Thứ tư, 06/12/2017, 08:19 AM

Giả danh Phật pháp - thủ đoạn tinh vi cải đạo tín đồ Phật giáo của Pháp Luân Công

Việc sử dụng từ ngữ thuật ngữ hình ảnh của Phật giáo rồi tự nhận là pháp môn của Phật pháp sẽ cải đạo được tín đồ Phật giáo vì họ sẽ nghĩ là cùng là pháp môn của Phật pháp như Thiền tông, Hoa Nghiêm tông, Mật tông...nên theo “Tông” nào mà chả được.

Nhưng Pháp Luân Công lại còn quảng cáo mồi chài với những phần quà hấp dẫn như Pháp Luân Công là tu cao tầng, cao hơn cả tầng Phật Như Lai, Pháp Luân Công miễn phí, Pháp Luân Công khỏi bệnh thần kỳ, Pháp Luân Công được phổ truyền hàng trăm quốc gia, Pháp Luân Công thật sự là tốt, Pháp Luân Công là đại pháp chính truyền, Pháo Luân Công phi kinh tế, phi chính trị, phi tôn giáo, Pháp Luân Công là cao cấp của Phật Gia, Pháp Luân Công là tính mệnh song tu,v.v...Còn Phật giáo đã mạt đến sư tăng cũng không còn tự độ được nữa nên theo Pháp Luân Công là tốt nhất.

Điều đó là đánh vào lòng tham của quần chúng do vậy khi tín đồ Phật giáo bắt gặp Pháp Luân Công liền tìm hiểu và theo môn phái này. Chưa kể họ có một tổ chức chuyên nghiệp mồi chài, tẩy não tín đồ để hoạt động truyền bá Pháp Luân Công. Điều đáng nói Lý Hồng Chí yêu cầu tín đồ phải nghiêm túc thực hiện bất nhị Pháp Môn, nghĩa là họ dụ tín đồ tôn giáo khác sang bên Pháp Luân Công dưới chiêu bài phi tôn giáo, khí công, pháp môn của Phật pháp. Nhưng sau khi sang thì họ lại chặn tất cả các đường lui ngã rẽ của những người này dưới cái gọi “Bất nhị pháp môn”.
 
Bài liên quan
Điều này cũng không có gì khó hiểu, như chúng ta đều biết rằng trong Phật giáo cũng như trong trong các tôn giáo khác như Thiên Chúa giáo cũng có các trường phái (trường phái), dù ở tông phái trường phái nào đi chăng nữa nhưng cũng đều có một số đặc điểm chung nhất định gọi là “Đại Động Tiểu Dị” nghĩa là phần lớn là giống nhau một số nhỏ là khác nhau. Vì vậy các tông phái trong Phật giáo đặc biệt Phật giáo Đại thừa hòa đồng nhau không có sự bài xích, bất kỳ một vị Phật nào được đức Phật Thích Ca Mâu Ni đề cập đến cũng mang một thái độ lời kinh hết sức “cung kính tôn trọng ngợi khen” hoàn toàn không có bài xích hay phỉ báng.

Vì vậy nên phật tử đa phần đều chấp nhận tất cả các tông phái trong Phật giáo. Điều này vừa là điểm mạnh trong việc hòa hợp các tông phái trong Phật giáo nhưng cũng là điểm yếu trong việc một tổ chức trá hình nào đó giả danh một tông phái - pháp môn của Phật giáo để thâu nạp cải đạo phật tử.

