Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 24/09/2021, 11:07 AM

Học Phật trên mạng, thiếu thầy hướng dẫn có ổn không?

Hỏi: Nhờ tự tìm hiểu Phật pháp qua các bài giảng của quí Thầy rồi ứng dụng, con thấy có kết quả. Thấy được trạng thái thay đổi cả nơi thân và tâm, nhưng lại vừa mừng vừa lo vì chưa đủ duyên để có một vị Thầy trực tiếp chỉ dạy nên không biết mình tu tập như thế có đúng không.

Con rất hoang mang không biết mình có nên tiếp tục tu tập, vì con sợ mình tu không đúng với phương pháp. Rất mong được quí Thầy chỉ dạy cho.

(Lê Thị Hồng Phương)

Trả lời (thầy Chân Yên Tử):

Thân chào cô Hồng Phương!

Tăng thân Tu viện Khánh An rất vui vì được lắng nghe sự chia sẻ của cô, lại càng hạnh phúc hơn khi nhìn thấy được những hoa trái, những kết quả mà cô Hồng Phương đã đạt được trong quá trình thực tập và học hỏi. Quý thầy rất trân trọng niềm tin của cô đối với Ba ngôi báu, cũng như cách cô tìm đến đạo và nhận thức về đạo một cách rõ ràng; không mê tín, không vì bất cứ sự cầu xin hay tác động từ bên ngoài. Cô Phương đã đến với đạo bằng con đường học hỏi, chiêm nghiệm và tự mình vận dụng nó vào đời sống. Cô đã thấy được rằng đạo là con đường, và mình phải tự đi trên con đường đó, điều này rất đáng ghi nhận.

Nhưng do vì tự mình học hỏi, tự mình thể nghiệm; không được hướng dẫn trực tiếp từ quý Thầy hay những bạn đồng tu đi trước. Cô Phương mặc dù đạt được những thành tựu nhất định trong công phu nhưng vẫn còn phát khởi sự "hoang mang", không chắc chắn. Điều này là một sự phát khởi tự nhiên. Cô Hồng Phương không cần quá lo lắng!

Học Phật tâm Phật

Người học Phật có thể tự mình kiểm nghiệm được phẩm chất tu học, để biết chắc chắn rằng mình đang đi đúng hướng và hành đúng pháp Phật.

Người học Phật có thể tự mình kiểm nghiệm được phẩm chất tu học, để biết chắc chắn rằng mình đang đi đúng hướng và hành đúng pháp Phật.

Bốn phương pháp: lạy Phật, tụng kinh, hành thiềnăn chay mà cô ứng dụng vào đời sống, đây là sự thực tập thánh thiện.

Bất cứ một việc gì ta làm thiện hay ác đều tạo ra năng lượng. Do vậy việc cô hành trì và cảm nhận được sức mạnh nội tâm cũng không có gì lạ. Trong quá trình cô hành thiền “có lúc con thấy mình chẳng thở luôn, hoặc hơi thở ra vào ít lắm” đó là quá trình “an tịnh thân hành” như trong Kinh Đức Phật dạy. Thực tế là ta có thở nhưng hơi thở đã đi đến giai đoạn an tịnh nên rất nhẹ nhàng, nhỏ nhiệm.

Trong xã hội hiện tại, nhờ các mạng truyền thông nên việc học Phật cũng trở nên dễ dàng, khuyên cô nên duy trì phương pháp học Phật theo dạng này. Có những thắc mắc, trăn trở trong quá trình thực tập thì cô hãy tìm đến một vị thầy (khi không còn dịch bệnh) trình pháp để được hướng dẫn thực tập tốt hơn. Với kết quả tu tập cô nêu trong thư, vậy là cô đi đúng hướng.

Người học Phật có thể tự mình kiểm nghiệm được phẩm chất tu học, để biết chắc chắn rằng mình đang đi đúng hướng và hành đúng pháp Phật.

Có ba dấu ấn để xác thực đó là pháp do Phật hướng dẫn. Thứ nhứt là Vô Thường - mỗi pháp hữu vi trên thế gian này đều mang tính chất thay đổi, biến chuyển không ngừng. Các pháp mà ta đạt được hôm nay cũng sẽ thay đổi và mất đi nếu ta không học cách nuôi dưỡng và duy trì sự thực tập mỗi ngày. Thứ hai là Vô Ngã - vì các pháp thay đổi không ngừng nên bản chất của mọi sự vật, hiện tượng đều không có một thực thể riêng biệt, chúng chuyển biến từ trạng thái này sang trạng thái khác; nếu có một lý thuyết cho rằng đây là ta, đây là pháp ta đang hành và chứng đắc thì đó không phải là giáo lý của Phật, Phật là người đưa ta đến con đường vượt thắng ý niệm về "ta" và "của ta". Một khi ta chưa thấy được tính chất vô thường và vô ngã của các pháp, ta vẫn còn bị những ý niệm về "ta" và "của ta" chi phối. Chúng làm cho ta mất đi trạng thái "cân bằng", Phật gọi đó là Dukkha - Khổ, là dấu ấn thứ ba. Dấu ấn này là hướng đi của đạo Phật, là sự thực về bản chất của khổ đau và con đường diệt khổ.

