Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 05/07/2019, 10:10 AM

Hiếu kính cha mẹ là nền tảng đạo đức

Đức Phật của chúng ta là một người con đại hiếu, sau khi thành đạo Ngài đã dùng thần lực lên cõi trời Đao Lợi để hướng dẫn, chỉ dạy cho mẹ Ngài pháp giác ngộ, giải thoát.

>>Lễ Vu Lan

Nói đến nhân quả Phật dạy người Phật tử chân chính trước tiên phải hiếu thảo, cung kính vớicha mẹ, kế đến quy y Tam bảo và không sát sinh hại vật, mở rộng lòng từ bi ăn chay, làm lành lánh dữ, đó là yếu chỉ của kinh. Ảnh minh họa

Nói đến nhân quả Phật dạy người Phật tử chân chính trước tiên phải hiếu thảo, cung kính vớicha mẹ, kế đến quy y Tam bảo và không sát sinh hại vật, mở rộng lòng từ bi ăn chay, làm lành lánh dữ, đó là yếu chỉ của kinh. Ảnh minh họa

Nói đến nhân quả Phật dạy người Phật tử chân chính trước tiên phải hiếu thảo, cung kính vớicha mẹ, kế đến quy y Tam bảo và không sát sinh hại vật, mở rộng lòng từ bi ăn chay, làm lành lánh dữ, đó là yếu chỉ của kinh. 

Chúng tôi xin giải thích về công ơn của cha mẹ trước vì đây là phần chính yếu rồi mới đi vào các phần kinh khác.

Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng, 

Con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày.

Từ ngàn xưa cho đến nay có nhiều chuyện thật trái ngang như vậy, rất hiếm có người con nào nuôi dưỡng cha mẹ đầy đủ từ vật chất đến tinh thần. Vậy mà có người mới nuôi cha mẹ một chút đã kể công đủ thứ, hoặc tệ hại hơn tìm cách tránh né bổn phận làm con. Thực tế rất phũ phàng, con bỏ cha mẹ thì nhiều còn cha mẹ bỏ con lại rất ít. Đức Phật của chúng ta là một người con đại hiếu, sau khi thành đạo Ngài đã dùng thần lực lên cõi trời Đao Lợi để hướng dẫn, chỉ dạy cho mẹ Ngài pháp giác ngộ, giải thoát. Đến khi vua cha bệnh nặng, Ngài về khai thị để cha chứng được quả Thánh và chính Ngài đích thân gánh kim quan của cha đi thiêu mà làm gương cho nhân loại.

Bài liên quan

Trong các bản kinh, Ngài thường dạy các thiện nam tín nữ ngoài việc chăm sóc chu đáo mọi mặt còn phải khuyên cha mẹ quy y Tam bảo hoặc xuất gia tu hành giác ngộ, giải thoát mới thật sự là người con đại hiếu. Biết ơn và đền ơn là giáo lý nền tảng của đạo Phật. Phật dạy người Phật tử chân chánh trước tiên phải biết hiếu dưỡng, cung kính đối với cha mẹ, sau mới quý kính,tôn trọng Tam bảo, kế đến là bố thí cúng dường, phóng sinh, giúp người cứu vật và cuối cùng là ăn chay, làm lành lánh dữ.

Một con người nếu không biết hiếu thảo với cha mẹ thì khó lòng thành đạt, vì ơn nghĩa hai đấng sinh thành mình còn chối bỏ, thử hỏi người đó có bao giờ sống tốt với mọi người được không. Đối với cha mẹ mà mình còn làm ngơ không chút thương xót, không biết hiếu nghĩa, hiếu kính, hiếu hạnh, hiếu tâm; một người như thế thì việc ác nào cũng có thể làm, thử hỏi làm sao họ tín kinh Tam Bảo được, nếu vậy làm sao họ có tâm giúp người, cứu vật mà làm lành lánh dữ. Một con người không có những chất liệu của tình thương yêu chân thật nếu có sống cũng chẳng giúp ích gì được cho ai, ngược lại còn làm tổn hại cho nhân loại.

Biết ơn và đền ơn là giáo lý nền tảng của người Phật tử chân chánh, khi thọ ơn ai dù là việc nhỏ nhặt nhất cũng không bao giờ quên. Ảnh minh họa

Biết ơn và đền ơn là giáo lý nền tảng của người Phật tử chân chánh, khi thọ ơn ai dù là việc nhỏ nhặt nhất cũng không bao giờ quên. Ảnh minh họa

Nước biển mênh mông không đong đầy lòng mẹ 

Mây trời lồng lộng không phủ kín tình cha.

Biết ơn và đền ơn là giáo lý nền tảng của người Phật tử chân chánh, khi thọ ơn ai dù là việc nhỏ nhặt nhất cũng không bao giờ quên. Nếu ai làm được như vậy người thế gian gọi đó là người tốt vì biết sống có tình, có nghĩa, khi thọ ơn ai là phải ghi nhớ để có dịp đền ơn đáp nghĩa; ngược lại, khi thọ ơn ai mà vờ làm lơ, có khi còn đối xử tệ bạc với người ơn của mình, thế gian gọi đó là kẻ tiểu nhân, là người vong ơn bội nghĩa. 

Bài liên quan

Biết ơn và đền ơn là nền tảng đạo đức sống của nhân loại nên ơn nghĩa là cái gốc của đạo làm người. Con cái luôn hiếu kính với cha mẹ vì biết ơn mang nặng đẻ đau, công sinh thànhdưỡng dục. Học trò quý kính, biết ơn thầy cô giáo nên cố gắng siêng năng, chăm chỉ học hành. Trong cuộc sống, Phật thường nêu lên 4 ơn lớn là ơn cha mẹ, ơn thầy tổ, ơn đất nước và ơn đàn na tín thí để khuyên nhủ và răn dạy mọi người. Công ơn cha mẹ là một trong 4 ơn trọng chúng ta phải có trách nhiệm đáp đền.

