Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 07/11/2019, 07:00 AM

Làm thế nào để khuyến hóa gia đình thích sát sinh và mê tín dị đoan?

Đức Phật dạy: “Nhứt thiết hữu vi pháp - Như mộng huyển bào ảnh - Như lộ diệc như điện - Ưng tác như thị quán”, ngày nào đó các pháp trên cũng đi vào quên lãng thôi các Bạn ạ!

>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Lời Phật dạy

Vấn: Gia đình con dù mang tiếng là gia đình theo Phật Giáo nhưng hầu như chẳng ai biết gì về Phật giáo, chỉ biết quỳ lạy van xin để được độ trì là chính. Ngoài ra, gia đình con, nhất là má con và các dì con rất là mê tín. Trong nhà ngoài thờ Phật còn thờ Quan Công, Thần Tài, Thổ Địa còn đám giỗ thì vẫn sát sanh cúng mặn như thường. Ba con còn bảo hồi xưa ông bà còn sống chỉ biết có ăn mặn nên giờ chết phải cúng mặn cho ông bà. Con có tìm hiểu về Phật pháp và biết như thế là không đúng nhưng không tài nào khuyên gia đình con được. Còn việc mê tín dị đoan của má và các dì con thì phải gọi là kinh khủng. Làm gì mọi người cũng đi xem bói, đi hầu đồng, đi nghe Mẹ phán, mướn thầy về cúng linh đình khi có vấn đề gì xảy ra. Mỗi khi con lên tiếng còn bị la mắng không biết thương cha thương mẹ, bất hiếu, trứng mà đòi khôn hơn vịt. Con thật sự rất chán nản nhưng không biết nên khuyên gia đình như thế nào và nên làm gì để giúp gia đình hiểu Phật Pháp đúng đắn. Xin thầy thương tình chỉ dạy cho con được biết ạ.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Đáp: Vào thập niên 1950 về trước và xa hơn nữa, tại Việt Nam cũng thế thôi, bấy giờ đại đa số người tín ngưỡng Đức Phật như là đấng Thần Phật tối cao, thần linh, đấng vạn năng có quyền năng phép thuật ban phước giáng họa cho con người. Thần linh bảo giàu thì người đó giàu, bảo nghèo thì người đó nghèo… Việc này xảy ra cách đây trên 25 thế kỷ trước khi Đức Phật ra đời và chính Đức Phật mang bức thông điệp đến với chúng ta: “Hãy tự cứu lấy mình”, không ai có quyền năng định đoạt cho ai cả.

Bài liên quan

Các tín ngưỡng thần Phật, thần thánh, Quan công, thần tài, thổ địa, bà chúa Tiên, chúa Ngọc, bà Thánh Anh, các Bà ngũ hành… thuộc tín ngưỡng dân gian, tín ngưỡng địa phương, tín ngưỡng cục bộ, phổ cập trong quảng đại quần chúng, ngày nay không còn nữa khi các Bạn quy y tam bảo, thọ trì ngũ giới cấm.

Ở Đông Nam Á, Đông Bắc Á và Việt Nam, hiện nay còn một ít bộ phận tín ngưỡng thờ thần tài thổ địa… và một số tín ngưỡng dân gian khác do công việc làm ăn và cục bộ địa phương, như lập miễu thờ năm bà ngũ hành, miễu thành hoàng, miễu thờ Ông Quan công (Việt Nam thờ Quan Công, Trung Quốc thờ Trần Hưng Đạo cũng thế thôi), miễu thờ Tiên Sư (ông thầy giáo đầu tiên của dân làng). Đây là tín ngưỡng theo tập quán văn hóa, truyền thống làng quê Việt Nam, không bỏ được thì vẫn tín ngưỡng, nhưng trách nhiệm của người Phật tử là khuyến tấn mọi người không tập hợp thành tổ chức mê tín…

