Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 09/02/2014, 19:33 PM

Hội chùa Hương năm nay còn thiếu những âm hưởng Phật giáo

Nhưng, tính chất lễ hội dân gian dường như vẫn được chú trọng hơn? Những âm hưởng Phật giáo gắn bó với đời sống, như những bài Kinh, câu niệm Phật ít thấy xuất hiện xuyên suốt một lễ hội nào đó, dù là được tổ chức ở chùa.

Hàng trăm chuyến đò chở khách ngược xuôi trên dòng suối Yến một buổi sáng tuần đầu tháng 2/2014. Nắng vàng rực soi tỏ mặt nước lung linh, ánh lên những sắc màu rạng rỡ theo nhịp mái chèo, đưa từng con đò nhẹ lướt theo gió ban mai mát rượi. Đò chúng tôi đi được chừng 10 phút, xa xa nghe tiếng đàn ca rộn rã, tới gần khu vực chùa Thanh Sơn Hương Đài, tiếng nhạc nghe rõ mồn một:


Vào chùa tay em thắp í ơ ớ ơ thắp tuần nhang á em lên đèn, đôi người cầu là đôi em khấn, khấn em vái, bớ song tính í bớ lính tinh tinh tinh a sòng tình, tình tinh hỡi lính tinh ơi ơ ờ cầu là em đi khẩn cầu. (Trích lời bài hát Vào chùa, dân ca quan họ Bắc Ninh)


Làn điệu dân ca quen thuộc từ chiếc đò được trang trí đậm sắc lễ hội, các liền anh, liền chị quan họ cống hiến hết mình bài hát Vào chùa. Nghe thì thấy vui tai đấy, nhưng tôi thầm nghĩ, không giống như năm ngoái, cũng dịp đầu năm đi lễ chùa Hương, nơi dòng suối Yến âm vang tiếng niệm Phật. Cũng hàng trăm chuyến đò qua lại, nhưng có tới mấy đò chở các cụ, các bà đồng thanh niệm Nam Mô A Di Đà Phật theo giai điệu bài niệm Phật được phổ nhạc, nghe mà thấy tâm lòng thư thái biết bao…

Hình ảnh vô cùng hiếm hoi, giữa dòng người xuôi ngược, một phật tử lẻ loi với cuốn Kinh sách trên tay...

Dường như, vào dịp chính hội, nên tính chất lễ hội được đề cao hơn những ngày lễ thường như mồng Một, ngày Rằm. Không còn thấy những bài Kinh, câu niệm Phật, hay những bài giáo lý được “phát thanh”, thay vào đó là những ca khúc dân ca đặc trưng không khí lễ hội đơn thuần.

Đã từ lâu, Giáo hội Phật giáo Việt Nam rất ủng hộ những hoạt động văn hóa tín ngưỡng, những lễ hội hàng năm ở các chùa trên khắp mọi miền tổ quốc. Nhưng, tính chất lễ hội dân gian dường như vẫn được chú trọng hơn? Những âm hưởng Phật giáo gắn bó với đời sống, như những bài Kinh, câu niệm Phật ít thấy xuất hiện xuyên suốt một lễ hội nào đó, dù là được tổ chức ở chùa?



Hết nghe dân ca trên suối Yến, tới chùa Thiên Trù lại được xem múa Rồng
 
Lẽ ra, nơi cửa từ bi, mà nhất là những nơi vào mùa lễ hội luôn thu hút hàng trăm ngàn, thậm chí hàng triệu lượt khách, nên mang nhiều âm hưởng Phật giáo hơn nữa. Ngoài việc phát thanh những bài Kinh, câu Kệ, câu niệm Phật; cũng nên đặt màn chiếu cỡ lớn giới thiệu về điển tích Phật giáo nơi đó, hay chiếu phim về lược sử cuộc đời đức Phật… Có lẽ, du khách dù có “tò mò” hay không cũng sẽ tập trung hướng về màn hình, cùng nhau xem những thước phim ý nghĩa mà không phải ai cũng có dịp được xem, nhất là vào những dịp đặc biệt như dự lễ vào ngày chính hội.

