Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 22/08/2023, 11:00 AM

Gợi ý những món chay ngon cho mùa Vu lan báo hiếu

Lễ Vu Lan được tổ chức vào ngày rằm tháng 7 âm lịch. Vào ngày này, mọi gia đình thường làm những mâm cơm cúng tạ ơn trời Phật và tưởng nhớ tới ông bà tổ tiên để cầu nguyện cho các vong hồn siêu thoát và cầu bình an cho gia đình.

Tại sao nên ăn chay trong mùa Vu Lan?

Thực đơn trong mùa Vu Lan không thể thiếu những món chay. Ăn chay ngày lễ Vu lan thể hiện sự báo đáp công ơn dưỡng dục, sinh thành của cha mẹ, cũng là dịp để cầu chúc cho cha mẹ khi còn sống mạnh khỏe, bình an, khi mất đi có thể siêu thoát và hưởng phước lành cùng con cháu.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, ăn chay rất tốt cho sức khỏe. Không những thế, ăn chay còn giúp tâm tính con người an nhiên, hiền hòa hơn. Các nhà nghiên cứu khẳng định, thịt và máu động vật chứ nhiều chất kích thích, khiến người ăn dễ nổi nóng và kích động. Trong khi đó đồ chay có nguồn gốc thực vật lại giúp họ thư giãn, tâm hồn cảm thấy thanh bình hơn.

Dưới đây là những món chay vừa tốt cho sức khỏe vừa phù hợp để chuẩn bị trong mâm cỗ cúng chay dâng lên tổ tiên:

Nem chay

Trong mâm cúng chay những dịp này, không thể không nhắc đến món nem chay. Dù là món chiên rán nhưng với nguyên liệu chay được chế biến từ rau củ, món nem này cung cấp một lượng lớn chất xơ và hạn chế năng lượng dư thừa một cách đáng kể so với các món nem từ thịt và hải sản thông thường.

Rau sống ăn kèm với nem không chỉ cung cấp lượng vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể mà còn tốt cho hệ tiêu hóa. Cùng với đó, khi dùng chung với bún, món bún nem chay chắc chắn sẽ giúp cơ thể có cảm giác no mà không sợ béo, rất phù hợp với những người ăn kiêng giữ dáng.

Gỏi cuốn chay

02

Những món chay không chỉ đem đến cảm giác thanh nhẹ mà còn rất ngon miệng, nếu bạn không tin hãy dùng thử món gỏi cuốn chay. Nguồn dinh dưỡng mà gỏi cuốn chay mang lại vô cùng đáng kể. Lượng rau của chứa nhiều vitamin sẽ giúp tăng cường hấp thụ dưỡng chất cho cơ thể. Bên cạnh đó khác với chất béo bão hòa từ động vật gây nhiều tác hại đến sức khỏe, chất béo từ thực vật trong gỏi cuốn chay là chất béo không bão hòa, rất có lợi cho hệ tim mạch và huyết áp.

Đậu phụ

Khi ăn chay, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến đậu phụ và một số sản phẩm làm từ đậu nành. Đậu nành là một loại protein đặc biệt tốt vì chứa 9 axit amin thiết yếu. Cơ thể không thể tự tạo ra những hợp chất đó, những người không ăn chay chủ yếu nhận từ protein động vật như thịt bò, thịt gà và trứng. Trong đậu nành còn chứa kali và sắt, chất xơ... Hầu hết các chất béo trong đậu nành là chất béo không bão hòa đa, bao gồm chất béo omega-6 và omega-3 quan trọng.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những sản phẩm từ đậu nành tốt và an toàn cho sức khỏe. Giống như tất cả các loại rau và ngũ cốc, thực phẩm đậu nành tự nhiên không chứa cholesterol.

Chả đậu xanh

Chả đậu xanh là món ăn chay độc đáo đang được nhiều người yêu thích lựa chọn chế biến vào ngày rằm hay mồng một.

03

Hàm lượng dinh dưỡng trong đậu xanh cao gấp 3 lần so với gạo. Đây là thực phẩm chứa hàm lượng protein và lượng chất béo cần thiết cho cơ thể, tăng cường sức khỏe thành mạch và làm giảm triglyceride cùng cholesterol xấu trong máu một cách hiệu quả.