Còn một số tín ngưỡng đáng sợ ngày nay lan tràn trên thế giới, có tổ chức như: Suy tôn vô tội vạ một số người làm giáo chủ phán quyết cuộc đời, xây trở con người phải theo họ…đồng bóng, mẫu mẹ nhập xác, ông cha nhập hồn, Quan công, thần linh mượn xác phàm ứng khẩu, tiên tri, bốc phệ, xem bói xủ quẻ định đoạt giàu nghèo cho người phàm mắt thịt… một số người bị xe đụng không chết, chó điên cắn không chết, bệnh giật dờ giật dưỡng, chết đi sống lại, bị mổ mất bộ phận trong thân, huỳnh môn bóng uế… rồi tự xưng là có thần linh nhập, Phật nhập, bồ tát nhập, tiên thánh nhập bắt buộc mọi người phải theo: Theo thì sống, không theo thì chết, cho phép làm ăn, ăn nên làm ra, nhiều người mê si quỳ mợp kính phục sát đất, họ quên mất mình mới chính là người chủ của chính mình, chủ môi trường và xã hội. Những sự tín ngưỡng trên lạc hậu lắm rồi, người Phật tử tiến bộ không nên tin vào những bóng dáng mờ ảo, không thực tế đó nữa.

Riêng gia đình bạn, thờ Quan công, thần tài, thổ địa không có gì trở ngại. Việc đi hầu đồng, mẹ phán, thầy cúng… Đức Phật dạy: “Nhứt thiết hữu vi pháp - Như mộng huyển bào ảnh - Như lộ diệc như điện - Ưng tác như thị quán”, ngày nào đó các pháp trên cũng đi vào quên lãng thôi các Bạn ạ!

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Việc ăn chay:

Bài liên quan

Chư tổ có phân định việc người Phật tử ăn chay mỗi tháng 2 ngày, 4 ngày, 6 ngày, 10 ngày, ăn chay rằm tháng giêng, tháng bảy, tháng mười, nhẫn đến ăn trường chay. Việc ăn chay là do phát tâm, không ai có thể bắt buộc người kia phải ăn chay, nhưng người Phật tử được phép nói những điều hay lẽ phải để sách tấn mọi người nên ăn chay.

Ngày nay sự tiến bộ văn minh, của khoa học làm lợi lạc cho con người, bên cạnh cũng làm tổn hại con người không ít, những thức ăn chế biến từ động vật không vệ sinh làm cho mọi người từ bỏ những chất hôi tanh nhơ bẩn. Các bệnh cúm gà, H5-N1, lỡ mồm long móng, bò điên… làm cho mọi người dù không phải là Phật tử cũng giác ngộ nhiều lắm rồi, họ tự giác tự ngộ mà ăn các loại thực vật, không cần sách tấn khuyên giải chi cả.

Một ngày nào đó, mọi người phải trở về với chính mình, nạp năng lượng sạch, tạo môi trường tinh khiết, ăn chay cũng không muộn… các bạn yên tâm.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đã được truyền thọ Tam Quy và Ngũ giới, vậy có phải ăn chay không?

Hỏi - Đáp 12:55 20/11/2024

Hỏi: Tôi đã được truyền thọ Tam Quy và Năm giới, vậy tôi có phải ăn chay hay không?

Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật?

Hỏi - Đáp 10:18 19/11/2024

Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi có câu hỏi xin quý Báo trả lời giúp: Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có, xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy các điều ấy trong những kinh nào?

Tượng Phật có từ bao giờ?

Hỏi - Đáp 10:31 18/11/2024

Hỏi: Tôi là một Phật tử chuyên hỷ cúng tượng Phật cho các chùa, nhưng chưa hiểu rõ lắm về nguyên nhân do đâu mà có tượng Phật. Vậy tượng Phật có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên tạo tượng Phật? Xin cho biết sơ lược về việc tạo tượng Phật vào lúc đó.

Tu tập trong hoàn cảnh không có Phật

Hỏi - Đáp 10:00 17/11/2024

Tôi thích lạy Phật nhưng vì không có bàn thờ nên tôi tự hình dung Đức Phật trước mặt rồi lễ bái. Tôi tu tập như thế và cảm thấy an yên, được Tam bảo che chở rất nhiều. Có lúc tôi tự hỏi mình tu tập trong hoàn cảnh như thế có đúng Chánh pháp không?

Xem thêm