa, và họ nói: "tôi muốn thoát khỏi cái xác này cho rồi." Thế thì tôi và xác đã là hai cái khác nhau. Những kẻ ấy hẳn cho cái ta là ý thức, là một linh hồn có tính cách thuần nhất và có thể tồn tại ngoài xác thân. Có kẻ lại cho "cái ta", là tổng hợp của tất cả những kiến thức, tư tưởng, tình cảm, không có tánh cách thuần nhất. Vậy bản ngã là gì? Thật khó trả lời, vì thực ra theo Phật học ta không tìm hiểu nó được, vì nó không thực có. Bản ngã mà ta quan niệm phải là một cái gì có tính cách duy nhất, bất biến và có khả năng chủ tể.

Ta thử nhìn xem cái gì trong ta là duy nhất, bất biến và có khả năng chủ tể. Thân xác ư? Thân xác thì luôn luôn biến đổi, hằng giờ, hằng phút. Thân xác chỉ là sự tập hợp của vô-số tế bào sống đang biến chuyển mau lẹ vô cùng. Tinh thần ư? Tinh thần là sự tập hợp của tất cả mọi tư tưởng, cảm giác, tri giác, các hiện tượng ấy vẫn tiếp tục biến chuyển, thay đổi màu sắc, không khi nào giống khi nào và chẳng có gì là thuần nhất cả. Nói "bản ngã" tức là toàn thể những yếu tố vật lý, tâm lý cũng không được, vì hợp lại, chúng cũng chẳng có tính cách thuần-nhất chút nào. Nếu nói bản ngã là một cái gì chẳng phải vật lý cũng chẳng phải tâm lý – tức là bản ngã ly uẩn – thì cái ấy sẽ đồng như hư không, không còn có tác dụng gì hết, làm sao có thể gọi là bản ngã được?.

Vậy "Bản ngã" chỉ là những quan niệm mơ hồ sai lạc về một cái gì đồng nhất, bất biến, có tính cách chủ tể, và cái gì đó tự thân nó không thể có được. Sự sống chỉ là một giòng biến chuyển mà trong ấy không có một bản ngã chủ động. Vì thế, cái bản ngã chủ tể (le moi-sujet) và cái bản vị đối tượng (le moi-object) đều là những giả danh, không có thực, chỉ do phân biệt vọng chấp mà hình như thực có. Cái vọng chấp của ý thức, tuy thế vẫn nương trên vọng chấp của Mặc na. Nguồn gốc sâu xa của ngã chấp là ở Mặc na. Mặc na kết tinh của vô minh, luôn luôn lấy phần tri kiến của Alaya làm đối tượng để chấp làm ngã, chấp một cách chặt cứng, không rời. Alaya tự nhiên không muốn mà trở thành "ngã tướng" và bị Mặc na chấp.

Cái kiến chấp ấy vô lý quá, nhưng cũng lại rất sâu thẳm, ta khó dùng ý thức để tìm hiểu và đoạn trừ được. Do công phu thiền định ta mới có thể thấy rõ và tiêu diệt được nó mà thôi. Nhờ công năng tu thiền định, ta có thể chuyển ngã chấp thành trí tuệ, thành " bình đẳng tánh trí" trí sáng suốt nhận rõ lý bình đẳng tuyệt đối của vạn pháp, không phân biệt mình, người.

Khi đã chứng ngộ lý phân biệt ngã không và phân biệt pháp không, tức là đến địa vị hoan hỷ địa, địa thấp nhất của Bồ Tát, ý thức có thể dùng "quán" để ngăn ngừa bốn tâm sở ngã si, ngã kiến, ngã mạn, ngã ái, và tám tâm sở đại tùy không cho hiện hành. Do đó Mặc na mất rất nhiều tính chất ô nhiễm và bắt đầu gần bình đẳng tánh trí. Mặc na trong công việc giải thoát chỉ đóng vai trò thụ động, chính kẻ giải thoát cho nó là ý thức. Khi chưa lên đến thất địa của Bồ Tát thì ý thức còn chưa được thường trực an trú nơi nhị không chân như nên pháp ngã chấp hãy còn và sự phân biệt mình người của ý thức cũng chưa dứt hẳn. Đến đây Mặc na mới chịu rời Alaya, và phá được câu sanh ngã chấp. Lên đến thất địa thì ý thức đoạn được, sự phân biệt hư vọng về mình và người, nhưng pháp ngã chấp vẫn còn. Đến bát địa trở lên, cả hai thứ nhân ngã chấp và pháp chấp đều được diệt sạch, chỉ còn lưu lại các thứ pháp chấp vi tế mà thôi. Đến đây ngã chấp hư vọng mới được vĩnh viễn trừ diệt. Khi Mặc na được hoàn toàn chuyển thành bình đẳng tánh trí, đến quả vị Phật, thì có thể hiện ra các tha thọ  dụng thân để hóa độ chúng sinh.

