Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 22/01/2023, 00:47 AM

"Hiểu thấu đáo hơn về nhân quả"

Do nhận thức còn sơ cơ, nên con xin được tham khảo nhận định của Sư Ông về ý kiến trên để có thể hiểu thấu đáo hơn về quan hệ nhân quả có được không ạ? Con cảm ơn và chúc Sư Ông thật nhiều sức khoẻ!

Câu hỏi:

Kính bạch Sư Ông!
Hôm nay con có đọc được một ý kiến về luật nhân quả của một dịch giả như sau:


Trong đời sống, bà con cô bác hẳn thường nghe câu: "sống thế có ngày sẽ bị 'quả báo'", hoặc câu "cuộc đời hiện nay chính là 'nghiệp báo' của kiếp trước"
Cả hai cách nói này đều xuất phát từ một cách hiểu về nghiệp như điều gì có tính công bằng 1:1 kiểu ác giả ác báo. Đây là cách hiểu về nghiệp rất phổ biến trong đại chúng ở Việt Nam.
Cách hiểu này về nghiệp thực ra là dựa trên một sự hiểu/dịch một thuật ngữ Sankrit/Pali sang Hán Văn. Thuật ngữ đó là: Vipàka. 2 dịch giả dịch Kinh Phật sang Hán Văn là Cưu Ma La Thập và Chân Đế đều dịch chữ này là quả báo, và theo đó, karmavipàka được dịch là nghiệp báo.
Tuy nhiên, sau này, cách hiểu/dịch này đã bị đặt vấn đề. Bản thân Vipàka còn có nghĩa "chín" (ripening). "Chín", là một quá trình làm biến đổi trạng thái ban đầu của sự vật, và khiến cho chúng đổi khác. Gạo, sau khi được nấu chín, sẽ thành cơm. Trái, sau khi chín, thì ăn vào sẽ không còn đau bụng. Nhìn rộng ra, một người lao động vất vả hôm sớm chuyên cần chăm chỉ, thì đó là họ đang gieo một dạng nhân. Cái nhân này không có gì dễ chịu sung sướng cả. Thế nhưng khi họ thành công, tức là thu về quả, thì cái quả đó lại là sự thoả mãn, sung sướng. Chưa hết, trong giai đoạn gieo nhân, có thể họ chỉ là một người lao động ở dưới đáy xã hội, song khi gặt quả, họ lại có cơ hội tạo điều kiện cho con cái mình biến đổi địa vị xã hội, để bước vào các tầng cấp cao hơn, vân vân
Chính vì lẽ đó, vipàka sau này đã được dịch là dị thục, trong đó, "thục" là chín, và "dị" là khác. Có nghĩa là khi quả chín thì sẽ khác với nhân. Có nhiều cách hiểu về sự dị thục này, tuy nhiên, về bản chất, tất cả các cách hiểu này đều bác bỏ cách hiểu đơn sơ kiểu "quả báo" 1:1 nói trên.
Thậm chí, vào những năm 70 của thế kỷ trước, chính thiền sư Lê Mạnh Thát, trong công trình quan trọng (chính là luận văn tiến sỹ Phật học của ngài) nghiên cứu về triết học của ông tổ Duy Thức Học Vashubandu (Thế Thân) còn đề nghị dịch vipàka là "tiến trình xử lý" (processing), hiểu theo cách hiểu công nghệ thông tin, mà ở đó, nhân là input, sau khi qua tiến trình xử lý, sẽ ra ouput (quả).
Tóm lại, mối quan hệ nhân và quả hiểu theo cách hiểu này, hoàn toàn không có nghĩa "hoàn báo", "quả báo" hay "nghiệp báo", tức một cách hiểu có vẻ tương tự với định luật vật lý thứ 3 của Newton: Khi một vật tác dụng lực lên vật thể thứ hai, vật thứ hai sẽ tác dụng một lực cùng độ lớn và ngược chiều về phía vật thứ nhất.
Nhân và quả hiểu theo cách hiểu mới, "dị thục" (quả chín khác với nhân) thực tế mới chính là cách hiểu thấu đáo, và nó nắm bắt được tính phức tạp về triết học cũng như bản chất của đời sống.
Quan trọng hơn cả, cách hiểu này về nhân quả (dị thục) nhấn mạnh khả năng chuyển biến, thay đổi, và nó hoàn toàn đối lập với cách hiểu trước về nhân quả (hoàn báo), tức một cách hiểu nhấn mạnh khía cạnh ngăn chặn, cảnh báo hay doạ dẫm.”

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Trả lời:

Ý kiến trên rất đúng. Phần lớn sai lầm khi hiểu gieo nhân gặt quả như một luật báo ứng có tính thưởng phạt. Thực ra đó là một tiến trình có thể biến đổi (từ nhân đến quả dị thục), nhất là dòng nhân quả của nghiệp mà thái độ tâm giữ vai trò chính yếu. Như vậy nhân quả của nghiệp mang tính giáo dục giúp mỗi người qua đó chuyển hoá nhận thức và hành vi của mình hơn là do ai đó thưởng phạt.

Theo: Trung tâm Hộ tông

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thấy tham sân si như chúng đang là tức đang thấy sự thật

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 07:24 04/05/2024

Kính Bạch Thầy, con đang gặp lúng túng trong tu tập, xin Thầy chỉ dạy. Trước đây, cũng đã lâu, trong một lần tình cờ con thấy được mọi pháp vận hành như nó đang là, và con đã trình với Thầy.

Phải làm sao khi con đã xúc phạm một vị Tăng đức độ?

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 16:00 03/05/2024

Hỏi: Con biết rằng khi xúc phạm đến một vị cao Tăng đức độ thì có tội rất nặng, vậy làm sao để hết tội? Ăn chay niệm Phật để hồi hướng phước đến cha mẹ khi cha mẹ còn sống như vậy có thể hiện được chữ hiếu không? Và cha mẹ có được phước như hồi hướng đến người đã quá vãng không?

Vì sao có sự khác biệt về tượng Phật thờ cúng ở các chùa?

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 16:00 02/05/2024

Hỏi: Vì sao ở chùa Nam Tông chỉ thờ mỗi Phật Thích Ca, còn chùa Bắc Tông thì thờ rất nhiều chư Phật, Bồ Tát? Ở các gia đình còn thờ ông thần tài, ông địa, ông công, ông táo...Con không biết nên thờ như thế nào thì đúng ạ.

Có chỉ dẫn dành cho tình yêu hay không?

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 09:45 30/04/2024

Hỏi: Con mong Thầy cho con chỉ dẫn ngắn gọn về tình yêu đích thực (dành cho người thân, tất cả chúng sinh và cả nam nữ) để con lấy đó là phương châm hành trì sao cho không khổ mình khổ người ạ.

Xem thêm