Tổ chức Pháp Luân Công đang làm việc này, thủ đoạn cải đạo tín đồ Phật giáo dựa trên đặc điểm này. Lý Hồng Chí khẳng định Pháp Luân Công là một trong tám vạn bốn nghìn pháp môn của Phật pháp.
Trích: “Thích Ca Mâu Ni cũng giảng rằng tu Phật có 8 vạn 4 nghìn pháp môn; nhưng trong Phật giáo chỉ có Thiền tông, Tịnh độ, Thiên Thai, Hoa Nghiêm, Mật tông, v.v... khoảng hơn chục pháp môn, không thể bao quát hết Phật pháp được.”(Lý Hồng Chí, Chuyển Pháp Luân, trang 7).
Trích: “Pháp Luân Đại Pháp của chúng tôi là một pháp môn trong 8 vạn 4 nghìn pháp môn của Phật gia” (Lý Hồng Chí, Chuyển Pháp Luân trang 18).
Trích: “Pháp trong Phật giáo chỉ là một bộ phận nhỏ trong Phật pháp; còn có nhiều Đại Pháp cao thâm khác; trong mỗi tầng lại có các Pháp khác nhau. Thích Ca Mâu Ni giảng rằng tu luyện có 8 vạn 4 nghìn pháp môn. Trong Phật giáo chỉ có một vài pháp môn, nó chỉ có Thiên Thai tông, Hoa Nghiêm tông, Thiền tông, Tịnh độ [tông], Mật tông, v.v... chỉ mấy pháp môn ấy; đếm ra chỉ là một con số quá nhỏ! Do vậy nó không khái quát toàn thể Phật pháp được; nó chỉ là một bộ phận nhỏ của Phật pháp. Pháp Luân Đại Pháp của chúng tôi cũng là một pháp môn trong 8 vạn 4 nghìn pháp môn ấy; [nó] không có quan hệ gì với Phật giáo Nguyên thủy cho đến Phật giáo thời kỳ mạt Pháp, cũng không có quan hệ với các tôn giáo hiện đại” (Lý Hồng Chí, Chuyển Pháp Luân trang 48).
 
Các câu chuyện hình ảnh của Phật giáo được đăng tải trên các trang web truyền bá Pháp Luân Công thì không thể kể hết (bạn đọc có thể kiểm chứng tại các trang: http://www.daikynguyenvn.com/, http://tinhhoa.net/, http://tientri.net/, http://www.phapluaninfo.org/, https://www.facebook.com/dafa.great/ , http://chanhkien.org/, http://tansinh.net/, https://www.tindachieu.com, http://chinhphap.org/, https://tinhtue.org, http://minhbao.net/, v.v…) khoảng hơn 50 trang web như vậy.
Video sau là một ví dụ cho thấy tín đồ Phật giáo đã cải đạo theo Pháp Luân Công sau đó lại quay lại tổ chức cải đạo các tín đồ Phật giáo khác.
Tôi theo Phật giáo nhưng tôi đã bỏ Phật giáo để theo Pháp Luân Công giờ tôi đi tuyên truyền cải đạo tín đồ Phật giáo nhé (Video đính kèm). Một người chưa được cấp phép truyền đạo mà tập trung đông người để truyền đạo như vậy là vi phạm pháp luật nhé. Từ sách báo ấn phẩm của Lý Hồng Chí đến các tuyên truyền của tín đồ Pháp Luân Công đều mang các nội dung như vậy. Việc tín đồ Pháp Luân Công ngang nhiên tổ chức cải đạo tín đồ Phật giáo như vậy khi Phật giáo phản ánh thì một số ý kiến lại cho rằng Phật giáo đang kèn cựa với Pháp Luân Công là không có sức thuyết phục.
Có hàng nghìn bài báo Pháp Luân Công đang tuyên truyền Phật giáo đã mạt, sư tăng không tự độ được.