Nấm

Nấm là một loại thực phẩm ít calo chứa nhiều dinh dưỡng. Chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa tăng cường sức khỏe, nấm từ lâu đã được công nhận là một phần quan trọng của bất kỳ chế độ ăn kiêng nào. Nấm có hương vị umami ngọt tự nhiên và được sử dụng làm nguyên liệu thay thế thịt trong nhiều món chay. Tùy thuộc vào giống, nấm có thể chứa các chất dinh dưỡng thường có trong thịt như sắt, selen, kẽm, đồng và một số vitamin B, vitamin D...

Theo Tiến sĩ Marvin Moser, Giáo sư Y khoa lâm sàng tại Đại học Yale, cứ 3 người trên 75 tuổi thì có 2 người bị tăng huyết áp. Để đạt được huyết áp thấp hơn, người cao tuổi nên tuân theo chế độ ăn giàu kali và ít muối. Tiêu thụ nấm có thể giúp giảm bớt chứng tăng huyết áp vì chúng có nhiều kali và ít natri.

Nộm chay thập cẩm

Nộm luôn là một trong những món ăn chay phổ biến được rất nhiều người ưa chuộng vì vừa dễ ăn lại kích thích vị giác cực kỳ tốt. Nguyên liệu chính gồm: Khế chua, dưa leo, bắp chuối, cà rốt, mộc nhĩ, dứa, đậu phụ rán, sợi mì chay...

04

Thành phần dinh dưỡng có trong thực phẩm chay hội đủ những yếu tố cần thiết giúp nuôi sống cơ thể. Nhờ chủ yếu có nguồn gốc thực vật nên nộm chay thập cẩm giúp hệ tiêu hóa hoạt động nhẹ nhàng hơn, hạn chế dấu hiệu đầy bụng, khó tiêu so với việc sử dụng các loại thực phẩm thông thường.

Chè hạt sen long nhãn

Chè hạt sen là một món ăn khá đặc sắc không thể thiếu trong thực đơn các món tráng miệng chay.

Hạt sen không chỉ là món ăn dinh dưỡng mà còn là một vị thuốc Đông y có tác dụng chữa và phòng bệnh hữu hiệu. Trong hạt sen có chứa nhiều chất như lipit, sắt, gluxit, canxi, photpho,… và rất giàu các vitamin B1, B2, C, E… có tác dụng chống lão hóa lưu thông khí huyết, giúp da trở lên hồng hào sáng mịn.

Long nhãn có rất nhiều công dụng trong việc trị bệnh và là một vị thuốc quý dùng phổ biến trong đông y có tác dụng bổ huyết, dưỡng tâm, kiện tỳ, được dùng làm thuốc an thần, trị chứng mất ngủ hiệu quả.

Ăn chay mùa Vu Lan và 5 nguyên tắc cần nhớ

Mùa lễ Vu Lan, rất nhiều người lựa chọn ăn chay cả tháng để thể hiện sự báo đáp công ơn và cầu phúc cho cha mẹ.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là với chế độ ăn chỉ với thực phẩm có nguồn gốc thực vật, nhất là khi ăn kéo dài có thể dẫn đến thiếu một số thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, vốn phong phú hơn ở các thực phẩm có nguồn gốc động vật. Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo người ăn chay cần đặc biệt lưu ý đến 5 nguyên tắc sau để cung cấp cho cơ thể đủ protein, sắt, canxi, vitamin D và các acid béo omega-3.

- Ăn phong phú: Rau xanh, tương, cà muối… là những món “bất li thân” của người ăn chay. Tuy nhiên, nếu thực đơn chỉ như vậy sẽ khiến cơ thể không dung nạp đủ chất.

Người ăn chay nên ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm trong khẩu phần ăn hàng ngày, thông thường đủ các nhóm thực phẩm: Chất đạm (nguồn gốc từ thực vật như đậu, đỗ, nấm; các sản phẩm từ sữa (sữa tươi, bơ, phô mai, sữa chua…), chất béo (các loại dầu ép và hạt có dầu), các loại tinh bột/đường (gạo, ngô, khoai), các loại rau, hoa, quả và muối khoáng.

Ngoài ra, khắc phục tình trạng thiếu các vi chất không có trong thức ăn nguồn gốc thực vật như kẽm, vitamin B12, axit folic… bằng việc bổ sung các vi chất này dưới dạng thuốc bổ.