Kết luận:

duy-thuc-luan 5

Dòng sông tâm thức: Bát Nhã Tâm Kinh (I)

1. Đầu tiên chúng ta nhìn vào các pháp chung quanh ta, ta khởi ra quan niệm tùy theo hình tượng và đặt tên cho các pháp thì sự hiện hữu của nó là do ta áp đặt tên cho chúng chứ thực tướng của nó là chính nó không phải vậy. Nó chỉ có giá trị do chúng ta đặt tên gán cho nó, chứ con vật nhìn nó khác, bản chất thật của nó khác, tất cả là do Thức của ta áp đặt gọi là tâm thức. Nên duy thức gọi là các pháp chỉ duy thức mà có, 3 cõi giới: dục giới, vô sắc giới và sắc giới đều do tâm mà có. Tự tánh của nó là chân lý thì nó là nó không có giá trị như con người đặt ra rồi chúng ta lệ thuộc vào nó, như cuộc chơi mình đặt ra rồi mình đặt mình vào cuộc chơi đó và cho nó là sự thật. Cốt lõi là chúng ta sanh ra xem các pháp là cho chính chúng ra đặt ra áp đặt tên rồi ta sống trong đó và xem nó như là sự thật chứ không nhìn được thực tướng của nó là không phải như vậy. Các pháp thực ra không có tánh quí hèn giá trị hay không, lợi ích thì làm ta mưu cầu nguyện, nó hại thì ta tránh né và từ đó tạo ra nghiệp: thủ(lấy) và xả (buông ) làm nghiệp cộng lại thì thành nghiệp lực đẩy ta đi tới đời này đi đến đời sau và từ đó làm ra luân hồi, rồi nghiệp thiện ác vô ký làm cho đời ta thay đổi chiêu cảm thiện ác này mà luân hồi mãi mãi.

Tất cả nghiệp là vọng nghiệp khiến ta trôi lăng sinh tử luân hồi bất tận. Phật chỉ ra là vọng tưởng, danh tướng các pháp là không thật, thoáng ra rồi mất không bao giờ lâu hơn 100 năm. Tất cả chúng ta sống ảo ảnh giác mộng sống chập chờn đời này qua đời khác luân hồi, vậy chúng ta hiểu thực ra thế giới này không tự nó có mà do chúng ta đặt ra như giấc mộng mà mình sống trong đó coi như là thật không thay đổi cố định. Mê là vậy là theo danh tướng nên tạo nghiệp ác thiện vô ký là vọng nghiệp vọng tưởng mà thôi. Đời là vở kịch mà chúng ta đóng vai trong đó diễn đúng 100 năm là vọng tưởng.

2.  Vô ngã: Không tự tánh do cái khác sanh thì nó sanh là duyên khởi. Mỗi sát na đều thay đổi liên tục vô thường, vì ta không tìm được cái đầu tiên cực đầu không có, cực đuôi không thấy chấm dứt. Thân phận mình đi lang thang lưu vong vì không bao giờ tự đứng mà phải dựa vào cái khác mà có nên y là dựa, tha là cái khác, khởi ra là y tha khởi, cái khác mất thì nó mất. Cái khác cũng vô thường nên giả sanh cái giả và cứ vậy mà sanh ra giả sanh giả. Toàn người đứng dựa vào nhau mà đứng, mà đầu tiên không biết và cuối không biết. Hiện hữu không tự có gọi là vô ngã. Thân tâm sự vật đều vô ngã vô sở đắc vì không nắm được cái gì vì nó huyễn ảo như bóng nắng, bong bóng nước.Tìm cầu sự nghiệp trong bong bóng nước nên không ra mà cứ tìm hoài nên có đời sau luân hồi sinh tử là vậy. Không thật và do cái khác sanh ra không có cái ngã đích thực của nó nên vô thường từng sát na .Thành trụ hoại không là luật vô thường biến đổi.

3. Tánh viên thành thật của các pháp là chân thật của các pháp không sinh không diệt bất biến tìm đến. Mê các pháp biết sai lầm thì giác các pháp là biết được sự thực của nó. Phật là vì biết sự thật các pháp là Như thật, tri kiến là thật tướng các pháp. Phật tri biết như thật các pháp khác chúng sanh tri là biết các pháp qua y tha khởi và tánh áp đặt danh tướng là tánh biến kế. Vì không thật nên nắm hay lìa đều sai hết, ngộ thiền quán là không Thủ không Xã đều sai hết. Không lấy không buông là Tâm không thủ không xã thì gọi là Vô tâm tức là Chân tâm. Sống như vậy không có tâm thương hay ghét có liễu tri biết để tồn tại. Không thủ hay xã là vô tâm là chân tâm.

