Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 24/08/2019, 15:04 PM

Hãy tha thứ, từ bi với nữ đại uý công an Lê Thị Hiền!

Đi sâu vào tìm hiểu cũng như tự đặt bản thân vào vị trí đó, chúng ta cần có cách nhìn “đồng bệnh tương lân”, thông cảm, tha thứ cho những lúc người khác sai lầm để có thể tự tha thứ cho bản thân mình những khi mình cũng sai lầm.

Bài liên quan

Trước đó, khoảng 13 giờ 35 ngày 11/8, hành khách Lê Thị Hiền (36 tuổi, trú tại Hà Nội) đến làm thủ tục chuyến bay VN248 lộ trình TP Hồ Chí Minh - Hà Nội. Trong quá trình làm thủ tục tại Sân bay Tân Sơn Nhất, do không được giải quyết yêu cầu về việc gửi hành lý, hành khách Lê Thị Hiền đã cãi vã với nhân viên làm thủ tục và lực lượng An ninh hàng không sân bay Tân Sơn Nhất.

Qua sự việc này, ta có thể thấy việc loại bỏ các chướng ngại tinh thần, thường được gọi là phiền não, chủ yếu có nguồn gốc từ ba độc tham, sân và si.

Lửa giận của nữ đại uý Công an Hà Nội đã thiêu đốt cư dân mạng mấy hôm nay. Hỡi ôi!

“Sân” – độc tố nguy hại nhất trong con người 

Đức Phật còn ví sân như lửa dữ, như giặc cướp, như rắn độc: “Sân hận còn hơn lửa dữ, thường phải đề phòng không cho nó xâm nhập.

Đức Phật còn ví sân như lửa dữ, như giặc cướp, như rắn độc: “Sân hận còn hơn lửa dữ, thường phải đề phòng không cho nó xâm nhập.

Sân hận chính là nguồn gốc của sự tức giận và bắt đầu cái ác. Đức Phật xem sân hận là một loại độc tố có khả năng tàn phá tâm hồn và thể xác con người không chỉ trong đời này mà cả những đời sau.

Bài liên quan

Đức Phật còn ví sân như lửa dữ, như giặc cướp, như rắn độc: “Sân hận còn hơn lửa dữ, thường phải đề phòng không cho nó xâm nhập. Giặc cướp công đức không gì hơn giận dữ… Nếu trong tâm có những con rắn độc tham, sân, si thì phải mau trừ bỏ, nếu không sẽ bị chúng làm hại” (Kinh Di giáo).

Lòng sân hận chẳng những làm cho tự thân bị bức bách, khổ não mà còn mang lại sự bất an cho tha nhân và xã hội. Đối với bản thân, người ôm lòng sân hận dễ gây lầm lỗi, tạo những nghiệp bất thiện làm nhân khổ cho đời này và đời sau.

Lửa giận trong phút chốc của nữ Đại uý Công an đã thiêu đốt cư dân mạng nhiều hôm nay!

Lửa giận trong phút chốc của nữ Đại uý Công an đã thiêu đốt cư dân mạng nhiều hôm nay!

Khi cơn giận nổi lên, người ta không làm chủ được cảm xúc, không kiểm soát được suy nghĩ, hành động, lời nói, từ đó dễ tạo ra những nghiệp bất thiện. Lòng sân hận che mờ tâm trí khiến cho con người không nhận ra bản chất của sự việc, không có khả năng xử lý các tình huống gặp phải một cách tích cực, đúng đắn có lợi cho mình và người. Lòng sân hận khiến cho con người không có được cảm xúc an lạc hạnh phúc, cuộc sống mất đi niềm vui, ý nghĩa.

Chuyển hoá hạt giống “Sân”

Từ, bi, hỷ, xả là phương pháp rốt ráo giúp chúng ta chuyển hóa hoàn toàn hạt giống sân hận trong tâm, cởi bỏ oán kết, trải rộng tình thương.

Từ, bi, hỷ, xả là phương pháp rốt ráo giúp chúng ta chuyển hóa hoàn toàn hạt giống sân hận trong tâm, cởi bỏ oán kết, trải rộng tình thương.