Tôi đi chùa, tôi học Phật

Lại có bảy yếu tố để xác nhận rằng mình đang hành trì đúng với những lời Phật dạy. Đầu tiên, Trạch pháp - là khả năng phân định rõ ràng đây là đúng, đây là sai, đây là thiện pháp, đây là bất thiện... Mỗi khi ta tiếp nhận bất kỳ một chủ thuyết nào ta phải vận dụng và thấy được rõ ràng điều này. Thứ nhì Tinh tiến, là sự miên mật, không gián đoạn, như một dòng nước trôi chảy từ tốn, không vội vã, không hấp tấp, không bị ngăn chặn bởi ngoại cảnh. Thứ ba Hỷ, là niềm vui được phát khởi từ nội tâm mình, nó không do yếu tố bên ngoài khách quan mà có, nó đến từ sự lắng dịu và an tĩnh do công phu tu tập đạt được. Thứ tư Khinh an, là trạng thái nhẹ nhàng của thân và thư thái của tâm. Kế đến là Niệm hay Chánh niệm, là khả nhận biết thực tại hiện tiền, thấy rõ những gì đang diễn biến trong giờ phút hiện tại. Thứ sáu Định, là sự tập trung chuyên chú vào một đối tượng, nếu một pháp môn ta đang hành trì vẫn còn khiến ta lăng xăng, dao động, mất tập trung thì ta nên nhìn nhận lại, vì pháp Phật là con đường đưa ta trở về an trú, thấu triệt các pháp. Cuối cùng Xả hay Hành Xả, là sự không phân biệt, không kỳ thị, không chấp trước. Nhờ Xả ta chuyển hóa được cái nhìn lưỡng nguyên trong ta, ta nuôi dưỡng khả năng chấp nhận và hành xử một cách bình đẳng với tất cả mọi người, mọi loài.

Cô Hồng Phương thân mến! Pháp Phật là một con đường sáng, nó dẫn chúng ta đi từ sự lầm lạc, mê mờ đến được chân trời cao rộng, tự do. Trong đời sống hằng ngày, ta luôn luôn học hỏi, chiêm nghiệm và áp dụng cho được những lời hướng dẫn của Phật vào nếp sống thường nhựt của ta. Ta thực tập như thế nào đề mỗi ngày ta trở nên tươi mát hơn, tháo gỡ được những sợ dây ràng buộc, chuyển hóa được hờn giận, nuôi lớn được tình thương và hiểu biết. Dựa vào Ba Pháp Ấn và Bảy yếu tố đưa đến sự tự do đích thực, cô Hồng Phương sẽ được nuôi lớn trong mình ba nguồn năng lượng, đó là nhiệt tâm - chánh niệm - tỉnh giác. Ba nguồn năng lượng này giúp ta vững vàng, kiên trì và kham nhẫn hơn trong công phu.

Với niềm tin trong sáng, ý chí kiên định, sự thực hành liên lục, quý Thầy tin chắc rằng cô Hồng Phương sẽ thành tựu được những điều như ý nguyện, cũng như hiến tặng những hoa trái mình có được đến mọi người.

Cầu mong chư Phật, chư vị Tổ sư gia hộ cho cô được nhiều sức khỏe, sự bình an và thành tựu viên mãn trên con đường đẹp này!

Trân quý.

Thầy Chân Yên Tử

Nguyên văn lời bộc bạch của Phật tử Hồng Phương:

Kính chào quí Thầy tu viện Khánh An.

Trước hết cho con gởi lời hỏi thăm sức khỏe đến quí Thầy.

Con tên Lê Thị Hồng Phương, quê ở Huế, hiện đang sống ở Bình Dương. Con vào đây làm việc từ đầu năm 2021.

Có duyên được gặp Phật, gặp chánh Pháp, con đã cảm tác bài thơ sau:

Duyên được gặp Phật

Ai trong mỗi chúng ta

Đều có một chữ Duyên

Riêng với bản thân con

Từ đau khổ, bệnh tật

Nương ánh sáng nhiệm màu

Cuộc đời sang trang mới

Nhờ kiên trì thực tập

Sống chánh niệm hiện tiền.

