Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 28/01/2021, 09:23 AM

Gánh nặng đã đặt xuống

Kinh điển Phật giáo có ảnh dụ nổi tiếng là qua sông rồi thì hãy bỏ bè. Nếu đã qua sông mà còn cố gánh chiếc bè, không dám buông bỏ thì chẳng phải người trí. Còn chưa qua sông mà toan bỏ bè thì ắt hẳn trôi sông, không tránh được họa chìm nghỉm.

Những phương pháp tạo dựng cuộc đời

Thành ra, chiếc bè chỉ là phương tiện để qua sông. Khi đã qua sông sinh tử, sang bờ kia (đáo bỉ ngạn) rồi thì buông bè; không xả thì bè trở nên chướng ngại.

Cũng vậy, nỗ lực công phu kệ kinh, tọa thiền nhằm tích công bồi đức để đoạn trừ phiền não chỉ là giai đoạn dụng công tu, lúc chưa dự phần Thánh quả. Khi chứng đắc giải thoát rồi (bậc A-la-hán), phiền não đã diệt sạch rồi thì ‘việc nên làm, đã làm’, ‘gánh nặng đã đặt xuống’. Bấy giờ thì bậc Thánh buông hết mọi thứ, thuận với tự nhiên ‘đói ăn mệt ngủ’, thong dong tự tại. Với tâm giải thoát và tuệ giải thoát thường trực, các ngài tùy duyên giáo hóa, làm hết các thiện pháp mà như không làm. Kể cả việc chính yếu đọc kinh, tọa thiền cũng buông, tự do tự tại, tùy duyên vô ngại.

Đạo quả giải thoát vô cùng cao xa, bặt hết dấu tích, đến nỗi thiên thần cũng không lần ra.

Đạo quả giải thoát vô cùng cao xa, bặt hết dấu tích, đến nỗi thiên thần cũng không lần ra.

“Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có Tỳ-kheo du hành trong nhân gian, nghỉ lại trong một khu rừng, siêng tụng kinh, siêng giảng thuyết, tinh tấn tư duy, đắc quả A-la-hán. Sau khi chứng quả rồi, không còn siêng tụng kinh, giảng thuyết nữa. Khi ấy có vị Thiên thần đang ở trong rừng đó, nói kệ:

Tỳ-kheo! Ngài trước kia

Ngày đêm siêng tụng tập

Luôn vì các Tỳ-kheo

Cùng luận nghĩa quyết định.

Nay, ngài đối pháp cú

Im lặng không mở lời

Không vì các Tỳ-kheo

Cùng luận nghĩa quyết định.

Lúc ấy, Tỳ-kheo kia nói kệ đáp:

Xưa, vì chưa lìa dục

Tâm thường ưa pháp cú

Nay, vì đã lìa dục

Việc tụng thuyết đã xong.

Trước, biết đạo đã đủ

Thấy, nghe đạo làm gì?

Các thấy, nghe thế gian

Bằng chánh trí buông hết.

Sau khi Thiên thần nghe những gì Tỳ-kheo nói, hoan hỷ, tùy hỷ, liền biến mất”.

(Kinh Tạp A-hàm, kinh số 1337)

Bí quyết giúp mang tài sản sang thế giới bên kia

Đạo quả giải thoát vô cùng cao xa, bặt hết dấu tích, đến nỗi thiên thần cũng không lần ra. Với con mắt phàm tình, chúng ta vô cùng kính ngưỡng các bậc phạm hạnh chân tu, chăm chỉ học pháp, tinh tấn công phu, miệt mài thiền tập. Những người có tâm và hạnh như vậy là hạt giống chắc, đáng tôn kính trong hàng ngũ đệ tử của Thế Tôn. Tuy vậy, chư vị này chỉ đang ở giai đoạn ‘việc nên làm, đang làm’.

Đến khi bước sang địa hạt ‘việc nên làm, đã làm’ thì khác hẳn, ‘gánh nặng đã đặt xuống’ nghỉ ngơi hoàn toàn mà làm hết thảy Phật sự, không làm gì cả mà lợi ích chúng sinh vô số hằng sa. Giáo hóa chúng sinh một cách thong dong nhưng hiệu quả vô cùng mới đúng là hành đạo. Còn chúng ta hầu hết đều gắng sức hành đạo nên lắm khi bị đạo hành. Phụng đạo theo cách này cũng quý nhưng phải thường xuyên dè chừng, bị đạo hành rồi chướng ngại đường tu cũng chưa phải là điều hay.

Thế nên chúng ta cẩn trọng khi phán xét người tu hành, nhất là về phương diện tinh tấn, nỗ lực. Khi ta thấy một hành giả không tận lực dụng công nữa, sống tùy duyên, cũng có thể họ quá mệt mỏi và rơi vào giải đãi nhưng cũng có thể họ đã làm xong phận sự của mình. Chỉ cần tinh ý, sống gần và lâu với vị ấy một thời gian, nếu thấy các phẩm chất giới, định, tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến lưu lộ ra thì đích thị đó là bậc Hiền Thánh, cần tuyệt đối kính ngưỡng và thân cận những bậc ấy đến suốt đời.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đức Thế Tôn đang có mặt

Kiến thức 15:30 05/05/2024

Bạch Đức Thế Tôn! Đức Thế Tôn có dạy rằng: “Mỗi khi có từ bốn người trở lên tới với nhau, sống với nhau và thực tập theo con đường Giới, Định, Tuệ thì Đức Thế Tôn có mặt ở tại đó”.

Giá trị thực tiễn của ngôi chùa

Kiến thức 13:15 05/05/2024

Hơn 2000 năm nay, thực tế đã chứng minh ngôi chùa ở Việt Nam không chỉ là biểu hiện cụ thể của kiến trúc Phật giáo mà còn gắn liền với hồn cốt, văn hóa dân tộc, là nơi truyền bá tư tưởng đạo đức, phản ánh phong tục, tập quán, nếp sống tinh thần của người dân qua từng giai đoạn lịch sử.

Đem lại hạnh phúc cho chư thiên và loài người

Kiến thức 10:37 05/05/2024

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, rừng Jetavana, dạy các Tỷ kheo: Một người, này các Tỷ kheo, khi xuất hiện ở đời, đem lại hạnh phúc và an lạc cho số đông, vì lợi ích, vì hạnh phúc, an lạc cho chư Thiên và loài người. Một người ấy là ai? Chính là Thế Tôn, bậc A la hán, Chánh đẳng giác.

Bất diệt trong sinh diệt

Kiến thức 09:20 05/05/2024

Đạo Phật, trái lại, lại phát huy cho ta thấy trong cái thân thể sinh diệt vô thường có cái bản tánh vô thượng bất sinh diệt. Đạo Phật đã phát huy bản tánh ấy bằng cách căn cứ ngay với giác quan thô cạn chứ không xa xôi đâu khác.

Xem thêm