Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 08/05/2024, 07:30 AM

Hội luận: Đề kháng (5)

Đề kháng với chướng ngại, với nghịch duyên để có đời sống nhẹ nhàng thảnh thơi đó là việc khó khăn cực kỳ vì cái chướng duyên bao giờ cũng vây bọc quanh ta không rời.

Nếu không tự trang bị cho mình những hiểu biết tối thiểu rằng tất cả quanh ta luôn tồn tại sự mâu thuẫn: tốt xấu, thiện ác, lành dữ…mà cái ác luôn lấn át và thực sự bài học tứ chánh cần (ngăn ác, diệt ác, sinh thiện tăng trưởng thiện) trong 37 phẩm trợ đạo mà Đức Phật để lại cũng chỉ căn bản, giản đơn. Thực sự, ta chỉ ngăn cái ác trong ta. Ta chỉ diệt cái ác trong ta. Ta chỉ nuôi cái thiện. Ta chỉ tăng trưởng cái thiện…trong ta. Đừng bao giờ mơ đến việc ngăn và diệt cái ác bao trùm thế giới xung quanh.

Ấy vậy mà với những người thân quanh mình ba cũng từng khó chịu khi không thuyết phục được họ sống như cái mình thấy. Tham nhiều, sân nhiều, si nhiều...rồi bệnh tật, rồi vô minh, rồi…

Giờ thì ba làm lão già “lập dị” theo cách nhìn của nhiều người. Sống một mình, sống như con tê ngưu một sừng và thực sự nhẹ nhàng, nhẹ nhàng rất nhiều vì không làm khổ người khác bởi sự “lập dị” đó. Làm tất cả việc cần làm. Nói tất cả việc cần nói miễn sao không tổn thương người khác. 

Cái thế giới bên ngoài ta như ba đã nói, đó là thế giới của sự biến hoại, sự vô thường, của tương hợp-đối kháng âm với dương, thiện với ác. Đó là qui luật của muôn đời, qui luật của sự tồn tại vũ trụ.

Hội luận: Xả bỏ chướng ngại (4)

362636232_664881765676940_4871068579672615623_n

“Đừng mơ diệt cái ác” đó là một đúc kết quan trọng mà ba muốn truyền đạt đến gia đình luật sư. Vì sao mà phải khẳng định. Đơn giản vì chưa ai mở ra cho các con cái nhìn như vậy. Mình sống thiện và muốn mọi người sống thiện. Hãy khoan “muốn”như thế, chẳng thể nào đâu. Chính vì vậy mà cả thế giới lao vào đầu tư xây dựng bệnh viện là đầu tư hiệu quả nhất? Con người muôn đời không bao giờ thấy sự liên quan giữa bệnh tật, sự bạc nhược, liệt tuệ với cái xấu ác luôn hoành hành bên trong ta. Người ta đổ cho bẩm sinh tôi nó thế.

Hiểu tường tận như thế các con sẽ không phiền lòng, không nóng giận trách mắng, quát tháo con cái, em cháu khi có việc không hài lòng. Đó là dấu hiệu bệnh tật của chúng. Giúp chúng chữa lành sự ương nghạnh, sự cứng đầu, sự ngu xuẩn…được thì rất tốt, là trách nhiệm của ta. Không được thì bệnh tật là của chúng, ta có mang bệnh thay chúng được đâu. Điều duy nhất ta có thể dạy bằng trực quan về lối sống trọng đạo lý, trọng tôn ti, trật tự gia tộc, ho hàng, lễ phép…

Những điều có thể dạy được ta lại quên để dạy những điều không thể. Người ta thường trách mắng con cái là “Khôn nhà dại chợ”. Thường dạy chúng kỹ năng làm giàu, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng thành đạt…Ba rất vui vì ba không làm như vậy, ba đã dạy các con từ rất sớm lễ nghĩa, đạo lý ngay khi chưa tiếp cận chánh Pháp. Tất cả các con đều biết yêu thương ông bà, cha mẹ, biết quí trọng, gìn giữ tình cảm họ tộc để tiếp tục truyền dạy lại cho lớp con cháu kế tiếp. Gia đình là tế bào xã hội. Các con cứ nhìn rộng ra xem điều đó không phải ai cũng làm được.