Từ, bi, hỷ, xả là phương pháp rốt ráo giúp chúng ta chuyển hóa hoàn toàn hạt giống sân hận trong tâm, cởi bỏ oán kết, trải rộng tình thương, làm lan tỏa năng lượng từ bi đến với mọi người dù đó là đối tượng làm cho ta sân hận. Như vậy, ta sẽ mở rộng lòng, hướng thiện và vị tha hơn.

Bài liên quan

Tha thứ: Tha thứ không phải là chuyện dễ làm. Khi đã bị tổn thương, bị bóc lột, thì sự tha thứ dường như là việc không thể thực hiện. Tuy nhiên, trừ khi ta tìm được cách nào đó để tha thứ cho người, nếu không ta sẽ chôn giữ sân hận và sợ hãi trong tim mãi mãi.

Tha thứ là hành động bỏ qua lỗi lầm của người khác. Tha thứ không phải là xóa đi, chối bỏ đi những điều xấu mà người khác gây ra, mà là khuyến khích bản thân “đóng khung” lại những vết thương cũ và bình tâm quan sát chúng lành lại.

Sự tha thứ cho phép quá khứ trôi qua, dù không có nghĩa là xóa hết những gì đã xảy ra, nhưng nó giúp giảm bớt và thậm chí loại bỏ quá khứ khổ đau để những bất hạnh trong quá khứ không còn ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại và tương lai nữa.

Chúng ta không nên thù hằn những người đã gây ra hoàn cảnh bất lợi đó. Hãy tha thứ, vì tha thứ người cũng chính là tha thứ mình.

Chúng ta không nên thù hằn những người đã gây ra hoàn cảnh bất lợi đó. Hãy tha thứ, vì tha thứ người cũng chính là tha thứ mình.

Bài liên quan

Theo Phật giáo, tha thứ là một bước hết sức quan trọng nhằm đạt được trạng thái an lạc.Đức Phật dạy việc cố chấp, không tha thứ sẽ làm bản thân chúng ta đau khổ. Ai không thể buông bỏ những điều (sai trái) mà người khác gây ra cho mình thì cũng không thể buông bỏ được sự hận thù, đau khổ khỏi bản thân. Hận thù kéo theo đau khổ và càng nhiều đau khổ thì ta lại càng dày vò quá khứ, càng nung nấu hận thù. Tha thứ cho người khác cũng như tha thứ cho bản thân mình là một bước quan trọng trong việc đạt tới sự an lạc và giác ngộ. Buông bỏ hận thù và tha thứ cho những người đã làm tổn hại mình sẽ giúp chúng ta tinh tiến trong việc tu tập.Có đau khổ thì mới có được an lạc.

Bài liên quan

Để đạt được sự an lạc, chúng ta cần phát triển trí tuệ và từ bi. Cần phải có những hoàn cảnh dẫn đến sự đau khổ thì chúng ta mới có cơ hội tăng trưởng trí tuệ và từ bi. Do vậy, những hoàn cảnh bất lợi, gây tổn thương cho chúng ta cũng đồng thời là nguồn chất liệu để chúng ta tu tập. Chúng ta không nên thù hằn những người đã gây ra hoàn cảnh bất lợi đó.

Cũng như rác rưởi và hoa màu, mới nhìn thì không thấy có sự liên quan gì với nhau và ai cũng thích hoa mà ghét rác, nhưng một người làm vườn thì lại không ghét, không xua đuổi rác bởi ông ta có thể dùng rác để ủ thành phân hữu cơ bón cho cây trồng, cây sẽ nở hoa đẹp. Thực hành tha thứ chính là thực hành tăng trưởng trí tuệ và lòng từ bi.

Khái niệm nhân quả là trung tâm của Phật Giáo. Mỗi người hành động đều do sự tác động của những Nhân nào đó. Để tha thứ cho người đã có những hành vi chưa tốt, làm tổn hại đến tổ chức hay cá nhân nào đó thì chúng ta hãy đặt mình vào địa vị người đó, cố gắng hiểu tại sao người ấy làm như thế. Giả định rằng người đó không phải là người xấu, nhưng chỉ làm một việc sai. Chúng ta hãy cố gắng hiểu và cảm thông.

