Không nên tin vào định mệnh
Phải làm một cái gì đó cho em để bà mẹ tội nghiệp thấy ánh sáng cuối đường hầm, thấy rằng có thiên song cũng có nhân, và mẹ con bà đang sống ở thời đại khác hẳn những gì mà dòng văn học hiện thực phê phán nói đến.
>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Lời Phật dạy
Nhớ ngày cũ cũng chưa bao lâu, lội đi mua tờ Tuổi trẻ, trong một loạt tin bài ngồn ngột mặt báo, đập vào mắt tôi là thông tin xấu về Hào Anh trên trang 5 (28/3): Vụ Hào Anh bị nghi ăn trộm: “Hỏi cung trẻ vị thành niên không có người giám hộ” tôi bị chấn động, và có lẽ nhiều bạn đọc khác cũng thế. Theo tôi có ba vấn đề: một là cách “làm việc” của công an với một thân phận trẻ thơ bất hạnh mà cả nước biết đến qua vụ án trước đó; hai là tiếng tiếng kêu trơi của bà mẹ Hào Anh cho rằng số con mình nó khổ, cho thấy bà tin vào cái gì đó vô hình và thứ ba - cái tình của Tuổi trẻ, đã đứng cạnh em trong lúc này.
Vụ án Hào Anh bị hành hạ vô cùng dã man, gây kinh động dư luận cả nước. Khi ấy, qua thông tin báo chí, người ta bàng hoàng không tin được tại sao con người lại tàn bạo với con người như thế và pháp luật ở đâu. Cuối cùng vụ án được xét xử cho thấy luật pháp có tồn tại, và như một cái kết có hậu, Hào Anh được rất nhiều ân nhân giúp đỡ, được vào nương thân trong trung tâm bảo trợ xã hội, ai nấy cũng nhen lên vui mừng.
Nhưng biến cố mới này với em khiến người ta lo ngại thực sự, dường như Hào Anh đã và đang vướng vào một cái vòng lòng vòng đáng sợ của những thân phận cô độc, yếu thế và dễ tổn thương trong mọi xã hội: những con người bần cùng, ít học, liên tục bị đối xử bất công, và không thấy ánh sáng. Ở chế độ ta, học sinh được học nhiều về tình cảnh ấy ở tầng lớp dân nghèo bị bần cùng hóa ở nông thôn và thành thị trong dòng văn học hiện thực phê phán trước 1945, và người ta cữ ngỡ mọi sự bế tắc như thế đã ở sau lưng. Nhưng không, gần đây liên tục dồn dập những trường hợp bị ngược đãi, bạo hành nghiêm trọng mà mức độ đến khó tin đã diễn ra, mà chỉ nhờ có báo chí người ta mới được biết. Sự nhẫn tâm đã lên ngôi hay sao? Tôi nhớ khi xảy ra vụ Hào Anh, bé Bình bán phở… đọc báo quá xúc động phẫn nộ, tôi kêu lên với một đại gia: tàn nhẫn quá! Ông ấy thản nhiên: tại mấy đứa nó lam bậy gì đó người ta mới đánh đập như thế - đấy là sự bào chữa. Sau đấy tôi được biết chính vị đại gia này cũng đối xử với người làm chẳng có chút tình người. Rồi khi vụ án Hào Anh được đưa ra xét xử, Giang - Thơm bị phạt tù, tôi tâm sự với một sĩ quan công an: “Có công lý chứ sao không!”, vị sĩ quan cảnh sát này lại phán một câu khiến tôi lạnh người: “Hên thôi”. Cho nên đọc những dòng tin xấu với Hào Anh trên Tuổi trẻ, không phải bao biện cho cháu, song tôi tin là thân phận yếu thế của cháu đã tiếp tục bị tổn thương bởi sự nhẫn tâm.