- Hạn chế các thức ăn chế biến công nghiệp: Do được sản xuất hàng loạt, được bảo quản trong nhiều loại bao bì với thời gian trên 24 giờ, nên chất dinh dưỡng của thực phẩm chay công nghiệp sẽ không bằng với những món ăn chế biến tươi. Khi đóng gói, hút chân không rồi tiệt trùng thì thực phẩm sẽ bị mất một số chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin C hay vitamin B1 (những vitamin này không bền ở nhiệt độ cao).

Bên cạnh đó, có những sản phẩm chay công nghiệp mà chúng ta không thể biết nhà sản xuất sử dụng màu thực phẩm hay màu công nghiệp, chất bảo quản có dùng theo quy định… Vì vậy, người ăn chay nên ăn các loại thực phẩm “thuần khiết, tự nhiên” càng ít chế biến hoặc không cho thêm các chất bảo quản, chất tạo màu, mùi, phụ gia… thì càng có lợi về dinh dưỡng.

- Đủ chất xơ và đạm: Ăn ít nhất 5 phần các loại trái cây, rau quả mỗi ngày (mỗi phần tương đương 80g). Bên cạnh vitamin và chất khoáng, trái cây và rau quả còn cung cấp chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hóa và phòng ngừa táo bón.

Nên ăn các loại đậu, trứng và các nguồn đạm khác. Các loại đậu như đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, đậu nành, đậu Hà Lan, đậu lăng… là các nguồn đạm ít béo, giàu chất xơ, vitamin và chất khoáng, có thể tính vào thành phần rau quả. Các nguồn đạm khác có thể từ các sản phẩm thay thế thịt như đậu hũ, mycoprotein (như Quorn), đạm chay khô (textured vegetable protein) và tempeh.

Cần lưu ý ăn đạm từ nhiều nguồn gốc khác nhau để được thành phần acid amin phù hợp cho nhu cầu cấu trúc và chức năng của cơ thể.

- Lựa chọn thực phẩm ít béo: Nên chọn thực phẩm chứa chất béo chưa bão hòa, và ăn với lượng ít. Chất béo chưa bão hòa (như dầu thực vật, dầu oliu, dầu hướng dương, dầu hạt cải) tốt cho sức khỏe hơn so với các chất béo chưa bão hòa (như mỡ động vật, bơ). Tuy nhiên, tất các các loại chất béo đều giàu năng lượng và nên ăn với lượng ít.

Sử dụng sữa, sản phẩm từ sữa, hoặc các sản phẩm thay thế sữa (như nước uống đậu nành). Chọn các loại ít béo và ít đường. Sữa và các sản phẩm từ sữa (như phô mai, yaourt) là các nguồn tốt cung cấp protein, canxi, các vitamin A và B12.

- Ăn uống điều độ, chuẩn mực: Nên ăn có điều độ, chừng mực, không nên ăn quá nhiều một loại thực phẩm. Cần ăn chậm, nhai kỹ, không ăn quá no hoặc để quá đói và tránh ăn nhanh, nuốt vội.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Uống nước ép rau này giúp tránh ung thư, hạ huyết áp

Thuần chay 11:41 04/11/2024

Nước ép làm từ các loại thực vật tự nhiên cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống ô xy hóa. Mọi người thường dùng nước ép trái cây. Nhưng trên thực tế, nước ép từ các loại rau cũng mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe.

Trăm năm thương nhớ cơm chay Tín Nghĩa giữa Sài Gòn

Thuần chay 09:32 29/10/2024

Lặng lẽ suốt 100 năm trên con đường náo nhiệt, cơm chay Tín Nghĩa không quá đông khách, nhưng ai đến đây đều sẽ quay lại vì… nhớ ngày xưa.

Đến Việt Nam ăn chay có dễ không?

Thuần chay 10:56 28/10/2024

Hằng năm Việt Nam đón hàng triệu lượt khách quốc tế, trong số đó có nhiều người ăn chay, vậy nên 'ăn chay ở Việt Nam có dễ không?' là câu hỏi mà nhiều du khách quan tâm khi đặt chân đến đất nước hình chữ S.

Ăn rau muống mỗi ngày mà tốt quá chừng

Thuần chay 15:49 27/10/2024

Rau muống giúp ngừa táo bón, tăng khả năng miễn dịch, chống mệt mỏi... khi ăn thường xuyên.

Xem thêm