Ai có thể hành thiền?
Ai cũng có thể luyện tập thiền được cả; tuy nhiên, muốn có được kết quả thì người hành thiền ít nhất phải giữ giới, tối thiểu là ngũ giới cho người tại gia.
Với những ai bận rộn và nhiều lo lắng trong cuộc sống hằng ngày, thiền sẽ giúp họ bớt căng thẳng thần kinh, tâm hồn lắng dịu và quân bình được sự xung đột giữa lý trí và tình cảm. Với người nhiều muộn phiền đau khổ, thiền sẽ giúp họ tăng thêm sự trầm tỉnh và sáng suốt để đương đầu với những vấn đề cũng như giải quyết những xáo trộn giữa tâm lý và tình cảm. Với những ai có nhiều thói hư tật xấu, nếu tập thiền, tâm trí sẽ sáng suốt hơn mà từ bỏ những thói xấu.

Thiền rất cần cho mọi người và ai cũng có thể hành thiền.
Với người nóng tánh và hay sân hận, thiền sẽ giúp họ chẳng những trở nên tươi mát hơn, dịu dàng hơn; mà còn cởi mở hơn, và vị tha hơn. Với những kẻ ưa tham đắm dục tình, thiền sẽ giúp họ tỉnh táo, có điều độ hơn và biết giảm bớt những khao khát của dục lạc. Với những kẻ ưa sát sanh hại vật, thiền sẽ giúp họ mở rộng lòng từ, thương yêu và che chở cho mọi chúng sanh. Thiền cũng sẽ giúp họ nhìn những thú vật như là những người em nhỏ lạc loài của chúng ta. Với người bất hiếu, bất nhân, bất nghĩa, thiền sẽ giúp cho họ hiểu rõ công ơn cha mẹ, biết trọng nhơn đạo và lễ nghĩa hơn.
Đối với những kẻ giàu sang mà keo kiết, coi đồng tiền như bánh xe, thiền sẽ giúp cho họ biết thương yêu, bố thí và bảo vệ những người nghèo kém hơn họ. Đối với những ai chửi thầy, mắng đạo vì cống cao ngã mạn, vì không thỏa mãn ước mơ danh lợi, nếu họ chịu hành thiền một cách chơn chánh, sau khi hiểu rõ luật nhân quả, họ sẽ trở nên kính thầy và tin đạo hơn. Với người hay phê phán và công kích người, hoặc hay nói chuyện phù phiếm thị phi, thiền sẽ giúp cho họ sáng suốt hơn để thấy rằng họ không là gì cả, hoặc chỉ là một giọt nước nhỏ của đại dương. Thấy được như vậy, họ sẽ nói năng cẩn trọng và biết tương kính bằng hữu, cũng như bạn bè đồng tu.
Nói tóm lại, thiền rất cần cho mọi người và ai cũng có thể hành thiền. Thiền tối yếu như ta cần không khí, hoặc giả như sự ăn uống hàng ngày của ta. Ăn uống nuôi dưỡng thân thể, còn thiền nuôi dưỡng tinh thần. Từ bấy lâu nay chúng ta chỉ lo ăn uống để bồi dưỡng cho thân nầy; nay là lúc chúng ta nên trôi về lo cho phần tinh thần. Bấy lâu nay ta chỉ chạy đong chạy đáo nuôi thân; nay chúng ta hãy nhân cơ hội nầy mà lo cho cái phần tâm linh vốn dĩ đã quá nghèo nàn và đau khổ của ta đi. Chúng ta ít ai để ý, chứ thực ra tinh thần mới chính là mấu chốt của cuộc sống. Rất nhiều cuộc nghiên cứu của Y Khoa đã cho thấy tâm bịnh sẽ là đầu mối dẫn đến các bệnh khác trong cơ thể con người. Xin hãy thương và bồi dưỡng cho tinh thần hầu tạo cuộc sống quân bình hơn. Thiền chính là cách săn sóc tâm hữu hiệu, thiền chẳng những làm cho tâm ta an ổn, trong sạch, thảnh thơi và tươi mát; mà còn làm cho thân ta thêm khỏe mạnh nữa. Do đó mà cuộc sống của ta sẽ trôũ nên sống động hơn, hồn nhiên hơn. Ta sẽ mang nụ cười của hăm bốn giờ tinh khôi mà tặng cho ta và người.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Thành kính tri ân Mẹ hiền Quán Thế Âm
Kiến thức
Dưới tòa sen vàng con lạy Bồ-tát Quán Âm. Ngài đã cho con niềm tin yêu giữa cuộc đời. Quán Âm Bồ-tát hiệu viên thông, mười hai nguyện lớn rộng mênh mông, cứu vớt chúng sinh qua cơn khổ nạn từ bi độ đời…(Lạy Phật Quan Âm - Hàn Châu).

Phổ Môn giải thoát
Kiến thức
Phẩm Phổ môn trong kinh Pháp Hoa thường được các chùa Bắc truyền dùng trong thời khóa tụng kinh, nhất là tụng thời Tịnh Độ hoặc vào dịp lễ cầu an, nhưng không phải ai cũng hiểu được những giá trị tư tưởng cao quý thâm sâu, cũng vận dụng được trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Ý nghĩa của ngày vía đức Bồ tát Quán Thế Âm
Kiến thức
Hằng năm, Phật tử thường làm lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm thật trang nghiêm vào các ngày: 19/2, 19/6 và 19/9 theo âm lịch. Đức Quán Thế Âm Bồ tát còn được gọi là Bồ tát Quán Tự Tại xuất hiện khá nhiều trong các kinh điển của Phật giáo Đại thừa như trong kinh Hoa Nghiêm, kinh Lăng Nghiêm, kinh Pháp Hoa…

Lời dạy sau cùng của Đức Phật trước khi Ngài nhập niết bàn
Kiến thức
"Này! Các người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Ðừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!..".
Xem thêm