Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 22/03/2018, 18:31 PM

Đúc chuông, đánh chuông ở chùa có ý nghĩa gì?

Trong mỗi tiếng chuông, trống, mõ, của nhà Phật là những sứ giả Như Lai mang đến cho đại chúng những tâm nguyện từ bi, để giúp cho chính họ có thể tự mình giải tỏa những nỗi muộn phiền đau khổ, hay để tắm gội cho thân tâm thanh sạch, những buồn bực, chán nản… bụi trần.

Các bạn đồng tu thân mến!

Nhiều người hỏi tại sao lại phải đúc chuông và gõ chuông ở các chùa và lâm tự, đạo tràng? Khi Phật tại thế có chuông không? 

Chuông, khánh đã có ngay từ thời Phật còn tại thế và được gọi theo tiếng Phạn là Ghanta, tiếng Hán dịch gọi là kiền trùy. 

Chuông Phật trong tiếng Phạn gọi là Ghaṇṭā.घण्टा, thuộc nữ tính. Theo từ điển Hán Việt còn gọi là. Người hoa dịch là chung, khánh.

Sách Ngũ Phần Luật, quyển 18 có ghi: “Thời Phật Đà, có một lần tăng đoàn làm lễ Bố Tát chưa thể kịp thời tập hợp, bèn tới một nơi hoang vắng toạ thiền hành đạo. Khi đó đức Phật bèn bảo rằng phải gõ Ghaṇṭā, hoặc gõ trống, thổi ốc để tập hợp.

Một chương khác trong sách này cũng có kể lại: “Các vị Tỳ kheo không biết làm thế nào để dùng gỗ làm Ghaṇṭā, vì thế bạch với đức Phật. Đức Phật nói: “trừ cây sơn và các loài cây độc ra, còn các loại cây gõ phát ra tiếng, đều có thể làm được”. Vì thế, những nơi không có kim loại thì họ dùng thân cây rỗng để là thay chuông và sau này người ta làm bé đi thành mõ để giữ nhịp khi tụng Kinh. 

Chuông là một nhạc cụ, được đúc bằng kim loại và phát ra âm thanh đơn giản. Hình dáng của nó được làm theo các hình tháp hay hình chén rỗng…
 Ảnh chỉ mang tính minh họa
Chuông có nhiều kích thước và sức nặng khác nhau, tùy theo nhu cầu thiết bị của mỗi chùa để cử hành nghi lễ. Âm thanh ngân vang của chuông thay đổi tùy theo bình phương độ dày và tỷ lệ nghịch với đường kính của nó. Do đó mỗi tiếng chuông đều có âm sắc riêng của mình.

Đại Trí Độ Luận quyển 2 có viết: “Đại Ca Diếp đến đỉnh núi Tu Di gõ chuông đồng”. Đây cũng là điều có thể cho thấy được, ngày xưa người ta đã biết dùng đồng để đúc chuông.

Theo Đại Tỳ Kheo Tam Thiên Uy Nghi, quyển Hạ thì có 5 việc cần gõ chuông: Khi hội họp thường kỳ; khi ăn sáng; lúc ăn tối; khi trở về cõi Niết Bàn; mọi chuyện vô thường.

Trong Tăng Nhất A Hàm Kinh, quyển 24 có viết như sau: A Nan đi lên giảng đường, tay cầm ghanta và nói: “Ta nay gõ trống của Như Lai, từ nay về sau các đệ tử của Như Lai nên tập trung đầy đủ. 

Bấy giờ, ông lại đọc kệ rằng:

Hàng phục ma lực
Trừ kết vô hữu dư.
Lộ địa kích ghanta
Tỳ khưu văn đương tập.
Chư dục văn pháp nhân,
Độ lưu sinh tử hải,
Văn thử diệu hưởng âm,
Tận đương văn tập thử.

Dịch sang tiếng Việt:

Hàng phục bọn ma quái
Trừ sạch không còn gì.
Mặt đất gõ ghanta
Tỳ khiêu nghe nên đến.
Những người muốn nghe pháp,
Để qua biển sinh tử,
Nghe thấy âm diệu kì,
Tất cả nên tập hợp.