Thời buổi ngày nay, công nghệ tân tiến, rất nhiều phương tiện hỗ trợ, không khó để thực hiện những công việc trên. Phải chăng câu hỏi này dành cho Ban tổ chức và cho các chùa ở các khu danh thắng?



Một khóa lễ ở chùa Tương Mai - Hà Nội. Hàng ngàn người chăm chú xem phim Lược sử cuộc đời đức Phật Thích Ca

Năm rồi, tôi từng đi dự khóa lễ ở nhiều chùa, nhà chùa đều nhân dịp này, công chiếu những thước phim vô cùng quý giá về lược sử cuộc đời Đức Phật Thích Ca, hay những video giảng giải giáo lý căn bản, hàng ngàn người đến dự lễ ai cũng chăm chú theo dõi.

Nên chăng, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông tới những địa phương có những cơ sở Phật giáo lớn, gắn liền với những lễ hội truyền thống thường niên, những nơi luôn thu hút hàng ngàn ngàn người về dự lễ, cùng nâng cao vai trò hoằng dương Phật pháp, đưa giáo lý nhà Phật gần gũi tới người dân hơn nữa qua những phương tiện thật giản đơn.

Đó, không gì hơn là những sản phẩm trí tuệ mang âm hưởng Phật giáo: những thước phim, câu Kinh tiếng Kệ, hay những bài niệm Phật phổ nhạc… Qua đó, thêm phần trang nghiêm không khí ngày hội nơi cửa thiền, và quan trọng hơn cả là gieo duyên tới đại chúng. Đó, cũng là góp phần khai sáng tâm bồ đề những ai chưa bén duyên đạo Phật, hay thêm phần trưởng dưỡng căn lành, để đi lễ chùa, du xuân theo chánh pháp.

Thường Nguyên

* Bài viết thể hiện góc nhìn riêng của một phật tử trẻ đang sinh sống tại Hà Nội.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Quảng Ninh "quản lý hòm công đức" và một góc nhìn!

Ý kiến – Diễn đàn 13:37 09/11/2018

Vậy thì, trước khi ban hành Công văn số 489/UB-VX1, UBND tỉnh Quảng Ninh đã được chủ sở hữu tài sản “ủy quyền” định đoạt hoặc ủy quyền được tham gia định đoạt tài sản chưa? Đã có trong tay quy định nào từ văn bản luật làm căn cứ pháp lý ban hành chưa? Nếu “chưa” thì rõ ràng là không ổn rồi!

Âm mưu phá hoại Phật giáo của Pháp Luân Công

Ý kiến – Diễn đàn 15:30 07/11/2018

Pháp Luân Công, một tổ chức ngụy trang Phật giáo, đã bóp méo giáo lý của Phật giáo. Cộng đồng Phật giáo phản đối việc đăng ký của Pháp Luân Công cũng là để làm sáng tỏ và bảo vệ Phật giáo chính thống thì lại bị buộc tội không coi trọng nhân quyền. Ai là kẻ vi phạm nhân quyền, phá hoại tôn giáo khác và ai mới là người bảo vệ tôn giáo chính thống?

Suy nghĩ đôi điều về sự cầu siêu và cúng thí thực

Ý kiến – Diễn đàn 15:10 11/10/2018

Cầu siêu là cầu mong siêu thoát, nghĩa là dùng phương pháp nào đó để giúp vong linh của người đã chết vượt qua khỏi cảnh khổ đau. Ý nghĩa thì như vậy, nhưng có siêu thoát được hay không, đây là vấn đề thuộc phương pháp siêu độ hay nói đúng hơn là Pháp thuật vi diệu nào đó mới siêu độ nổi vong linh người quá cố.

Nhà Phật có cấm đánh ghen không?

Ý kiến – Diễn đàn 05:15 09/10/2018

“Tinh tinh”... tiếng chuông tin nhắn vang lên. “Nhà Phật có cấm đánh ghen không mày?”, đọc tin cô bạn thân gửi mà tôi vừa thấy buồn cười lại vừa lo lắng. Tôi vội nhấc điện thoại hẹn gặp bạn ngay để hỏi thăm tình hình, phòng trường hợp bạn “giận quá mất khôn”.

Xem thêm