Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Hồn nhiên tiếng trẻ thơ: Ba ơi, cho con nghe bài “Ủ ma li ma li bú”...

Khi nghe nhạc niệm Đức Phật A Di Đà, thì hai chị em chẳng ai nhắc, đứng nghiêm, hai bàn tay xinh chắp trước ngực, cúi lạy, cùng nhau: A Di Đà Phật!

Không biết có phải, ngay từ khi vợ mang bầu bé thứ nhất, rồi đến bé thứ hai, tôi thường bật nhạc niệm Phật, Kinh Phật, mà hai chị em Như Ngọc và Gia Linh – Hai công chúa bé bỏng đáng yêu của tôi tối đi ngủ chỉ thích nghe nhạc Niệm Phật.

                     Bé Ngọc niệm danh hiệu đức Phật trước khi ăn

Chị Như Ngọc nói rõ hơn, rành rọt: Ba ơi, bật cho con nghe bài của con đi ba. Bài Nam Mô, hay bài A Di Đà Phật có cô và chú cùng hát ý. Con thích nhất bài Nam Mô ạ. Bé ngân nga: Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát…, đúng vần, đúng điệu như bản nhạc tôi lưu trong điện thoại, thường bật cho bé nghe trước khi đi ngủ.

                Hai chị em vãng cảnh chùa đầu năm cùng gia đình

Gia Linh gần 4 tuổi mà vẫn ngọng líu lo: Ba ơi, bật cho con nghe bài “Ủ ma li ma li bú” đi ba. Chị Ngọc nghe em nói, nhanh nhảu chữa: Không phải, em không biết nói à, Ba dạy chị rồi, là “Ủm Ma Ni Pa Mi Húm” cơ. Thế mới đúng.

Khi Gia Linh chưa sinh, Như Ngọc đã thường được nghe nhạc niệm đức Phật A Di Đà, nghe khá nhiều. Thế mà lớn dần, nghe bản nhạc niệm thánh hiệu đức Quán Thế Âm Bồ tát, bé thích luôn, thuộc ngay và chỉ thích nghe bài đó. Cứ mỗi tối trước khi đi ngủ, bé lại nhắc: Ba ơi! Ba bật bài Nam Mô của con, con nghe rồi con ngủ ba nhé.

Năm trước, trong chuyến đi Quảng Châu – Trung Quốc, tình cờ tôi xin được CD chỉ có duy nhất một bài: Om Ma Ni Pad Me Hum tiếng Mông Cổ (Om Ma Ni Pad Me Hum in Mongolian Language) và một bản tiếng Trung giản thể (Om Ma Ni Pad Me Hum in Han Yu). Về tôi copy ngay vào máy tính, chiếc điện thoại luôn để nghe nhạc cũng có luôn.

Hè năm 2012, khi đó hai vợ chồng gửi bé Linh ở nhà ông bà ngoại, ở Sơn Tây, có dịp về chơi, tôi vô tình bật bài đó, bé thích ngay, líu lo ngọng hát theo “Ủ ma li ma li bú”. Rồi, cả hai chị em, dù xa bố mẹ bao lâu, gặp là lại ríu rít: Ba ơi, bật bài con thích nghe đi ba. Bài có cô và chú hát đi Ba. Bài Ma Li Bú đi ba…

 

Hai bé lớn khôn từng ngày, số ít bản nhạc đã trở thành món ăn tinh thần quen thuộc dù là trước khi đi ngủ, hay khi chơi mà sực nhớ ra. Rồi, có một việc nhỏ, tôi từng bày cho hai bé, khi cúng cụ phải chắp tay. Nhớ rồi quên. Cười, ngượng, bẽn lẽn khi thực tế hoặc tôi nhắc hai bé làm thử… Nhưng, khi nghe nhạc niệm Đức Phật A Di Đà, thì hai chị em chẳng ai nhắc, đứng nghiêm, hai bàn tay xinh chắp trước ngực, cúi lạy, cùng nhau: A Di Đà Phật!

Hàng ngày, đi làm về, thấy các bé vui chơi, nghe tiếng các bé nói cười… Tôi thấy, mỗi ngày đều ý nghĩa. Cứ như thế, từng ngày…


Thường Nguyên (Lò Đúc - Hà Nội)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Tâm tham ái dục vọng là một dòng chảy miên man vô tận

Phật giáo thường thức 19:47 24/04/2024

Khi Phật còn tại thế, nhiều vị tỳ kheo đã chứng quả A La Hán nhờ quán về đề mục, “thân này gồm có 32 phần thể trược trong cơ thể”. Nhờ quán như vậy, nên ta bớt tham đắm vào sắc thân ô uế; do đó, ta không si mê, dính mắc, tham đắm vào ái dục.

Làm sao để giữ giới không sát sanh?

Phật giáo thường thức 17:30 24/04/2024

Hỏi: Tôi là một Phật tử tại gia, tốt nghiệp đại học Nông nghiệp và hiện công tác tại trạm bảo vệ thực vật huyện (chuyên phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng). Tôi cảm thấy rất mâu thuẫn và bất an bởi công việc mình đang làm phạm vào giới sát (vì hàng ngày hướng dẫn nông dân diệt trừ sâu bọ).

Cầu nguyện Phật, Bồ tát đúng Chánh pháp

Phật giáo thường thức 16:45 24/04/2024

Tôi đã nhiều lần nhìn thấy không ít người sau khi cầu nguyện còn dùng tay xoa tượng Phật sau đó xoa lên cơ thể. Là người Phật tử chân chính, tôi rất ưu tư về điều này. Khi tôi hỏi họ làm như thế với mục đích gì thì họ bảo là để chữa bệnh.

Niệm một danh hiệu Phật tiêu 80 ức kiếp sanh tử trọng tội

Phật giáo thường thức 16:00 24/04/2024

Tâm động một niệm là đã gieo một hạt giống trong 10 pháp giới. Vậy mà có thể không trân trọng mỗi khi khởi niệm sao?

Xem thêm