Một người con hiếu kính thì sẽ ăn nên làm ra, công thành danh toại, kẻ bất hiếu thì ít khi làm nên sự nghiệp. Đa số người con bất hiếu đều dính vào vòng tệ nạn xã hội, cha mẹ mà còn không biết ơn nghĩa, thử hỏi làm sao mở rộng tấm lòng giúp đỡ người xung quanh. Do đó, người con bất hiếu luôn thất bại trong cuộc sống và thường xuyên bị cạm bẫy cuộc đời cuốn trôi rồi sống trong đau khổ, lầm mê.

Phật dạy, niềm vui của bậc hiền Thánh là biết hiếu kính với cha mẹ, nhiều người không hiểu cứ nghĩ cúng dường cho người tu là có phước nên nghe đồn ở đâu có linh ứng một chút thì đùng đùng kéo đến cúng dường, bỏ mặc cha mẹ ở nhà khổ sở, thiếu thốn. Tu như vậy là đi ngược lại lời Phật dạy. Trên đời này ai còn đủ mẹ cha là một phước báu lớn lao, người con ấy thật hạnh phúc vì còn có cơ hội báo hiếu, chăm lo phần vật chất lẫn tinh thần, giúp cha mẹ an vui trong tuổi già nhờ biết quy hướng Tam Bảo. Người con hiếu trước tiên phải biết vâng lời và kính trọng cha mẹ, nên ca dao có câu:

Cá không ăn muối cá ươn, 

Con cãi cha mẹ trăm đường con hư.

Do đó,

Thương cha mến mẹ con làm, 

Không sợ tốn kém, không nề gian nan. 

Công cha nghĩa mẹ khó đền, 

Vào thưa, ra hỏi mới là đạo con.

Phận làm con phải biết quan tâm, lo lắng, giúp đỡ để cha mẹ được an vui và một lòng tôn kính, quý trọng. Ảnh minh họa

Phận làm con phải biết quan tâm, lo lắng, giúp đỡ để cha mẹ được an vui và một lòng tôn kính, quý trọng. Ảnh minh họa

Bài liên quan

Phận làm con phải biết quan tâm, lo lắng, giúp đỡ để cha mẹ được an vui và một lòng tôn kính, quý trọng. Trong kinh Bổn sự Phật dạy: “Giả sử có người một vai cõng cha, một vai cõng mẹ suốt đời không bao giờ dừng nghỉ, lại còn cung cấp cho cha mẹ đầy đủ các thức ăn, vật dụng, thuốc thang đến trăm ngàn kiếp cũng không thể trả hết công ơn cha mẹ; còn khuyên cha mẹ biết quy y Tam bảo, giữ gìn 5 điều đạo đức, không làm tổn hại cho tất cả chúng sinh thì đó là cách báo hiếu cao cả nhất vì giúp cha mẹ sống an vui, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ”.

Vào thời Phật tại thế, người dưỡng nuôi Ngài là dì mẫu muốn xuất gia để sống đời giải thoát. Bà đã xin Phật nhiều lần nhưng không được chấp nhận. Ngài A Nan mới nhắc lại công ơn nuôi dưỡng thì Phật mới nói rằng, “ta đã hướng dẫn cho dì mẫu quy y Tam bảo, giữ 5 giới cấm, tu 10 điều lành, như thế là đã trả ơn cho dì mẫu rồi”; nhưng cuối cùng, Phật đã cho bà xuất gia sau nhiều lần khuyến dạy giữ 8 điều tôn kính chư Tăng. Xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ phân chia 2 giai cấp thống trị và nô lệ, người nữ không có quyền tham dự vào công việc xã hội, huống hồ là tham gia vào sự tu học của bậc hiền Thánh.

Cho nên, ai khuyên cha mẹ xuất gia tu hành để chuyển hóa nỗi khổ, niềm đau thành an vui, hạnh phúc thì đó mới là người con đại hiếu.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nhập thất: Nhất tâm, lộ trình sơ thiền (5)

Góc nhìn Phật tử 17:30 28/03/2024

Tôi đề cập vấn đề này nhiều lần mà có vẻ như chưa đủ. Hai chữ nhất tâm nó có thể quyết định toàn bộ con đường tu tập, cả về phương pháp luận về các pháp hành mà Đức Phật đã chỉ ra.

Người trồng nụ cười

Góc nhìn Phật tử 10:51 28/03/2024

Thoáng chốc đã hai năm nó gặp Thầy! Người đã thay đổi cuộc đời nó. Từ một cô bé vô tư, ngây ngô, chỉ biết ở chùa cho vui, làm công quả để kiếp sau bớt khổ. Đó là nó nghe được từ các cô, các bà chứ đôi mươi thì nào biết gì.

Nhập thất: Tăng nhất A-hàm (4)

Góc nhìn Phật tử 18:30 27/03/2024

Đàm luận về nhân quả đó là bài học vô cùng hữu ích đối với tất cả mọi người đang hướng đến con đường học Phật. Bạn đọc lại "10 câu hỏi trăn trở và thao thức" để bắt đầu suy nghiệm nhân quả mà tác giả đã gửi gắm vào đấy.

Người có tâm

Góc nhìn Phật tử 13:12 27/03/2024

Chúng ta thường nghe nói, con người “quý ở chữ tâm”, “hơn nhau ở chữ tâm” hay “sống phải có tâm”. Cụ Nguyễn Du cũng nói trong Truyện Kiều rằng “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Vậy thế nào là một người có tâm?

Xem thêm