Gia đình Phật tử nên tổ chức lễ cưới như thế nào?
Hỏi: Gia đình theo đạo Phật thì nên tổ chức đám cưới cho con cháu trong nhà như thế nào?
Từ lâu người ta thường nghĩ rằng việc hỏi cưới là việc đời không dính gì đạo. Các tu sĩ Phật giáo Việt Nam cũng ít khi làm lễ cưới cho Phật tử tại chùa hoặc tại hội quán. Theo giới luật của người xuất gia thì các thầy không được làm mai mối, song có thể chứng minh cho lễ giao ước sống chung và xây dựng gia đình của hai Phật tử hay của một Phật tử với một không Phật tử, miễn là hai người này thuận tình và tôn trọng lý tưởng của nhau. Các nước Phật giáo nguyên thủy, các tu sĩ vẫn chứng minh cho lễ cưới của Phật tử tại nhà.
Ðể hòa hợp với lễ giáo dân tộc hoặc phong tục xã hội, gia đình Phật tử có thể tổ chức hai lễ: một lễ tại nhà riêng với những thủ tục phải làm tại trụ sở hành chánh cùng sự tham dự của tất cả những người thân hay liên hệ, một lễ khác tại chùa hoặc tại hội quán với sự chứng minh của các thầy và các đạo hữu. Trong trường hợp muốn giản dị hóa nghi lễ thì phần đầu có thể làm nhẹ đi và phần thứ hai là phần chính.
Lễ hằng thuận: một hình thức giáo dục đời sống và hạnh phúc gia đình
Trong phần nghi lễ tại chùa hay hội quán, nếu hai vợ chồng chưa chính thức quy y "ba ngôi báu" và chưa hứa nguyện giữ gìn năm điều tu học thì sẽ được thầy chủ lễ, trước hết là truyền ba quy y và năm điều tu học, kế đó là được thầy khuyên nhủ bằng cách đọc và giảng những điều dạy của đức Phật về bổn phận của chồng đối với vợ, vợ đối với chồng, cha mẹ đối với con cái...(nếu cần trích dẫn phần quan trọng trong kinh Giáo Thọ Thi Ca La Việt (Sigalovâda) Trường bộ kinh số 31). Thầy chủ lễ cũng nên giảng ý nghĩa của chiếc nhẫn mà người chồng đeo cho vợ và vợ đeo cho chồng là biểu trưng của hạnh phúc gia đình trong sự nhẫn nhục tha thứ, hiểu biết và thông cảm cho nhau. Cuối cùng, một buổi trà đạo có thể được tổ chức ở phòng khách của chùa hay hội quán.
Theo đạo Phật, lễ cưới là một lễ rất long trọng của hai người khác phái muốn làm bạn với nhau để xây dựng hạnh phúc gia đình. Vì thế cốt yếu của lễ cưới là làm sao cho vợ chồng mới hiểu biết bổn phận đối với nhau, nghệ thuật sống chung với nhau và nhất là hứa nguyện thương yêu chân thành, đối xử bình đẳng và sẵn sàng giúp nhau tiến bộ trong cuộc sống an lành, cao đẹp và hy sinh cho con cháu về sau.
Gia đình Phật tử phải hiểu và tổ chức lễ cưới cho con cháu trong ý nghĩa ấy. Ðiều nên tránh là không nên phỏng theo ý nghĩa và hình thức nghi lễ của các tôn giáo khác mà nội dung giáo lý về hôn nhân khác hẳn đạo Phật. Và cũng nên giảm bớt hình thức ồn ào, nghi lễ nặng nề và nhất là không nên xa xỉ, mê tín.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Là Phật tử nhưng tôi có thù với muỗi, như vậy phạm tội gì không?
Hỏi - Đáp 10:55 29/11/2024Hỏi: Chuyện là năm ngoái tôi bị sốt xuất huyết, nên giờ nhìn con muỗi tôi thù nó lắm. Đợt này khu nhà tôi lại nhiều muỗi, mỗi ngày tôi vợt điện bọn nó phải chục con. Nghĩ cứ thấy thương, nhưng tôi sợ nó đốt, nó lại gây bệnh. Như thế có tội nhiều không ạ?
Chưa quy y có thể tu tập được không?
Hỏi - Đáp 09:30 29/11/2024Hiện tại tôi ở quê, mỗi tối các già vào chùa tụng kinh, còn tôi thì do bận việc gia đình nên chưa thể đi tụng kinh được. Tôi xin hỏi là người chưa quy y có thể ở nhà tu tập, tụng kinh được không? Và nếu được thì nên tụng kinh gì, tu niệm như thế nào?
Siêu độ có nghĩa là gì?
Hỏi - Đáp 16:30 28/11/2024Hỏi: Thưa Thầy, siêu độ biểu hiện cho ý nghĩa gì?
Làm sao để biết mình sẽ tái sinh trong cõi luân hồi?
Hỏi - Đáp 10:55 28/11/2024Chúng ta đang trôi lăn theo dòng nghiệp của chính mình mà hoàn toàn không hay biết gì hết.
Xem thêm