Một truyền thuyết khác kể rằng nguồn gốc của các nghi thức sử dụng chuông và chùy kim cương (tiếng Phạn: वज्र - vajra) đã tìm thấy trong các những huyền thoại nói về nữ thần Durga, người lúc vừa mới chào đời đã được Indra (Devanagari: इन्द्र là vua của các vị thần trong những truyền thuyết Vệ Đà của Ấn Độ cổ) tặng cho Kim Cương chử và một cái chuông thường treo trên chiếc ngà con voi Airavata của ông ta.

Ở Trung Hoa, thời xưa trong các chùa chiền người ta phân Chung hay Chuông ra thành hai loại và mỗi loại đều có những tên gọi khác nhau như: Phạn chung và Hoán chung.

Phạn chung là loại chuông lớn, được làm bằng đồng xanh, có pha một ít sắt. Chuông này cũng có nhiều kích thước lớn khác nhau tùy theo nhu cầu của mỗi chùa cần mà người ta đúc theo.

Việc dùng Phạn chung có nhiều ý nghĩa khác nhau, thí dụ: Để tập hợp đại chúng hay báo thời gian sớm tối, hay khi kêu gọi mọi người đến tăng đường tụng Kinh niệm Phật hay để toạ thiền. 
 
Tại sao đức Phật lại chế ra việc tạo chuông và đánh chuông, mõ? 

Chúng ta nên biết, quanh chúng ta sống còn có các loài ma, quỉ, A tu la, bé phận nhất cũng là ông Táo, bà Táo, lớn hơn là Thổ Công, Thổ Địa và trên nữa là các vị Thần, Thánh, vua các tầng trời. Vì để mỗi lần đức Phật thuyết pháp ngoài các vị Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác, các phật tử đến dự mà còn có các vị chư Thiên Thần Thánh, Thổ công, Thổ Địa, Thổ Thần, thậm chí là các loài Thiện Ma, Thiện Quỉ cũng muốn đến được nghe giáo lí của Như Lai giảng dạy.

Có người ở gần, có người ở xa nên Phật cho gõ chuông để thông báo cho mọi người biết mà đến dự. Ngoài ra ở nơi đó Phật cũng cho treo một loại cờ gió khi nhìn thấy từ xa, mọi người biết nơi đó có Phật hay các vị Bồ Tát giảng Kinh, thuyết pháp mà đến dự. Nhưng cũng thương xót loài ma quỉ không có tâm học Phật pháp mắc tội nên khi có chuông hay treo cờ gió thì chúng biết mà lánh xa khỏi bị đọa địa ngục. Vì một qui định là khi có chuông đánh lên là ngay các vị nhà Trời cũng phải lắng nghe tiếng đó phát ra từ đâu để đến nghe hoặc đến mà hộ pháp cho Phật hay chư Bồ Tát thuyết pháp. Chúng ta là phật tử, khi nghe thấy tiếng chuông hay nhìn cờ gió mà không thể tham gia thì phải biết dừng lại nghe rồi vái lạy về hướng đó rồi mới được đi.  Khi có hoa, hương và quả, đồ cha y thì ma quỉ biết đó là để cúng Phật hoặc chư Thiên, chúng không được phép đụng đến. Còn nếu các vị cúng thịt, cá, tôm cua, hành, tỏi v.v…thì chúng biết đồ đó Phật, Bồ Tát, chư Thiên không dùng là chúng đến tranh nhau để ăn, mạnh ai lấy được, ma lớn là người hưởng trước, ăn chán mới cho ma quỉ khác hưởng. Cho nên, tôi khuyên quí vị muốn cho bố mẹ ông bà của quí vị hưởng thì chớ có cúng đồ mặn, không những gia tiên ông bà bố mẹ không được hưởng mà đến gần ma quỉ nó còn đánh cho xưng mặt đó. 

Vì thế, nơi chùa chiền, đạo tràng, làng Phổ Đà ha y ban thờ Tam Bảo tại gia đều phải có chuông. Với chùa thì chuông to như nói ở trên, còn ở đạo tràng và làng Phổ Đà thì dùng khánh, ban thờ Phật tại gia cũng thế nhỏ lớn tùy hoàn cảnh mà làm. 

