Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 19/08/2019, 15:56 PM

Khổ đau lớn nhất đời người là gì?

Đã bao giờ bạn tự đặt ra câu hỏi "Khổ đau lớn nhất đời người là gì chưa?" Liệu đó có phải là khi ta mất đi một người thân yêu trong gia đình hay là khi ta sắp lìa khỏi cuộc sống?

Có lẽ có quá nhiều câu trả lời cho câu hỏi trên, ở mỗi hoàn cảnh, mỗi người khác nhau và tùy độ nhận thức khác nhau sẽ đưa ra những câu trả lời khác nhau và có vẻ câu trả lời nào cũng hợp tình, hợp lý.

Khổ đau lớn nhất đời người là gì? Nguồn ảnh: Internet

Khổ đau lớn nhất đời người là gì? Nguồn ảnh: Internet

Không phải cho đến tận bây giờ chúng ta mới băn khoăn đi tìm lời giải đáp mà từ hơn 2.500 năm trước các Tỳ-kheo cũng đã thắc mắc và tranh cãi rồi. Vì bất đồng ý kiến, nên họ cứ tranh luận mãi không thôi. Biết được chuyện này, Đức Phật liền đi đến, các Tỳ-kheo đã đồng đứng lên đảnh lễ rồi trình bày điều mình đang tranh luận.

Bài liên quan

Trong Kinh Pháp cú thí dụ có ghi chép lại lời Đức Phật dạy: “Này các Tỳ-kheo! Các thầy bàn luận chưa đến chỗ cùng tột ý nghĩa của khổ đau. Khổ đau trong cuộc đời không gì hơn sự hiện hữu của thân này. Tất cả những nỗi khổ đau đói khát, nóng lạnh, sân giận, sợ hãi, sắc dục, tai họa… đều bắt nguồn từ thân này!”

Khổ đau trong cuộc đời không gì hơn sự hiện hữu của thân này. Nguồn ảnh: Internet

Khổ đau trong cuộc đời không gì hơn sự hiện hữu của thân này. Nguồn ảnh: Internet

Câu trả lời này có lẽ sẽ khiến nhiều người lặng đi một lúc, nhưng rồi suy ngẫm ra chúng ta mới hiểu lời Đức Phật. Trên thực tế cuộc sống chẳng phải do cái thân này tham dục, sân giận, đói khát, bệnh tật và sự sợ hãi...mà dẫn đến bao tội lỗi, mầm mống của khổ đau sao?

Bài liên quan

Cũng vì cái thân này mà biết bao đau thương, tàn ác. Giết chóc ở khắp nơi, lừa lọc, gian dối. Thực tế đã cho thấy nhiều những trường hợp con đánh cha – giết hại mẹ, vợ phản bội chồng, chồng bạo hành vợ con, anh chị em đâm chém nhau, học trò vô lễ với thầy cô, bè bạn thù oán nhau… cũng không ngoài vì danh và lợi, muốn tóm thu về thụ hưởng cho riêng mình. Xã hội rối ren, bất an triền miên chỉ vì ai ai cũng lo chụp giựt, tranh giành, chỉ mong o bế cho thân mình.

Đời là vô thường, thân vô thường, tâm vô thường, thời gian vô thường, tiền vô thường. Nguồn ảnh: Internet

Đời là vô thường, thân vô thường, tâm vô thường, thời gian vô thường, tiền vô thường. Nguồn ảnh: Internet

Nếu chúng ta nhận thức được không có gì thường xuyên trường tồn mãi mãi. Đời là vô thường, thân vô thường, tâm vô thường, thời gian vô thường, tiền vô thường… thì cuộc sống của mỗi chúng ta sẽ nhẹ nhàng và bớt khổ đau hơn. Bởi nếu đời là vô thường, sự sống có giới hạn thì phải chăng con người ta khi sống nên có một chút ý nghĩa. Bạn ước mong gì? Bạn muốn làm điều gì? Bạn cần phải làm điều gì? Bạn yêu thích điều gì? Bạn không nên làm điều gì? Bạn có biết mình đang muốn gì hay không? Nếu cuộc đời cứ thế trôi qua vô nghĩa, liệu điều gì sẽ khiến chúng ta ân hận về sau?

Bài liên quan

Quyền sống sao cho có ích là quyền mà ai cũng có. Không chỉ sống có ích, chúng ta phải còn cần phải sống vui vẻ và hạnh phúc. Lựa chọn sống như thế nào đều là do chúng ta. Vậy khi trả lời được câu hỏi "Khổ đau lớn nhất đời người là gì?" Hi vọng bạn sẽ lựa chọn được cho mình cách sống để không còn thấy khổ đau.

Cuộc đời này ngắn ngủi lắm. Sống vui vẻ, sống hạnh phúc, sống có ý nghĩa là trách nhiệm và quyền lợi của chúng ta trong thế giới vô thường này, đúng không?

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nhập thất: Nhất tâm, lộ trình sơ thiền (5)

Góc nhìn Phật tử 17:30 28/03/2024

Tôi đề cập vấn đề này nhiều lần mà có vẻ như chưa đủ. Hai chữ nhất tâm nó có thể quyết định toàn bộ con đường tu tập, cả về phương pháp luận về các pháp hành mà Đức Phật đã chỉ ra.

Người trồng nụ cười

Góc nhìn Phật tử 10:51 28/03/2024

Thoáng chốc đã hai năm nó gặp Thầy! Người đã thay đổi cuộc đời nó. Từ một cô bé vô tư, ngây ngô, chỉ biết ở chùa cho vui, làm công quả để kiếp sau bớt khổ. Đó là nó nghe được từ các cô, các bà chứ đôi mươi thì nào biết gì.

Nhập thất: Tăng nhất A-hàm (4)

Góc nhìn Phật tử 18:30 27/03/2024

Đàm luận về nhân quả đó là bài học vô cùng hữu ích đối với tất cả mọi người đang hướng đến con đường học Phật. Bạn đọc lại "10 câu hỏi trăn trở và thao thức" để bắt đầu suy nghiệm nhân quả mà tác giả đã gửi gắm vào đấy.

Người có tâm

Góc nhìn Phật tử 13:12 27/03/2024

Chúng ta thường nghe nói, con người “quý ở chữ tâm”, “hơn nhau ở chữ tâm” hay “sống phải có tâm”. Cụ Nguyễn Du cũng nói trong Truyện Kiều rằng “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Vậy thế nào là một người có tâm?

Xem thêm