Sau đây là một số ví dụ: 
Trích: "Tôi thực sự hy vọng rằng các đệ tử Phật giáo có thể tĩnh lặng nhìn vào trong tâm và đọc những dòng này, hãy dùng lý trí để suy ngẫm về thời mạt pháp này. Phật giáo đã thực sự xa rời bản chất Nguyên thủy của nó. Nó đã bị biến đổi đến nỗi không thể nhận ra và không còn có thể cứu độ con người được nữa. Đừng chìm sâu thêm nữa trong thời mạt pháp này mà bỏ lỡ cơ hội tu luyện trong Đại Pháp."
Trích: "Lúc Phật Thích Ca Mâu Ni tại thế đã từng dự ngôn với các đệ tử về những tình huống Phật giáo sẽ xuất hiện bại hoại trong tương lai, đến nỗi cuối cùng Phật giáo toàn diện bại hoại không thể độ được người nữa. Trong Kinh Phật cũng đều có ghi lại về những điều ấy. Sau khi Phật Thích Ca diệt độ không lâu, các đệ tử của Ngài mặc dù đã tiến hành hồi tưởng lại đối với Pháp của Ngài, nhưng dùng văn tự hệ thống ghi chép xuống những hồi tưởng của các đệ tử đã là sự việc sau khoảng năm trăm năm!"
 
Trích: “Pháp mà Thích Ca Mâu Ni giảng, cách đây 2 nghìn 5 trăm năm dành cho những người thường ở tầng cực thấp, mới thoát thai từ xã hội Nguyên thuỷ; [là] Pháp giảng cho những người có tư tưởng đơn giản như thế. Thời mạt Pháp mà Ông nói đến, chính là hôm nay; con người hiện tại mà dùng Pháp ấy để tu luyện thì đã không thể được nữa. Vào thời mạt Pháp, hòa thượng trong chùa tự độ còn rất khó, huống là độ nhân.” (Lý Hồng Chí, sách Chuyển Pháp Luân, trang 6)
Bài liên quan
Một tổ chức gọi là Pháp Luân Công tự khẳng định rằng không liên quan Phật giáo. Nhưng lại đi tuyên truyền Phật giáo đã mạt hãy theo Pháp Luân Công là vi phạm tự do tôn giáo, là xuyên tạc tôn giáo, hành vi này phải bị nghiêm cấm. Thiết nghĩ các cơ quan chức năng mà trước hết là Giáo hội Phật giáo Việt Nam phải có trách nhiệm trong việc “nói rõ sự xuyên tạc Phật giáo của Pháp Luân Công và Lý Hồng Chí” để duy trì niềm tin của phật tử đối với chính pháp của Đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật và Phật giáo phải có một hệ thống giải pháp đối với vấn nạn Pháp Luân Công.
Việc Pháp Luân Công tự cho rằng tổ chức này không liên quan đến Phật giáo bạn đọc có thể tham khảo tại trang vi.falundafa.org cụ thể:
Trích: “Hỏi: Pháp Luân Đại Pháp có liên quan đến tôn giáo? Trả lời: Không liên quan, Pháp Luân Đại Pháp là một môn tu luyện Phật Gia, nhưng hoàn toàn không liên quan đến Phật giáo, cũng như bất kỳ tôn giáo nào, kể cả Đạo giáo, Nho giáo. Hình thức hoạt động của Pháp Luân Đại Pháp cũng không liên quan đến tôn giáo: không có tổ chức phân cấp (chỉ một Sư phụ và các học viên đồng đẳng), không có nghi thức tôn giáo, không có lệ phí tham gia, không có đăng ký (ai thích thì học, không thích thì thôi). Pháp Luân Đại Pháp là phi tôn giáo, phi chính trị, phi kinh tế.”
Bạn đọc có thể xem khẳng định trên tại: http://vi.falundafa.org/faqs.html#religios

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?

Kiến thức 08:00 11/12/2024

Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.

Trước khi tụng Kinh, trì chú, nên đọc nghi thức như thế nào?

Kiến thức 09:15 04/12/2024

Thực ra mỗi tông môn, thậm chí mỗi chùa sẽ có cách thức khác nhau, nên Nghi thức sau chỉ mang tính tham khảo. Đạo hữu nào thấy phù hợp có thể áp dụng, xong bạn cần hiểu đây không phải quy định bắt buộc, thậm chí không có nghi thức khai Kinh chú thì vẫn cứ trì tụng không vấn đề gì.

Xem thêm