Ngoài ra Phạn chung còn có những tên gọi khác như: Ðại hồng chung, chuông u minh, hoa chung, cự chung. Phạn chung thường được đặt trong một cái tháp hay cái lầu nhỏ ở giữa sân chùa. Vì đây cũng là nơi chính mà đại chúng thường tụ họp trong ngày lễ.

Hoán chung, bán chung, tiểu chung, chuông nhỏ, bảo chúng chung hay hành sự chung, là một loại chuông thường được đúc bằng đồng thau, nhưng không có kích thước cố định. Chuông này người ta hay treo trong góc của chánh đường và dùng nó để báo tin cho sự bắt đầu của khóa lễ hay công việc hội họp trong chùa.

Phạn chuông và hoán chuông thuộc về dạng chuông treo. Gia trì chuông thuộc về dạng chuông đứng.

Các bạn nên biết, mỗi lần đánh chuông và âm thanh của nó không chỉ lan tỏa khắp nơi, lên trời mà còn xuống cả đại phủ, đánh thức tâm linh của những người bị giam cầm trong ngục tối, ma quỉ biết mà hồi tâm chuyển tính mà tu hành niệm Phật. Chỉ cần chúng niệm câu Nam mô A Di Đà Phật hay danh hiệu của một vị Bồ Tát, một vị Thanh Văn, Duyên Giác, Bích Chi Phật thì lập tức được thoát khỏi xiềng xích mà được đi đầu thai làm người. Nhưng điều quan trọng là chúng có biết mà niệm hay không mới là điều quan trọng. 

Các bạn cũng nên biết! Khi nghe tiếng chuông thì các vị chư thiên, Thần Thánh, Bồ Tát đều đem tiếng chuông đó giao thoa phát đi xa hơn, cứ thế lan khắp tam thiên, đại thiên thế giới. Vì thế, khi chúng ta ngồi tụng Kinh, được Phật và Bồ Tát, chư Thiên Thần Thánh ở mười phương đều gia trì và ủng hộ cho là vì vậy. 

Một ý nghĩa sâu sắc hơn của tiếng Phạn chung trong buổi đầu hôm hay những lúc hừng sáng là sự nhắc nhở cho con người luôn thức tỉnh để tinh tấn tu hành mà vượt ra ngoài vòng tội lỗi, tối tăm khổ đau trong cuộc sống vô thường.

Nếu không tự tỉnh thức bằng trí tuệ, để tìm thấy các giá trị thật của mọi việc đang có mặt chung quanh mình, thì thật là uổng phí, vì mình sẽ mất tất cả theo luật tự nhiên, và nếu như khi đặt hết trọng tâm của đời mình vào Từ, Bi, Hỷ, Xả, để thực hiện việc gìcho mình hay cho người bằng những giá trị thật của việc đó, thì mình sẽ không bao giờ bị mất tất cả.

Trong mỗi tiếng chuông, trống, mõ, của nhà Phật là những sứ giả Như Lai mang đến cho đại chúng những tâm nguyện từ bi, để giúp cho chính họ có thể tự mình giải tỏa những nỗi muộn phiền đau khổ, hay để tắm gội cho thân tâm thanh sạch, những buồn bực, chán nản… bụi trần.

Vì thế trong Kinh có câu:

Nghe tiếng chuông phiền não nhẹ
Trí huệ lớn, giác đạo sinh
Dời Địa ngục, khỏi hầm lửa
Nguyện thành Phật độ chúng sinh. 

Vì thế, tiếng chuông chính là Sứ giả của Như Lai, nên ai phát tâm cúng dường tịnh tài, để đúc chuông thì chính các bạn cũng là sứ giả của Như Lai vậy, công đức đúc chuông tạo ra phước đức thật là vô lượng mà tôi không thể nói sao cho hết được. Có thể vì công đức đó mà quí vị mãn báo thân này được sinh lên cõi trời nhập vào dòng Tiên Thánh, hoặc nếu có sinh lại cõi người thì sinh ta trong gia đình bố mẹ giàu có, là vua, quan, bạn thân thì thân thể có tướng hảo, là thân nữ thì xinh đẹp đoan trang ai cũng yêu mến, kính trọng. 