4. Các pháp là giả, thật tướng của nó là vô thường, mê thì cho là thật thì giác là biết nó là giả tức là không có bản ngã không có tự có gọi là vô pháp tướng là thật tướng. Người giác là nhìn sự vật là biết có tánh áp đặt, y tha khởi do duyên phân biệt sanh ra, đất nước gió lửa phải do Tâm mới gán vô làm nó hoạt động vì cần thức mới hiện được nên trong các pháp Tâm làm chủ là vậy.

Các thức này là 3 thức: Ý thức tâm phân biệt liễu biết cảnh thực, Mặc na thức và A lại da thức. Biết duyên sanh, y tha khởi là không có thật thì hết tham sân si thì cực lạc. Thân chết đi thì sao? Vũ trụ do A lại da biến ra các pháp, mê rối loạn sanh ra thân này mà không biết thân ta rất nhỏ nhoi trong cái Phật tánh rộng bao la, khi ta chết đi là đi về cái bao la vũ trụ mà ta có mặt khắp mọi nơi chứ không hạn hẹp trong cái thân ta nhỏ nhoi. Thay đổi tư tưởng thì sẽ thấy giác ngộ cũng từ các pháp đó thay đổi tâm thức, bất tăng bất giảm đừng chấp thân mình. Thân giả do tạp nghiệp làm tái sanh. Thân đích thật mình là pháp thân và ngã thật mình là Chân ngã tức là chân tâm bao trùm vũ trụ. Mê và giác cũng từ các pháp này mà ra nên Phật pháp không rời thế gian pháp là vậy. Kinh Pháp hoa giống nhà vua dọn cổ tiệc vừa cho các quan, có ông quan chấp tự ty nên không dám ăn, mình có Phật tánh hiện ra khi tham sân si diệt thì căn bản to lớn. Luôn luôn biết nó là y tha khởi là giả thì sẽ an nhiên tự tại giác ngộ thường trực lúc nhớ lúc quên thì nếu quên thì nó biến trở lại y tha khởi biến kế. Nếu tu lòng vòng thì tu lâu lắm như không sát sanh, tu đạo tác thành cõi trời thành A la hán Thanh văn. Ngay cõi nhân học thẳng vô Phật trí đi thẳng vào lý đại thừa này. Duy thức và Pháp hoa đều không biết, đạt Trí đạo phải có duyên ba không (ba tự tánh đều là không) buông bỏ, bất thối chuyển là không đi lui dù chạy chậm hay mau. Tạo chủng tử bất thối chuyển đời sau sẽ đạt. Ba tánh vừa kể mà còn chấp thật có 3 tánh này là không được. Các pháp đó thực biến hiện duyên sanh thì tận cùng là không có, là tánh không.

Ba vô tánh vì giải thích là vô vô hết cả 3 tánh nầy. Phải học 3 tánh này rồi từ chối nó lắp thêm 3 cái vô tánh, từ chối không ba tánh thì thành Không tánh là kết luận cuối cùng. Khởi Không tánh thì sai vì không tánh thiện ác không thật không giả không có không phải không mà nói gì không đúng nên gọi là bất khả thuyết bất khả tương nghị là vậy. Khi tâm thức chúng ta dừng lại thì căn bản Trí sanh ra gọi là trực giác, trực kiến tâm linh là đây. Từ thiện ác là nghiệp mà giờ tu về Trí phân định Phật trí và chúng sanh trí. Vô ngôn và không phân biệt thì trực giác xuất hiện là giác ngộ Phật tánh thành Phật. Học Phật trí có tâm lực lớn nên hành nhỏ tự nhiên có. Cách tu ở cõi dục thân ngũ dục là khổ nạng thì tu. Thân này là sắc nên tu là xả cái dục. Pháp xả là xả ngũ dục, ly lìa ngũ dục sanh ra hỷ lạc do dục nó mất nên đạt cảnh trời thứ nhất. Hỷ lạc giờ là nặng nên tiếp tu thiền lìa hỷ lạc lên định rồi sanh ra hỷ lạc của định thì đạt được ly là lìa sanh ra diệu lạc, xả diệu lạc là xã niệm thì thanh tịnh cao của sắc giới. Cõi dục tu đến xả niệm thì thành tứ thiền xả nhưng Ngả chấp chưa phá được. Bỏ xả bên ngoài chưa bỏ cái ngã chấp được. Tu lên nữa là bất động là tu định nên đạt đến không, đến thức bất động tạm thời dứt sự kềm chế thì động trở lại nên rơi xuống dưới.

