Gia cảnh của cặp vợ chồng ngư phủ sống dưới chân cầu suốt 2 năm
Do hoàn cảnh gia đình làm nghề chài lưới bấp bênh, anh Trần Thanh Điền đành phải chuyển "nhà" về sống dưới chân cầu Bà Bướm (Q.7, Tp.HCM) suốt gần 2 năm vừa qua.
Anh Điền quê ở Đồng Tháp, 17 năm trước anh lên Sài Gòn để lập nghiệp, làm nghề phụ hồ hay phu bốc vác để kiếm kế sinh nhai. Sau đó, anh chuyển qua làm nghề đánh cá, thả lú (dụng cụ bắt cá) trên sông Sài Gòn khúc giao giữa huyện Nhà Bè và quận 7. Sau đó, anh kết duyên cùng với một cô gái con của một ngư dân lâu năm tại khu vực này.
Mặc dù sống ở mảnh đất Sài Gòn đã lâu năm nhưng chủ yếu là vợ chồng anh Điền, chị Năm (vợ anh) chủ yếu sống trên một chiếc ghe nhỏ lênh đênh trên các khúc sông Sài Gòn đậu ở mũi Đèn Đỏ, ngã ba sông Sài Gòn. Hai năm nay, gia đình anh có 5 người, hai vợ chồng và ba đứa con nhỏ, một bé trai mới mang thai trong bụng về dưới chân cầu Bà Bướm sinh sống. Sống dưới chân cầu tối om, ruồi muỗi, chuột bọ, lau sậy, dừa nước mọc um tùm.
Chị Năm - vợ anh Điền cũng thái ái ngại nhưng dần dần vợ chồng đã dọn dẹp khu vực xung quanh cho sạch sẽ hơn để sinh sống. Vợ chồng anh có 3 người con nhưng hiện nay hai bé gái là bé My (13 tuổi) và bé Yến (8 tuổi) đã nghỉ học. Bé lớn tên My từng học tại một điểm trường tại quận 7, nhưng nghỉ học giữa chừng từ năm lớp 4. Còn bé Yến sau khi nhập học lớp 1 được mấy tháng thì cũng phải nghỉ học do ba mẹ không đủ tiền trang trải chi phí học hành và sinh hoạt cho cả gia đình.
Thương lắm cậu bé mồ côi cha gồng mình cứu đôi mắt của mẹ
Cư ngụ tại dưới chân cầu "hoàn toàn là do bất đắc dĩ "
Do cuộc sống nghề chài lưới vốn thu nhập bấp bênh, cộng với không nơi ở ổn định nên cuộc sống gia đình anh Điền thường túng thiếu. Gia tài lớn nhất của gia đình anh là chiếc vỏ lải dùng để đi đánh bắt cá và chiếc xe máy cà tàng. Có lúc, anh đã từng có ý định chuyển lên bờ sinh sống, nhưng anh làm nghề sông nước đã mười mấy năm nay và tài sản lớn nhất cũng nằm trên sông, nên khi bỏ tài sản duy nhất mà về nhà trọ anh sợ có mất mát gì thì không thể mua sắm lại được nữa, mất kế sinh nhai. Và cũng do sức khỏe của anh bị yếu không làm được các công việc nặng nhọc do xương sống bị thoái hóa vì làm việc bốc vác và đi phụ hồ trước kia.
Ngay cả điện mà gia đình anh đang sử dụng cũng là nhờ vào lòng tốt của hàng xóm bờ bên kia cầu Bà Bướm cho xài chung. Những người sống ở khu vực gần cầu Bà Bướm cho biết, họ cảm mến và thương hoàn cảnh gia đình anh Điền vì ai cũng lương thiện và cần mẫn. Anh Hiếu - bạn anh Điền cho biết: "Nghèo dường như không phải là cái tội. Anh Điền và chị Năm luôn cố gắng làm nghề trên chính mồ hôi, nước mắt của mình để nuôi các con".
Hàng ngày, anh Điền giăng lú (dụng cụ để bắt cá, tôm sống) trên sông Sài Gòn hoặc các nhánh kênh rạch thông ra con sông này. Thời gian làm việc thường vào ban đêm. Tầm 3h sáng, khi thành phố náo nhiệt tạm yên ngủ cũng là lúc anh thức dậy. Anh dùng chiếc vỏ máy nhỏ chạy ra hướng sông Sài Gòn để cuốn những chiếc lú đã giăng. Với những chiếc lú, anh giăng bắt được cá, tôm, cua... Dù sản lượng không còn nhiều như những năm trước, nhưng cũng tạm để gia đình anh có thu nhập. Một đêm ròng lênh đênh, anh kiếm được khoảng 200.000-300.000 đồng.
Cụ bà xin thoát nghèo, lại ủng hộ 2 triệu đồng chống dịch COVID-19
Hiện tại, gia đình anh Điền - chị Năm chỉ muốn có một chỗ ở để sống ổn định thoát khỏi cảnh khó khăn, lênh đênh trên sông nước, sống ở chốn tạm bợ như hiện nay. Và mong muốn hai cô con gái nhỏ của mình được đi học trở lại để biết thêm con chữ sau này có thể tự lo tương lai của mình, không phải sống cuộc sống như cha mẹ chúng nữa.
Chính quyền địa phương cũng đã có nhiều sự hỗ trợ tạm thời cho gia đình anh Điền bớt khó khăn. Hoàn cảnh của gia đình này rất cần sự quan tâm, ủng hộ của các mạnh thường quân, người có lòng hảo tâm.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi
Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...
Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây
Góc nhìn Phật tử 08:30 02/11/2024Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.
Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên
Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.
Trăm năm thoáng chốc mộng nhân sinh
Góc nhìn Phật tử 19:00 31/10/2024Gom lấy trăm năm đổi tình, tiền/ Lòng trần được mấy phút an yên? / Lợi danh rồi cũng vô thường mất/ Để cả hư tâm gánh muộn phiền...
Xem thêm