Khi cận kề cái chết, Steve Jobs đã chia sẻ điều này

Khi chưa bệnh hoặc chưa cận kề cái chết, người ta nghĩ rằng mình còn nhiều thời gian lắm. Những việc như thiền định, tri túc, từ ái, thiện nguyện, phúc đức hay hiện tại lạc trú là cái gì đó rất xa lạ, rất không thiết thực.

Nhưng rồi bất ngờ, một cơn đột quỵ bay đến, một cơn bạo bệnh đi qua hay một hoạn nạn mà vừa mở mắt ra là cận kề cái chết, người ta mới giật mình: Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ.[1]

Bạn ạ, cuộc đời đó thật sự không có bao lâu đâu. Vừa thấy đó đã là quá khứ. Mười năm, hai mươi năm nhanh như mới hôm qua. Những gì đẹp nhất nhìn lại chỉ còn là hoài niệm. Mọi thứ đi qua không chờ đợi. Cuộc đời đó thay đổi từng giây phút. Khoẻ mạnh rồi bệnh đau. Thương vui rồi buồn hận. Quyền thế rồi sa cơ. Ngợi ca rồi nhục mạ. Sum hợp rồi ly tan. Tất cả nhìn bằng mắt có vẻ còn xa, nhưng nhìn bằng tâm, mọi thứ đã cận kề.

0g78pv4x_1920x1080-stevejobs_1920_1080

Steve Jobs, người sáng lập công ty Apple, từng hối tiếc chia sẻ khi cận kề cái chết:

Trong lúc này, nằm trên gường bệnh và nhìn lại đời mình, tôi nhận ra danh tiếng và giàu có mà tôi có được đều trở nên vô nghĩa khi đối mặt với cái chết. Bạn có thể thuê ai đó lái xe, kiếm tiền, nhưng bạn không thể thuê người ta mang bệnh cho bạn. Vật chất bị mất, có thể tìm lại. Nhưng có một điều mà không bao giờ có thể tìm lại được khi nó bị mất: CUỘC ĐỜI BẠN. Hạnh phúc thật sự trong bạn không đến từ thế giới vật chất. Cho dù bạn bay hạng phổ thông hay hạng nhất, khi máy bay rơi, bạn không thể không rơi.[2]

Đức Phật Gotama cũng luôn thương và nhắc nhở học trò:

Người tâm ý đắm say tài sản và thân thuộc, tử thần bắt người ấy, như lụt trôi ngôi làng ngủ say. Không có tài sản hay bà con nào có thể che chở cho bạn khi tử thần đến. Người có trí biết rõ điều đó nên nuôi dưỡng đạo đức, tinh tấn thanh tịnh và sớm đến Niết bàn.[3]

Bạn ạ, thực sự là mỗi một cuộc đời đều có giới hạn. Và cái giới hạn đó không thể biết trước được. Không có cái gì bảo đảm bạn sẽ làm được ngày mai việc lẽ ra bạn nên làm hôm nay. Cuộc đời đó, cuộc đời mà bạn nghĩ dài lắm, có thể sẽ kết thúc sau bữa ăn hoặc trên một con đường đẹp. Đừng hững hờ và cũng đừng trì hoãn. Đời sống ở phút giây này rất đẹp, sinh động. Rừng cây, hoa trái, chim thú, bạn lành, phúc thiện, an tĩnh, khoan dung, tự do ở giây phút này sinh động và rất đẹp. Bạn không phải quá mệt nhọc, quá đau thương để có thể thưởng thức nó. Nó hiến tặng cho bạn rất hồn nhiên. Chỉ cần bạn đúng lúc dừng lại, thôi bị thúc đẩy bởi tham vọng, mưu mô và ám ảnh vẻ ngoài của vật chất và tự ngã. Cuộc đời đó có bao lâu, bạn biết đó. Bất ngờ và rất bất ngờ. Covid, tai nạn, đột quỵ... thật sự rất bất ngờ!

Nhuận Đạt

___________

[1] Trịnh Công Sơn.

[2] USA TODAY: At this moment, lying on the bed, sick and remembering all my life, I realize that all my recognition and wealth that I have is meaningless in the face of imminent death. You can hire someone to drive a car for you, make money for you — but you can not rent someone to carry the disease for you. One can find material things, but there is one thing that can not be found when it is lost — life. Your true inner happiness does not come from the material things of this world. Whether you’re flying first class, or economy class — if the plane crashes, you crash with it.

[3] KINH PHÁP CÚ (Dhammapada): 287-288-289.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Công đức, lợi ích của người đọc tụng thần chú

Phật giáo thường thức 21:00 25/12/2024

Những người có duyên, quyết định chọn pháp môn trì tụng thần chú để tu tập, thì chỉ cần tin tưởng vào trí tuệ và năng lực của các đức Phật và Bồ Tát, đã tổng trì ra các thần chú, y theo đó đọc tụng thì sẽ được kết quả vi diệu.

Pháp quán đảnh của Mật tông có tiêu trừ nghiệp chướng?

Phật giáo thường thức 16:30 25/12/2024

Hỏi: Tiếp thọ Pháp quán đảnh của Mật Tông có đúng nghiệp chướng được tiêu trừ không? Làm thế nào có thể nhanh chóng tiêu trừ nghiệp chướng?

Phan duyên là gì?

Phật giáo thường thức 09:07 25/12/2024

Tâm phan duyên không thanh tịnh, tâm tùy duyên là thanh tịnh.

Thế nào là viên tịch, tân viên tịch và thuận tịch?

Phật giáo thường thức 09:00 25/12/2024

Nhân có học Tăng, khi đọc bài viết bàn về chữ "Tân viên tịch" không hiểu chắc là nói như vậy đúng hay sai....Chúng tôi cũng thấy cần nói rõ.

Xem thêm