Giới luật là nền tảng cơ bản của đạo đức thế gian
Mục đích của đạo Phật là giáo dục con người đầy đủ đạo đức, chuyển hóa họ từ xấu đến tốt, từ mê trở thành giác, vì thế vấn đề đạo đức không thể thiếu ở mỗi con người chúng ta.
Đối với cá nhân
Đây là việc rất cần thiết cho những người Phật tử khi đã quy y Tam bảo, thọ trì ngũ giới. Giáo hội Phật giáo nói chung và Tăng Ni nói riêng cần tạo điều kiện cho Phật tử tham gia những lớp học giáo lý, những buổi thuyết giảng tại chùa để cho họ hiểu rõ tinh thần quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng của một Phật tử. Cần nhắc nhở họ thọ trì năm Giới căn bản của người Phật tử tại gia.
Cho nên, hãy nhìn lại hàng Phật tử tại thành phố có đầy đủ phương tiện nào là sách vở, trường lớp học giáo lý, thầy hướng dẫn để cho Phật tử có cơ hội tiếp cận giáo lý của đức Phật nhiều hơn. Còn các Phật tử ở các tỉnh vùng sâu vùng xa, có tỉnh thì được quý thầy hướng dẫn, có Tỉnh quận huyện khác Phật tử có muốn tu học nhưng không có ai để hướng dẫn. C
ó người cho rằng với truyền thống tín ngưỡng của ông cha để lại, người nông dân mến mộ đạo, nhưng vì không có Tăng Ni tu hành đúng chánh pháp để nương tựa vô tình để họ tin theo những thầy đồng bóng, mê tín dị đoan, cho nên làm cho Phật giáo không thể phát triển được.
Với tinh thần từ bi, hỷ xả, vô ngã, vị tha của Phật giáo, nếu mọi người biết quay về quy y với Phật thì những tệ nạn của xã hội sẽ giảm dần. Vì nếu mọi người đều là Phật tử phải biết tôn trọng giới luật và tôn trọng luật pháp của nhà nước thì họ sẽ sống và làm việc đúng theo năm nguyên lý đạo đức căn bản của nhà Phật đó là:
1. Không sát sinh: Bỏ sát sinh nhằm tôn trọng tánh bình đẳng phát triển tâm từ bi bằng cách phải tôn trọng sự sống và quyền sống căn bản của mọi người, để giữ mình và người, sống một cuộc sống an lành và cũng để đoạn trừ nghiệp báo trả vay trong vòng luân hồi sinh tử.
2. Không trộm cướp: Nhằm tôn trọng quyền sở hữu tài sản của mọi người, không tham nhũng lạm quyền, không hối lộ quyền lợi riêng tư, phát triển tâm từ, thực hành hạnh bố thí bằng cách góp tự mình hoặc kêu gọi mọi người nên nhường cơm xẻ áo để cứu trợ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt, tham gia các hội từ thiện, kiến tạo xã hội công bằng văn minh giàu mạnh.
3. Không tà dâm: Bản thân không phải hao tổn thần khí, khỏi sợ ai bàn tán dở hay, mọi nguời đều tín nhiệm và tin cậy, bản thân trinh bạch, khiến người tự quý mến, tự mình được an ổn mà còn xây dựng gia đình được hạnh phúc, với nếp sống yêu thương lẫn nhau, vợ chồng ăn ở thủy chung đến trọn đời trọn kiếp.
4. Không nói dối: Nhằm tôn trọng sự thật để xây dựng niềm tin cho nhau. Trong các quan hệ song phuơng từ gia đình đến xã hội, và từ người lãnh đạo đến nguời thừa hành, đồng thời tạo cơ sở chính xác cho niềm tin tuyệt đối và phải tôn trọng những lời phát biểu có tính cách xây dựng, hòa cảm có lợi mình lợi người. Bởi lẽ, một lời nói có thể xây dựng đoàn kết làm quốc gia phồn vinh, trái lại cũng một câu nói có thể gây ra chia rẽ làm đổ vỡ.
5. Không uống rượu: Vì những thứ ấy làm cho trí tuệ mê mờ, có thể bệnh hoạn suy yếu, làm cho mọi người thấy khinh thường, trong lúc say sưa gây ảnh hưởng không những đến bản thân mà còn ảnh hưởng đến con cái về sau. Trái lại, nếu không uống rượu bản thân điềm đạm bình tĩnh, thân thể khỏe mạnh, đối với mọi người đều được quý kính, sanh con thông minh sáng suốt.
Đó là lợi ích bản thân ngay trong hiện tại, nếu về sau không sát sanh thì thân tráng kiện sống lâu. Không trộm cướp thì thân thể đẹp đẽ. Không nói dối thì đi đến đâu cũng được mọi người yêu mến. Không uống rượu thì trí tuệ sáng suốt. Qua năm Giới này, nếu Phật tử nào giữ đúng là một nguồn hạnh phúc của gia đình, cũng là nếp sống văn minh của xã hội.
Đối với cộng đồng
Nếu một công dân nào sống trong cộng đồng xã hội mà biết giữ đúng năm giới của nhà Phật thì gia đình đó hạnh phúc trên thuận dưới hòa. Nếu mọi người trong xã hội biết ứng dụng triệt để sẽ là một xã hội văn minh chan hòa sự cảm thông và thương mến. Cho nên, xã hội biết hướng dẫn mọi người quy y, biết giữ giới đó là việc làm đúng với đường hướng giáo dục của Phật giáo. Vì Phật giáo lấy con người làm trung tâm giáo hóa, đó là những con người hiện đang có mặt ở trên thế gian này. Mục đích của đạo Phật là giáo dục con người đầy đủ đạo đức, chuyển hóa họ từ xấu đến tốt, từ mê trở thành giác, vì thế vấn đề đạo đức không thể thiếu ở mỗi con người chúng ta.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tuổi nào cho em
Góc nhìn Phật tử 13:43 22/11/2024Tôi vác ba lô trên lưng trở về sau chuyến hành trình nơi đất khách, trong hành trang tôi mang vài thứ từ quê xa làm quà cho anh em. Vừa bước vào cổng chùa nghe hơi lạnh… thoáng mùi chia ly.
Đạo Phật là lối sống đẹp để hướng đến việc hoàn thiện bản thân
Góc nhìn Phật tử 10:24 22/11/2024Trong cuộc hành trình tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc đời, Đạo Phật xuất hiện như một ánh sáng soi đường, giúp con người thấu hiểu chính mình và hoàn thiện bản thân.
Để Sư nấu
Góc nhìn Phật tử 10:06 22/11/2024Cách đây chừng sáu năm, ngày đó tôi đang là một sinh viên năm thứ ba, sống chung phòng trọ với bảy người bạn nữa ở khu Làng Đại Học Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy chung trọ nhưng chẳng ai cùng quê với nhau cả, Bắc – Trung – Nam đều có.
Nói xấu người
Góc nhìn Phật tử 09:51 22/11/2024Đã nhiều lần tự hứa với bản thân sẽ không bao giờ nói xấu người khác, thế nhưng đâu cũng lại vào đó, cứ hễ tụm năm tụm ba là không nói chuyện của người này cũng nói người khác, hoặc khi ai đó nói về chuyện của người khác dù không nói ra nhưng vẫn có những ý nghĩ xấu, không tốt về họ.
Xem thêm