Cho nên hôm nay thầy Thích Diệu Thoa phát động lễ đúc chuông để dâng tặng các chùa nghèo, đó là cơ hội rất to lớn Theo dòng thời gian, các nghi lễ Phật giáo cũng phát triển theo nhu cầu cần thiết cho việc tụng niệm tu hành tại gia hay việc đi cúng cúng đám của qúy tăng, ni và tăng thêm phần nghiêm trang trong lúc tán tụng tại chánh đường. Người ta mới chế ra thêm một loại chuông nhỏ và đặt tên nó là Gia trì chung. Chuông này dùng để mở đầu hay chấm dứt cho những câu kinh trong các nghi thức của những buổi lễ và thường được đặt trước bàn thờ Phật.

Giờ xin các bạn cùng tôi trì niệm và lạy Phật. Cứ một tiếng chuông chúng ta cùng lạy 1 lạy.

Nam mô A Di Đà Phật. 
- Nguyện tiếng chuông này vang khắp chốn
Mang theo thần lực của Như Lai
Hóa độ chúng sinh muôn vạn loài
Quay về Phật Pháp thoát trần ai. (1 chuông, 1 lạy)          

Nam mô A Di Đà Phật. 
- Nguyện tiếng chuông này lan khắp nơi
Đem lòng bi mẫn của Như Lai
Chúng sinh tỉnh ngộ lòng trong mát
Thương nhau bỏ hết những hẹp hòi. (1 chuông, 1 lạy)          

Nam mô A Di Đà Phật. 
- Nguyện tiếng chuông này bay thật xa
Sáng lên hạnh nguyện của Phật đà
Chúng sinh hiểu được điều nhân quả
Gắng công tạo phúc tháng ngày qua. (1 chuông, 1 lạy)   
         
Nam mô A Di Đà Phật. 
- Nguyện tiếng chuông này xuống rất sâu
Địa-ngục chúng sinh ngưng khổ đau
Cúi đầu tôn kính Mười Phương Phật
Ăn năn diệt tội thoát ngục tù.
Tinh tấn trì niệm danh hiệu Phật. (1 chuông, 1 lạy)          

Nam mô A Di Đà Phật. 
- Nguyện tiếng chuông này bay rất cao
Chư Thiên Thần Thánh các tầng trời
Toàn tâm gắng sức mà hộ pháp
Làm cho Phật đạo mãi bền lâu
Đừng ai phá hoại đường chính pháp
Chúng sinh nương tựa đến nghìn sau. (1 chuông, 1 lạy)          

Nam mô A Di Đà Phật. 
- Nguyện tiếng chuông này rất thiêng liêng
Ai nghe rồi cũng dứt ưu phiền
Tỉnh giấc mộng dài đêm sinh tử
Quay đầu tìm thấy đạo bình yên,
Tinh tấn tu hành và niệm Phật
Là nhiều công đức để đời sau. (1 chuông, 1 lạy) 

Nam mô A Di Đà Phật. 
- Nguyện tiếng chuông này rất linh thiêng
Chở che dân tộc khắp mọi miền
Ơn Phật thấm nhuần trong trời đất
Người thương người thoát khỏi nỗi truân chuyên. (1 chuông, 1 lạy)          

Nam mô A Di Đà Phật. 
- Nguyện Nghe tiếng chuông này xin lắng tâm
Quay về nượng tự Phật, Pháp, Tăng
Niệm Phật chuyên cần cầu Cực-Lạc 
Sinh trên sen báu ngát trời hương. (1 chuông, 1 lạy) 
         
- Nguyện cho pháp giới khắp mười phương
Chúng sinh đắc đạo thánh phi thường
Từ bi trí tuệ không cùng tận
Hòa trong biển giác của Như-Lai. (1 chuông, 1 lạy) 

Nhân dịp ngày lễ đúc chuông hôm nay, tôi xin hoan hỉ chúc mừng quí bạn đồng tu xa gần về đây phát tâm cúng dường tịnh tài để đúc chuông, tạo phước cho mình, cho người và điều quan trọng là làm cho đạo pháp mãi được lan tỏa khắp mọi nơi. 

Xin chúc phước các bạn! Hoan hỉ!

Các các quí thầy và quí bạn thân tâm thường lạc, công đức thêm nhiều, đạo hạnh ngày càng tăng tiến.

Mùa hạ năm 2018.
Cư sĩ Quảng Tịnh
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm