Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 08/10/2019, 08:00 AM

Hệ thống giáo dục Phật giáo

Giáo dục Phật giáo chẳng những đào tạo ra những con người có ích cho xã hội mà còn hình thành nên một nhân cách cao quý nơi mỗi người. Giáo dục trong Phật giáo không hề mang tính ép buộc mà đòi hỏi người học phải có tinh thần tự nguyện: “đến để mà thấy không phải đến để mà tin”.

 >>Kiến thức

Có thể nói rằng nền giáo dục Phật giáo có từ khi đức Thế Tôn chuyển pháp luân lần đầu tiên tại vườn Lộc Uyển độ 5 anh em ông Kiều Trần Như, từ đó hình thành ba ngôi Tam bảo.

Theo Phật giáo, giáo dục không chỉ là việc dạy và học trên văn tự mà cần phải chuyển hóa nội tâm, cải thiện cái xấu thành cái tốt và nhằm hoàn bị cho con người kiến thức về thế học và đạo học, chuyển hóa cái phiền não chướng được tâm thanh tịnh và chuyển hóa sở tri chướng được trí tuệ sáng suốt.

Theo Phật giáo, giáo dục không chỉ là việc dạy và học trên văn tự mà cần phải chuyển hóa nội tâm, cải thiện cái xấu thành cái tốt và nhằm hoàn bị cho con người kiến thức về thế học và đạo học, chuyển hóa cái phiền não chướng được tâm thanh tịnh và chuyển hóa sở tri chướng được trí tuệ sáng suốt.

Phật giáo là một hệ thống giáo dục đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn 4 W:

Chữ thứ nhất (who) là ai dạy. Là Phật, Bồ-tát và thời sau Phật là đệ tử Phật gồm xuất gia lẫn tại gia.

Chữ thứ hai (whom) là dạy ai. Câu trả lời là dạy tất cả chúng sinh. Đối tượng trực tiếp là con người, nếu mở rộng là chúng sinh trong 6 đường.

Chữ thứ ba (what) là dạy cái gì. Là đem giáo pháp ra mà dạy. Giáo pháp gồm 3 tạng kinh điển tập hợp tất cả lời dạy của Thế Tôn và các đệ tử của Ngài. Những lời vàng ấy đã được kết tập thành tạng giáo bằng văn hệ Pali, Sanskrit và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng.

Bài liên quan

Chữ thứ tư (how) là dạy như thế nào. Là các phương pháp ứng dụng để giáo dục đạt hiệu quả. Theo Phật giáo, giáo dục không chỉ là việc dạy và học trên văn tự mà cần phải chuyển hóa nội tâm, cải thiện cái xấu thành cái tốt và nhằm hoàn bị cho con người kiến thức về thế học và đạo học, chuyển hóa cái phiền não chướng được tâm thanh tịnh và chuyển hóa sở tri chướng được trí tuệ sáng suốt. Nội dung giáo dục Phật giáo đáp ứng đầy đủ 3 lĩnh vực giáo dục của thế gian: trí dục, đức dục, thể dục mà trong đạo Phật gọi là Giới học, Định học, Tuệ học.

Giáo dục Phật giáo không như giáo dục thế tục chỉ nhằm hoàn thiện con người trong ba phương diện, mà còn vượt lên trên Nhận thức luận (Theory of Knowledge) hướng tới quan điểm của triết lý Thật tồn (Existentialism).

Giáo dục Phật giáo không như giáo dục thế tục chỉ nhằm hoàn thiện con người trong ba phương diện, mà còn vượt lên trên Nhận thức luận (Theory of Knowledge) hướng tới quan điểm của triết lý Thật tồn (Existentialism).

Về mặt đức dục: Phật giáo dạy con người tự hoàn thiện chính mình bằng tinh thần tự nguyện thi hành giới luật:

“Không làm mọi điều ác.

Thành tựu các hạnh lành,

Tâm ý giữ trong sạch,

Chính lời chư Phật dạy”.

Tu tập tứ vô lượng tâm: từ, bi, hỷ, xả giúp tâm hồn thăng hoa và có năng lực vô biên để hóa giải mọi hận thù:

“Với hận diệt hận thù,

Ðời này không có được.

Không hận diệt hận thù,

Là định luật ngàn thu”.

Về mặt thể dục : theo Phật giáo không có nghĩa chỉ là rèn luyện thân thể cường tráng mà còn rèn luyện tinh thần vững chãi sáng suốt. Phật giáo không chủ trương khổ hạnh hay ép xác mà cần có sự tiết độ quân bình trong chế độ ăn uống, học tập, và nghỉ ngơi thích hợp với thể chất mỗi người. Sự tu tập thiền định sẽ giúp tâm hành giả định tĩnh, mang lại cảm giác hỷ lạc, sức tập trung cao và mở mang trí tuệ.

Nội dung giáo dục Phật giáo đáp ứng đầy đủ 3 lĩnh vực giáo dục của thế gian: trí dục, đức dục, thể dục mà trong đạo Phật gọi là Giới học, Định học, Tuệ học.

Nội dung giáo dục Phật giáo đáp ứng đầy đủ 3 lĩnh vực giáo dục của thế gian: trí dục, đức dục, thể dục mà trong đạo Phật gọi là Giới học, Định học, Tuệ học.

Bài liên quan

Về mặt trí dục: đạo Phật chủ trương “Duy tuệ thị nghiệp” tức lấy trí tuệ làm sự nghiệp tu học. Phật dạy người tu học phải tự mình giác ngộ (tự giác), làm cho người khác giác ngộ (giác tha) và đạt đến giác ngộ đến nơi đến chốn (giác hạnh viên mãn).

Giáo dục Phật giáo chẳng những đào tạo ra những con người có ích cho chính trị xã hội mà còn hình thành nên một nhân cách cao quý nơi mỗi người. Sự giáo dục trong Phật giáo không hề mang tính ép buộc của giáo điều mà trái lại, nó đòi hỏi người học phải có tinh thần tự nguyện, một lý trí phán đóan “đến để mà thấy không phải đến để mà tin”. Nhận thức rõ sự thật vô thường vô ngã của cuộc đời để rồi tự thân tu tập chuyển hóa khổ đau. Hạnh phúc hay đau khổ đều do mình tự tạo, không ai có thể mang đến hạnh phúc hay gây khổ đau cho mình. Phật khuyên chúng ta: “ Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi, hãy nương tựa nơi mình chứ đừng nương tựa vào một ai khác, hãy nương tựa vào Chánh pháp, đừng y chỉ vào nơi khác.”

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Không kính cha mẹ là một bệnh căn khiến không được thấy Phật

Kiến thức 15:25 16/04/2024

Trong Kinh Mục Liên Sám Pháp, Đức Phật có dạy về 12 loại bệnh căn khiến cho sinh ra không thấy được Phật. Khi Ngài A Nan bạch Phật cách chữa trị những bệnh căn này, Ngài đã từ bi chỉ dạy như sau:

“Mặc tẫn” là gì?

Kiến thức 14:00 16/04/2024

Pháp thế xuất thế gian, các vị đều phải biết, cái gọi là “làm việc tốt gặp lắm giày vò”. Đặc biệt là vào thời đại này là thời kỳ mạt pháp.

Vui trong Pháp lành, vui trong Pháp Phật

Kiến thức 13:30 16/04/2024

Ai sống theo lời dạy của đức Phật (sống trong pháp), cả lời nói, hành vi, thái độ việc làm, suy nghĩ theo hướng tích cực tử tế lương thiện thì cuộc sống sẽ mãi an vui hạnh phúc thăng hoa.

Kiếp súc sinh - dễ đọa, khó thoát

Kiến thức 09:24 16/04/2024

Sinh làm loài súc sinh phải chịu đựng năm loại khổ sau: nỗi khổ ăn thịt lẫn nhau, nỗi khổ do ngu si ám chướng, nỗi khổ chịu nóng lạnh, nỗi khổ chịu đói khát, nỗi khổ bị khai thác đọa đày hoặc sai làm việc nặng. Hãy tưởng tượng bạn tái sinh làm một loài thú trong tự nhiên.

Xem thêm