Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 05/12/2012, 09:57 AM

Internet - đường thênh thang hoằng truyền Phật pháp

Chưa bao giờ Phật giáo Việt Nam nhập thế sâu rộng như hiện nay. Phật pháp thấm đẫm đời sống theo nhiều kênh: Sách vở, băng đĩa, truyền hình, phát thanh;

Phật pháp hiển hiện trong cuộc sống bình dị


Trong một góc nhỏ tại TP.HCM, bé Hà 9 tuổi say sưa tô màu và theo dõi câu chuyện về cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tập tô màu này là món quà mà bé nhận được trong một lần lên chùa cùng mẹ.

Trẻ nhỏ tìm hiểu cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong tập tô màu, thiết kế theo hình chiếc lá bồ đề.



Tại một xã nhỏ miền duyên hải tỉnh Thái Bình, mỗi sáng ngày Rằm, mồng Một, người dân lại tĩnh tâm, lắng lại và tinh lọc tâm hồn mỗi khi được nghe Kinh A Di đà và kinh Vô lượng thọ trầm hùng trên đài phát thanh của xã.


Tận dụng khoảng thời gian được nghỉ cuối tuần, hai Phật tử tự nguyện đã cùng các sư ni chùa Linh Đường (Linh Đàm, Hà Nội) ghi âm kinh Diệu Pháp Liên Hoa và in đĩa để phát cho các tín đồ thân hữu của chùa và đưa tặng chùa bạn.


Trên một diễn đàn Phật giáo, một Phật tử đã thốt lên rằng: “Tôi thật thích thú khi được nghe bộ sưu tập 1000 giờ Pháp Âm Phật giáo. Cả một kho tư liệu Audio đồ sộ về đạo Phật nhưng ấn tượng với tôi nhất là 31 chương trình Phật pháp nhiệm mầu do chùa Hoằng Pháp xây dựng.

Các chương trình Phật pháp nhiệm màu trên Youtube


Các thầy chùa Hoằng Pháp, đặc biệt là thầy trụ trì - Thượng tọa Thích Chân Tính đã có một sáng kiến tuyệt vời, đưa hình tượng người thật việc thật lên truyền hình, trong đạo tràng chùa Hoằng Pháp. Qua những câu chuyện kể hết sức sống động với người thật việc thật, mới thấy sức cảm hóa phi thường của đạo Phật.


Vào thế kỉ XXI, nghe một bài kinh, một bài tán tụng bằng Hán văn quả thật rất khô khan nhưng nghe được những câu chuyện sinh động, những gian nan khổ ải của kiếp người, cuối cùng được Phât pháp cảm hóa thì lợi lạc cho quần sanh thực sự hữu hiệu. Công nghệ tiến bộ, nhịp sống sôi động, hình thức hoằng pháp bằng các chương trình Phật Pháp Nhiệm Mầu quả thật là một đổi mới thích nghi rất có ý nghĩa.”


Ngôi chùa “điện tử” giữa đời thường


Cùng với internet, mạng xã hội và các thiết bị công nghệ hiện đại, những ngôi chùa “điện tử” cũng dần trở nên quen thuộc với cư dân mạng.


Tại ngôi chùa điện tử, các vị thân hữu của chùa có thể thăm viếng, nghe pháp thoại, tụng kinh, dự pháp đàm, ngồi thiền, tụng giới, hát nhạc Phật và trao đổi kinh nghiệm tu học của mình.


Website của các chùa, các tự viện đã trở thành một kho thông tin Phật pháp, một thư viện Phật pháp trực tuyến khổng lồ mà các tín đồ có thể tìm đến và sẻ chia bất cứ lúc nào.

Website chùa Hoằng Pháp - ngôi chùa "điện tử" trên mạng Internet



Chưa tính đến các website riêng của chùa và tự viện thì ở Việt Nam hiện nay đã có hơn 100 trang thông tin Phật pháp có lượng truy cập khá lớn.