Bài liên quan

Tha thứ còn là một biểu hiện của lòng từ bi. Như trong câu chuyện, nữ hành khách đã có những hành vi chưa đẹp như thế, nhưng chúng ta lại không trách họ mà bỏ qua hết những việc làm đó. Thì đó đã thể hiện lòng từ bi. Chúng ta nhận thức và trải qua nỗi đau bị tổn thương nhưng vẫn sẵn lòng cho qua, tìm cách để thấu hiểu những hành động trước đây người khác đã gây ra cho mình. Đó là sự thể hiện lòng từ bi ở một mức độ cao nhất – từ bi đối với cả những người đã làm tổn thương mình.

Tha thứ bằng tấm lòng từ bi thì đó là chiếc cầu nối mọi rào cản, là đỉnh cao của sự yêu thương!

Tha thứ bằng tấm lòng từ bi thì đó là chiếc cầu nối mọi rào cản, là đỉnh cao của sự yêu thương!

Tha thứ cho người cũng là tha thứ cho mình. Mọi người cũng như bản thân chúng ta đều chỉ là con người bình thường, sẽ có những lúc sai lầm, sẽ có những lúc vô tình làm tổn thương người khác. Chúng ta không nên oán trách, ghét bỏ hay cô lập họ. Hiểu được như vậy thì chúng ta cần có cách nhìn “đồng bệnh tương lân”, thông cảm, tha thứ cho những lúc người khác sai lầm để có thể tự tha thứ cho bản thân mình những khi mình cũng sai lầm.

Tha thứ bằng tấm lòng từ bi thì đó là chiếc cầu nối mọi rào cản, là đỉnh cao của sự yêu thương!

Cho dù câu chuyện này đã xảy ra hay chưa xảy ra, thì thông điệp mà nó mang lại cũng rất ý nghĩa và đáng suy ngẫm, nó giúp chúng ta có niềm tin để thực hành lòng vị tha trong cuộc sống. Về bản chất, câu chuyện nhắc nhở rằng, trong chúng ta không ai hoàn hảo cả, mọi người không ngừng thay đổi và tiến bộ trong quá trình phát triển tinh thần.

Do đó, không nên đánh giá người khác một cách nhanh chóng, mà hãy tìm hiểu nguyên nhân khiến họ tức giận và xử lý nó với thái độ từ bi, ngay cả khi họ có nhữnghành vi chưa phải. Nếu làm được điều đó, có thể chúng ta sẽ tạo nên một cái gì đó đặc biệt.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Phật dạy cách sống một đời như bốn mùa đầy màu sắc

Góc nhìn Phật tử 22:16 17/03/2024

Đời người có sinh lão bệnh tử, thời tiết có xuân hạ thu đông. Lấy bốn mùa để ví như một đời người.

Ngày mưa và ngày nắng

Góc nhìn Phật tử 22:05 17/03/2024

Tâm lý chung của nhiều người là khi quá bận rộn, họ sẽ quên bẵng đi và không thực sự để tâm cho những thú vui thanh tao như vẽ tranh, đọc sách, nghe nhạc hay hành thiền. Tuy nhiên, khi có nhiều thời gian dành cho những việc đó thì họ lại cảm thấy buồn chán, bức bách.

Bài học về thìa muối

Góc nhìn Phật tử 10:36 17/03/2024

Thành công của mỗi người tuỳ thuộc rất lớn vào thái độ sống của người đó. Hãy giữ cho ô cửa tâm hồn trong trẻo thì tâm hồn mỗi người sẽ được bao trùm bởi sự lạc quan, niềm tin cuộc sống, sự thân ái của tình người.

Bóng mây bay trên đường về xứ Phật (3)

Góc nhìn Phật tử 16:20 16/03/2024

Đức Phật không tìm kiếm con đường tuyên thuyết dựng lên một tôn giáo mà chỉ vì nỗi khổ của nhân loại, của chúng sinh mà rời bỏ cả giang sơn, ngai vàng, điện ngọc, vợ đẹp con khôn. Cái nhân giới ấy đã làm nên một nhân vật xuất chúng trong cõi người mà sau đó lại được xưng tụng đến 10 danh hiệu...

Xem thêm