Các con, các luật sư của ba, thât đáng thương cho những người thân chúng ta, những người còn bệnh. Ngay trong gia tộc chưa có cái nhìn độ lượng vị tha, chưa thấy được nguyên nhân bệnh tật là một thiếu sót lớn. Thế giới mà ta đang sống là sự tương tác đối ngẫu, là sự tồn tại âm-dương, biến hoại vô thường.

Sự cân bằng tứ đại là yếu tố tạo sinh sự nhẹ nhàng, thanh thản, không có những đố kỵ, nhỏ nhen, những hận thù. Có được cái suy nghĩ như vậy, tư duy như vậy thì việc xây dựng luận cứ để thuyết phục để bảo vệ thân chủ thì còn gì bằng. Cái sự vô minh, sự mất sức đề kháng đã dẫn đến bệnh tật, phiền não, tàn ác, nhẫn tâm…dẫn đến tội ác.

Ba không hình dung được những người giương ngọn cờ chánh Pháp lại có thể gây thù hằn, đố kỵ, công kích, gây nên sự kỳ thị giáo phái…Họ tưởng diệt hết cái xấu ác. Thật đơn giản không thể tưởng. Từ bỏ hai vị thầy của mình, Đức Phật đã dầy công tu tập thiền hữu sắc. Nhị, Tam thiền càng nhìn rõ sự đối ngẫu, sự tương hợp mà đối kháng, vừa sinh vừa diệt, tương tác không ngừng nghỉ trong thế giới nhị nguyên. Chỉ vào đến tứ thiền mới xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh, bỏ tất cả đối đãi nhị nguyên đó để không còn sự ràng buộc thế tục, khổ ách, phiền não. Vô lậu là như vậy, là không dính mắc với tất cả. Thân tâm trắng bạch như vỏ ốc, phóng khoáng như hư không. Tâm bất động là như vậy chứ không là tác ý, là ám thị, là thôi miên. 

Chỉ cần nhận ra thế nào là cái xấu ác. Nếu bên trong nhẹ nhàng, thanh thản thì chẳng có tương ưng, sự chiêu cảm cái xấu ác bên ngoài được. Chăm chút, lo lắng, vun vén cho gia đình nhỏ chúng ta. Rồi nó sẽ lại là đại gia đình trăm năm nữa, ngàn năm sau nữa…

   

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Mười hạnh không cầu: Từ luận thuyết đến thực tiễn

Góc nhìn Phật tử 11:11 08/11/2024

Hôm qua, tôi có đọc lại: “Mười hạnh không cầu” trong sách: “Bảo vương tam muội niệm Phật trực chỉ” của Ngài Diệu Hiệp mà bản Việt dịch của Tỳ kheo Thích Trí Quang như sau:

Cách đối diện với những điều bất như ý trong cuộc sống

Góc nhìn Phật tử 10:15 08/11/2024

Trong cuộc sống, ai cũng từng trải qua những khoảnh khắc mà mọi thứ không diễn ra như mong đợi. Có những ngày chúng ta nỗ lực rất nhiều nhưng kết quả lại không như ý muốn.

Những nốt thăng trong cuộc đời

Góc nhìn Phật tử 15:23 07/11/2024

Con à! Nếu có ai đến xin gạo, con đừng múc lưng lon gạo, nhớ múc đầy vun nghe con! Trước khi ra khỏi nhà, mẹ hay dặn ba chị em Mai như vậy.

Chính ngữ: giải pháp phòng, chống bạo hành bằng lời nói

Góc nhìn Phật tử 14:12 07/11/2024

Đức Phật đã coi việc rèn luyện chính ngữ rất quan trọng đến sự phát triển cá tính và tâm linh.

Xem thêm