Từ bế tắc, tuyệt vọng

Giờ hạnh phúc, an vui.

Nếu cho con điều ước

Con ước một điều thôi

Đưa Phật Pháp vào trường.

Để trở thành môn học

Rất cần và bổ ích.

Trường cho con kiến thức

Để trở thành người tốt

Nhưng không dạy cho con

Cách đối diện khó khăn

Cách chuyển hóa khổ đau

Để qua bờ hạnh phúc.

Chỉ cần một hơi thở

Hoặc trong một bước chân

Là sang bờ bên kia.

Bờ này hay bờ kia

Cũng đều ở trong ta

Tất cả do ta chọn lựa.

Con cảm ơn Đức Phật

Đã chỉ ra con đường

Mỗi người phải tự đi

Mỗi người tự giác ngộ.

Đối với con Phật Pháp là một môn học. Con nghe pháp của quí Thầy, sau đó ghi ra vở học, rồi thực hành và con thấy có kết quả.

Hiện tại con đang áp dụng 4 phương pháp: lạy Phật, tụng kinh, hành thiền và ăn chay. Nhờ sống một mình và “nhờ” dịch bệnh nên con có nhiều thời gian để duy trì thời khóa.

Về việc tụng kinh, con phát nguyện tụng 180 phẩm kinh Phổ Môn do cố Hòa Thượng Thích Trí Tịnh dịch. Con tụng được 100 bộ rồi. Hiện giờ, mỗi lần tụng kinh là con chú tâm, con cảm nhận có một thứ sức mạnh nội tâm vô biên, càng chú tâm chừng nào thì sức mạnh đó càng lớn. Sức  mạnh đó như thể đốt hết phiền não trong con.

Về thiền tập: ngồi thiền, hành thiền. Trước đây mỗi lần hành thiền tâm con thật khó nhiếp niệm nhưng giờ thì mỗi lần ngồi thiền là con dễ dàng đưa tâm vào định.

Con luôn dõi theo hơi thở, quán thân và quán tâm. Nhưng có lúc con thấy mình chẳng thở luôn, hoặc hơi thở ra vào ít lắm.Ngồi thiền cũng thấy sức mạnh nội tâm như khi con tụng kinh vậy. Con thấy sức mạnh đó cứ chắn ngang lồng ngực, không cho hơi thở xuống sâu vào bụng.  Con cảm nhận trái tim con như được nới rộng ra....

Nhu cầu về ăn và ngủ của con ít hơn trước. Dù ăn ít và ngủ ít nhưng người con khi nào cũng khỏe. Con có niềm an lạc và hạnh phúc.

Có được trạng thái như thế con cũng vừa mừng và cũng lo. Vì tất cả đều do con tự tìm hiểu qua các bài giảng của quí Thầy. Con chưa đủ duyên để có một vị Thầy nào trực tiếp chỉ dạy nên con không biết mình tu tập như thế có đúng không. Vì con cảm nhận được sự thay đổi trong bản thân con mỗi ngày luôn. Con rất hoang mang không biết mình nên tiếp tục tu tập, vì con sợ mình tu không đúng với phương pháp.

Rất mong được quí Thầy chỉ dạy cho con với ạ. Con xin thành kính tri ân quí Thầy.

Tu viện Khánh An

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cầu an có phải là pháp của đạo Phật?

Hỏi - Đáp 15:05 22/11/2024

Hỏi: Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi muốn hỏi là cầu an có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có thì xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy trong những kinh nào?

Đã được truyền thọ Tam Quy và Ngũ giới, vậy có phải ăn chay không?

Hỏi - Đáp 12:55 20/11/2024

Hỏi: Tôi đã được truyền thọ Tam Quy và Năm giới, vậy tôi có phải ăn chay hay không?

Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật?

Hỏi - Đáp 10:18 19/11/2024

Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi có câu hỏi xin quý Báo trả lời giúp: Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có, xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy các điều ấy trong những kinh nào?

Tượng Phật có từ bao giờ?

Hỏi - Đáp 10:31 18/11/2024

Hỏi: Tôi là một Phật tử chuyên hỷ cúng tượng Phật cho các chùa, nhưng chưa hiểu rõ lắm về nguyên nhân do đâu mà có tượng Phật. Vậy tượng Phật có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên tạo tượng Phật? Xin cho biết sơ lược về việc tạo tượng Phật vào lúc đó.

Xem thêm