Con đường nào cho những thân phận như Hào Anh? Bé Bình bán phở đã có cái kết tốt hơn nhiều khi đã két hôn với một người đàn ông tốt, có trình độ và tấm lòng, được giúp đỡ bởi mạnh thường quân; cùng số phận bất hạnh với em, ở phương Nam, Hào Anh không được như thế. Tôi nghĩ nhiều đến mạng lưới dày đặc các tổ chức đoàn thể xã hội thuộc hệ thống chính trị và ngoài hệ thống, tại sao không cho em nương vào đấy dưỡng lành vết thương tâm hồn, tạo điều kiện cho em đứng lên hòa nhập xã hội với tư thế ra con người? Nhất là tổ chức Đoàn thanh niên, lực lượng hùng hậu ấy sao không thể hiện được vai trò của mình trong một trường hợp cụ thể?
Thông tin xấu với Hào Anh khiến người ta hình dung sự khốc liệt của đời sống xã hội, và buồn. Bà mẹ kêu trời trách đất như mọi người ít học khác đứng trước đau khổ dồn dập. bà không phân tích thế này thế nọ, viện dẫn điều này khoản kia, mà cho rằng số con bà nó khổ, vậy thôi. Qua tiếng kêu của bà, thấy bóng dáng của định mệnh, của sự an bài. Và điều đó là đáng sợ, chúng ta đáng sống trong thời đại văn minh, thượng tôn pháp luật, và ai cũng ít nhiều được giáo dục về tình thương yêu đồng loại của mình. Tôi nghĩ viên sĩ quan công an, ông đại gia, trước đó là vợ chồng Giang Thơm, và những người cảnh sát làm việc với em mới đây không tuân thủ qui định của pháp luật về sự giám hộ… không phải là tất cả, con rất nhiều người tốt yêu chuộng đạo lý.
Như Tuổi trẻ đã cho thấy cái tình thủy chung đồng hành với em, trước đấy lên án cái ác, đánh động dư luận trước sự tàn nhẫn với em, và giờ đấy tiếp tục đứng bên em trong khi ngay cả mẹ em chỉ còn biết kêu trời.
Phải làm một cái gì đó cho em để bà mẹ tội nghiệp thấy ánh sáng cuối đường hầm, thấy rằng có thiên song cũng có nhân, và mẹ con bà đang sống ở thời đại khác hẳn những gì mà dòng văn học hiện thực phê phán nói đến. Như thông tin tốt lành về cô bé Bình bán phở ngày nào với cái kết có hậu đã đem đến niềm vui chung cho bao độc giả.
Đừng để đến một lúc nào đấy tất cả chúng ta cũng giống như bà mẹ Hào Anh tin tuyệt đối vào “số”, thì mọi sự sẽ trở nên vô cùng tồi tệ, đúng không?
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tuổi nào cho em
Góc nhìn Phật tử 13:43 22/11/2024Tôi vác ba lô trên lưng trở về sau chuyến hành trình nơi đất khách, trong hành trang tôi mang vài thứ từ quê xa làm quà cho anh em. Vừa bước vào cổng chùa nghe hơi lạnh… thoáng mùi chia ly.
Đạo Phật là lối sống đẹp để hướng đến việc hoàn thiện bản thân
Góc nhìn Phật tử 10:24 22/11/2024Trong cuộc hành trình tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc đời, Đạo Phật xuất hiện như một ánh sáng soi đường, giúp con người thấu hiểu chính mình và hoàn thiện bản thân.
Để Sư nấu
Góc nhìn Phật tử 10:06 22/11/2024Cách đây chừng sáu năm, ngày đó tôi đang là một sinh viên năm thứ ba, sống chung phòng trọ với bảy người bạn nữa ở khu Làng Đại Học Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy chung trọ nhưng chẳng ai cùng quê với nhau cả, Bắc – Trung – Nam đều có.
Nói xấu người
Góc nhìn Phật tử 09:51 22/11/2024Đã nhiều lần tự hứa với bản thân sẽ không bao giờ nói xấu người khác, thế nhưng đâu cũng lại vào đó, cứ hễ tụm năm tụm ba là không nói chuyện của người này cũng nói người khác, hoặc khi ai đó nói về chuyện của người khác dù không nói ra nhưng vẫn có những ý nghĩ xấu, không tốt về họ.
Xem thêm