Những mạng xã hội như Facebook, Yahoo… cũng trở thành công cụ truyền bá Phật pháp hiệu quả khi chỉ bằng những câu chuyện nhỏ, những bài pháp thoại ngắn hay pháp âm hoặc câu status là những câu kinh, kệ... cũng đã thu hút được rất nhiều cư dân mạng Việt Nam, nhất là giới trẻ.


Đặc biệt, qua các kênh trên internet mà nhiều tu sĩ đã thành lập được những đạo tràng tu tập online, cùng nhau trao đổi Phật pháp nhiệm màu để ngày càng tinh tấn hơn trên con đường tu học.


CNTT- Phương tiện hoằng pháp thời đại mới


Đánh giá về việc áp dụng công nghệ số trong việc hoằng truyền chánh pháp, Đại đức Thích Giác Duyên cho biết: “Đạo Phật xuất hiện trên thế gian đã hơn 2500 năm, trải qua mỗi thời đại với những phát triển về xã hội và khoa học, bằng tính Khế lý và Khế cơ, Phật giáo biết vận dụng những thành tựu đó để xiển dương đạo pháp, lợi lạc quần sinh.


Đối với thời đại khoa học công nghệ phát triển vượt bậc như hiện nay, những vị “Sứ giả Như Lai” muốn đạt được những kết quả tốt đẹp trong việc hoằng truyền Phật pháp tất nhiên không thể không sử dụng công nghệ thông tin làm phương tiện.”


Còn Thượng tọa Thích Thọ Lạc cho rằng: "Chúng sanh đa bệnh, Phật pháp đa phương" (Chúng sanh nhiều bệnh thì Phật pháp cũng có nhiều phương cách khác nhau để điều trị). Trong một thời đại mà người người quen với MP3, radio, CDs, VCD, DVD, YouTube, iPad hay Laptop... thì việc khai thác các công nghệ hiện đại đưa vào ngành truyền thông và hoằng pháp sẽ giúp đạo Phật nhập thế sâu rộng hơn vào đời sống hiện đại.



Theo Huyền My - Vietnamnet
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Phật Hoàng Trần Nhân Tông - Nhân vật văn hóa và nhà nhân văn chủ nghĩa vĩ đại của mọi thời đại

Nhịp cầu Phật giáo 10:38 07/12/2018

PGVN xin trân trọng giới thiệu toàn bộ diễn văn khai mạc hội thảo khoa học “Trần Nhân Tông và thiền phái Trúc Lâm - đặc sắc tư tưởng và văn hóa” của Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm – xã Thượng Yên Công – thành phố Uông Bí – tỉnh Quảng Ninh, sáng ngày 6 tháng 12 năm 2018, tức ngày 30 tháng 10 năm Mậu Tuất.

Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế

Nhịp cầu Phật giáo 09:15 16/11/2018

Lòng tham chính là thuốc độc giết chết nhân cách của con người, có những lúc chỉ vì sân si những lợi ích nhỏ mà chúng ta đánh mất những thứ quý giá và quan trọng, đến khi nhìn lại mới thấy thật sai lầm.

Sự ngộ đạo trong thế giới Kim Dung

Nhịp cầu Phật giáo 16:08 05/11/2018

Tóm lại, từ bi chính là cái gốc của võ công Phật gia trong thế giới võ hiệp Kim Dung. Chỉ có dùng tâm từ bi để hóa giải nó mới có thể đẩy lui trường năng lượng xấu, bảo toàn thân thể. Nói cách khác, song song với việc học võ, phải rèn luyện tâm tính bằng cách đọc và thực hành các kinh Phật cho nhiều mới không sinh ra bệnh tật. Thần tăng vô danh chính là một minh chứng.

Sinh hoạt tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc

Nhịp cầu Phật giáo 11:28 01/11/2018

Trên cơ sở nghiên cứu tình hình tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc (chủ yếu là Phật giáo, Công giáo và Tin lành), bài viết chỉ ra những tác động của các tôn giáo để tìm giải pháp vừa phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với các các âm mưu, hành động lợi dụng những vấn đề về tôn giáo, dân tộc để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm sự ổn định xã hội, phát triển kinh tế bền vững; vừa bảo đảm thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn trọng, bảo đảm tự do tôn giáo của nhân dân, x&

Xem thêm