Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 16/11/2022, 23:48 PM

Giác ngộ vì thấy ra sự thật!

Và ngay sau khoảnh khắc đó là niềm hoan hỷ đến vô cùng, và con lập tức nghĩ về Sư Ông với lòng tri ân vô hạn. Con nhớ ngay đến lời Sư Ông thường dạy: “lý thuyết nhiều chỉ trở ngại cho việc thấy ra sự thật”, hay “ý tại ngôn ngoại”, chỉ “thấy và thấy ra”…

Câu hỏi:

Con kính đảnh lễ Sư Ông,
Con thưa Sư Ông, sau hơn một năm hiểu được Pháp Sư Ông chỉ bày, quá trình quan sát và chiêm nghiệm chính con diễn ra ngày càng thú vị hơn. Mặc dù sau khi hiểu được nguyên lý tu tập của Sư Ông, con đã buông bỏ bớt nhiều việc dính mắc vào phân tích từ chương, mà con chuyển qua đọc kinh sách như để tham khảo kiến thức và có thêm vốn từ, nhưng đôi khi con nhìn thấy vi tế bên trong con vẫn còn có sự ham muốn được học giỏi như người ta, chẳng hạn như giỏi Pali, thuộc lòng chi pháp, thuộc tạng Luật… dù ý muốn này rất yếu, nhưng không chối bỏ được nó vẫn luôn còn ở trong con.
Bên cạnh nghe Pháp của Sư Ông, con cũng có tham khảo thêm tài liệu từ các vị thầy tâm linh khác, như: Sadhguru, Osho, Eckhart Tolle, Krishnamurti… và một số sách của Thu Giang Nguyễn Duy Cần. Con cứ nghe trong tinh thần thoải mái không nắm bắt gì cả. Cho đến một buổi gần đây nhất, trong khi đang nghe Eckhart Tolle, con chợt nhận ra, những vị thầy tâm linh này không hề biết ngôn ngữ Pali, không hề học thuộc Tam Tạng Kinh Điển, chưa bao giờ chia chẻ văn tự trong từng câu kinh… nhưng các vị đó đều giác ngộ vì thấy ra sự thật. Đó là khoảnh khắc con vỡ òa, thấy như có một ánh sáng tràn ngập và soi rọi cái góc tối còn u mê, bám chấp vào việc muốn “học giỏi như người ta”. 
Có một thời gian, con rất khó chịu mỗi khi bị nghe nhiều lý thuyết sáo rỗng, vì con chứng kiến những vị luôn đem sách vở ra để giảng giải, nhưng khi xúc chạm với những vấn đề, thì tham và sân lại càng dữ dội hơn những người khác. Tuy nhiên, không hiểu sao giờ đây, con lại không còn bực bội nhiều với những người thích mang lý thuyết ra nói đó nữa, mà con chỉ mong cho họ “một phen buông hết ngôn từ” để trực nhận sự thật như Sư Ông luôn dạy. Vì bây giờ con cảm thấy, như khi mình ăn một món ăn; mặn - ngọt - chua - cay chỉ có mình là cảm nhận rõ nhất, còn khi miêu tả lại bằng ngôn ngữ, thì đã không còn đúng sự thật nữa rồi.
Từ xa con kính xin đảnh lễ Sư Ông, vì khi nương tựa vào những lời dạy của Sư Ông, mỗi ngày trôi qua, sự tu tập của con càng trở nên nhẹ nhàng và sáng rõ hơn bao giờ hết…
Con thành kính tri ân Sư Ông!

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trả lời:

Sādhu lành thay! Rất tuyệt! Thật hiếm người thấy ra được điều cực kỳ tinh tế này!

Theo: Trung tâm Hộ tông

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tự tánh của tâm và biểu hiện của tâm

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 08:48 20/11/2024

Thầy ơi cho con hỏi, khi nào gọi là tâm, khi nào là không có tâm? Sao có lúc thì là tâm, có lúc không phải là tâm, con không hiểu, xin Thầy hoan hỉ trả lời giúp con.

Hội đủ 5 yếu tố tạo nên nghiệp sát

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 19:40 19/11/2024

Hỏi: Con muốn hỏi Thầy về giới, Thầy cho con hỏi sử dụng xà bông, nước rửa chén, kem đánh răng hay bột giặt có phải là phạm giới sát sanh? Hồi xưa thời của đức Phật không có những thứ này nên các vị thời đó nếu muốn giữ giới đều có thể hoàn hảo có phải không Thầy?

Hiểu rõ hai chữ "căn tu"

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 13:46 16/11/2024

Thưa Thầy, làm thế nào để nhận biết một người có “căn tu” ạ?

“Chỉ khi nào không mong cầu gì thì vạn sự mới như ý”

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 11:00 15/11/2024

Hỏi: Kính thưa Thầy, thật sự thì pháp đang muốn chỉ ra cho con bài học gì vậy Thầy?

Xem thêm