Tam giới là do ngã chấp vẫn chưa phá được ngã chấp nên chưa xóa tam giới kẹt trong tam giới chưa giải thoát. Thiền và định của phàm phu nên chưa giải thoát. Niệm phật trì chú là tạm dừng lại cảm giác thôi. Ý thức với 5 thức đầu sanh hoạt sanh ra tâm sở là tham sân si, thí dụ tâm sở sân hận thì niệm phật là trụ được 1 tâm sân tâm sở nằm trong sanh hoạt 8 thức. Ba thức sau cùng là sanh ra tam giới. Tam giới do 8 thức biến có tâm sở, có tâm vương rồi sanh ra tâm sở phụ thành tạo nghiệp thiện ác. Giờ hệ thống 8 thức có 3 thức có tâm vương và tâm sở, dừng tâm sở có hai loại thiện ác tâm sở phiền não gồm 6 món, thiện có 11 tâm thiện để tu tiếp giải thoát cốt lõi. Phiền não tâm sở trói buột vào luân hồi sa đọa cái ác đau khổ. Bước đầu tu là phá trừ phiền não tâm sở và tăng trưởng tâm thiện sở. Song song việc đó, phá bớt vô minh che Phật tính ta, đâm thủng được là phiền não tâm sở là tâm lý vui buồn cuộc sống.

Tứ tổ mới dạy rằng: Bắc phong không làm động, tâm các ông là động như bão lớn. Tu mà đạt mình giữ tâm làm sao gió bắc phong thổi không động thì rất quí. Bước đầu là tu cắt phiền não tâm sở bỏ, giữ thiện tâm sở và giữ tâm vương. Cắt đuôi phiền não hỷ nộ ái ố dục lạc động tâm, khen chê buồn vui đừng áp đảo tâm mình. Bước thứ hai là Tứ diệu đế là siêng năng dứt điều ác đã sanh rồi dứt điều ác chưa sanh rồi phát triển điều thiện đã có và chưa có như Tứ chánh cần. Cứ thế là tu là dứt vọng, tâm động cũng là vọng nên sợ, vui buồn cũng là vọng. Phân tích rõ rằng cái gì loại ra, cái gì nuôi lên thì dễ tu hơn. Niệm ác phiền não trừ cho hết của Tịnh độ. Bước đầu tu là nhằm vào đây mà dứt. Thiện tâm sở cứ phát triển. Tóm lại duy thức dạy ta tu tập sau khi hiểu rõ thật tướng các pháp, hiểu rõ tâm mà áp dụng Tứ chánh cần quán chiếu thiền định cũng như tánh Không. Kết hợp Nguyên thủy Trung quán Duy thức thiền định duyên khởi vô ngã vô pháp.

Dòng sông tâm thức: Bát Nhã Tâm Kinh (II)

Tham khảo:

- Duy thức luận – TT Thích trí Siêu - Youtube.

- Duy thức trong đời sống – Tagawa Shun’ei - Thuần bạch Huệ Thiên dịch (pdf)- Dieunhan.webly.com 

-  Thức thứ tám Duy thức - TS Lâm như Tạng PDF.

- Vấn đề bản ngã – Phương Bối - Thư Viện Hoa sen.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Dấu ấn của Phật giáo thời Trần

Nghiên cứu 09:40 15/11/2024

Thời đại nhà Trần, không những độc lập dân tộc, tự chủ về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…, mà còn độc lập, tự chủ về hệ tư tưởng làm chỗ dựa cho đời sống tinh thần của nhân dân Đại Việt thế kỷ XIII – XIV.

Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường

Nghiên cứu 09:45 03/11/2024

Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...

Những đóng góp của Hòa thượng Thích Minh Châu trong công tác ngoại giao Phật giáo

Nghiên cứu 09:45 19/10/2024

Di sản mà Hòa thượng để lại không chỉ là nền móng vững chắc về giáo dục và ngoại giao, mà còn là kim chỉ nam cho chúng ta tiếp tục phát triển, đưa tinh thần từ bi và trí tuệ của đạo Phật lan tỏa rộng khắp, góp phần gìn giữ hòa bình.

Lợi ích của Thiền tứ vô lượng tâm trong đời sống xã hội

Nghiên cứu 09:30 06/10/2024

Có thể nói rằng Từ, Bi, Hỷ, Xả là những đức hạnh tốt lành và cao đẹp để xây dựng nên một con người hoàn thiện, một gia đình hạnh phúc, một xã hội tốt đẹp.

Xem thêm