Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 18/09/2019, 08:29 AM

Kính trọng bậc Tôn đức là kinh trọng Phật pháp

Tôn Đức là các bậc có đức hạnh đầy đủ, thay Đức Phật tiếp Tổ kế vãng khai lai, hoằng dương Phật pháp. Là chỗ nương dựa cho hàng hậu học. Dù đức có lớn, hạnh có cao, tài có giỏi, cũng đều do công ơn của các Ngài mà ra cả. Kính trọng các Ngài là kính trọng Phật pháp.

 >>Phật pháp và cuộc sống

“Tôn” là bậc đáng tôn kính; “Đức” là đức hạnh đầy đủ. Tôn Đức là những vị đã dày công nghiên cứu Phật pháp, tu hành rèn luyện và có đạo đức cao thâm, rộng lớn. Là những bậc trưởng thượng, tiền bối, thay Phật tiếp Tổ giữ gìn và mở rộng chánh pháp để chúng sinh được lợi lạc. Các Ngài cũng là chỗ nương dựa vững chắc cho hàng hậu học.

Bài liên quan

Ở ngoài đời, những người sống đến độ tuổi lão làng thì thường bị mắc căn bệnh hay quên, hoặc lãng tai, thậm chí tính tình giống như trẻ con buồn giận vô chừng và dễ tủi thân, hoặc có khi phải nằm một chỗ vì bệnh tật. Người thế gian càng già thì càng suy yếu, mau đi đến chỗ lãng quên lẫn lộn.

Trái lại, người tu hành càng về già thì công phu càng thâm hậu, đạo lực càng dày sâu, trí tuệ càng tỏa sáng và công đức càng viên mãn. Người tu đúng chánh pháp, có công phu hành trì và thấy rõ được sự thật, thì mỗi một ngày trí an trụ trong pháp càng tỏa sáng. Những bậc này có đức hạnh rất cao thâm và có khả năng gánh vác đại pháp, vì thế chúng ta cần phải chân thành tôn kính.

Người tu hành càng về già thì công phu càng thâm hậu, đạo lực càng dày sâu, trí tuệ càng tỏa sáng và công đức càng viên mãn. Người tu đúng chánh pháp, có công phu hành trì và thấy rõ được sự thật, thì mỗi một ngày trí an trụ trong pháp càng tỏa sáng. Những bậc này có đức hạnh rất cao thâm và có khả năng gánh vác đại pháp, vì thế chúng ta cần phải chân thành tôn kính.

Người tu hành càng về già thì công phu càng thâm hậu, đạo lực càng dày sâu, trí tuệ càng tỏa sáng và công đức càng viên mãn. Người tu đúng chánh pháp, có công phu hành trì và thấy rõ được sự thật, thì mỗi một ngày trí an trụ trong pháp càng tỏa sáng. Những bậc này có đức hạnh rất cao thâm và có khả năng gánh vác đại pháp, vì thế chúng ta cần phải chân thành tôn kính.

Bài liên quan

Trong Phật giáo thường dùng các từ như: “Truyền đăng tục diệm”, “Kế vãng khai lai”, “Tiên giác giác hậu giác”, “Thạch trụ tùng lâm” hoặc “Phật môn long tượng”... là để ca ngợi các bậc Tôn Túc đạo cao, đức trọng.

“Phật môn long tượng” là Voi chúa ở trong cửa Phật, để chỉ cho người thâm niên trong đạo, hạnh nguyện vĩ đại của Bồ tát Phổ Hiền, gánh vác Phật pháp để làm lợi lạc cho vô số chúng sinh.

“Thạch trụ tùng lâm” là cột trụ bằng đá ở trong tòng lâm tự viện. Ý nói là bậc chống đỡ vững chắc trong ngôi nhà Phật pháp.

“Kế vãng khai lai”, tiếp bước những bậc Tiền bối và mở đường cho người đi sau, nên sự có mặt của các vị rất quan trọng.

“Truyền đăng tục diệm” là mồi đèn tiếp đuốc, không có các Ngài thì người sau không thể tiếp nối được chánh pháp. Từ “ngọn lửa Tuệ giác Vô thượng” của Phật, là người đạt được trí tuệ cứu cánh đầu tiên khai sáng ra Phật giáo mồi qua ngọn đèn của mười vị Đại đệ tử. Và từ mười vị này mồi lửa qua các bậc A-la-hán. Tiếp theo từ các bậc A-la-hán mồi lửa qua đèn của các vị Tổ sư. Sau đó từ các Ngài mồi lửa qua cho các bậc Tôn Túc, Cao Tăng, Đại Đức, rồi truyền mãi xuống cho đến những người tu học hôm nay và mai sau:

“Tiếp ánh sáng, nối mùi hương,

Rạng rỡ Tổ đăng, huy hoàng Phật nhật”.

Chư Tăng là đại diện cho Phật và Pháp, cũng là chiếc cầu kết nối giữa chúng sinh với Phật pháp. Thấy được như thế là đã phá vỡ được cái thấy biết sai lầm, cho nên chúng ta càng kính trọng các Ngài nhiều hơn nữa. Đó cũng chính là kính trọng Phật pháp!

Chư Tăng là đại diện cho Phật và Pháp, cũng là chiếc cầu kết nối giữa chúng sinh với Phật pháp. Thấy được như thế là đã phá vỡ được cái thấy biết sai lầm, cho nên chúng ta càng kính trọng các Ngài nhiều hơn nữa. Đó cũng chính là kính trọng Phật pháp!

Trong sách Bách Trượng Thanh Quy có viết Hai mươi nguyên tắc trọng yếu của tùng lâm và một trong số đó là:“Tùng lâm dĩ Trưởng lão vi trang nghiêm”, nghĩa là chùa chiền tự viện lấy bậc Trưởng thượng, Tôn Túc để làm đẹp. Trong đại chúng mà có một vị thầy lớn như Sư ông hay Sư phụ Trụ trì thì tự nhiên không khí ấm áp, an ổn, thanh tịnh. Ngược lại, đại chúng đông đúc mà không có các bậc Tôn Túc thì càng khó quản lý, nhiếp phục.

Bài liên quan

Phải biết tôn kính và đặt để các bậc Trưởng thượng ở phía trên cao là một trong những pháp quan trọng làm cho đạo hưng thịnh. Khi chưa biết về lý Duyên khởi, chưa có cái thấy sâu xa thì chúng ta lầm nghĩ rằng mình là tài giỏi, biết nhiều, nhưng thật ra tất cả sự học hiểu và thực hành đều từ nơi những người đi trước. Tất cả đức hạnh hay tài năng của mình cũng đều từ nơi Phật tổ truyền trao, chẳng phải tự mình có được!

Dựa vào những kiến thức, địa vị ở bên ngoài hoặc bám chấp chữ nghĩa kinh điển, không có sự cung kính đối với người ở trên hoặc người đi trước là một điều tổn hại rất lớn. Đức Phật đã nhập Niết bàn, tuy Pháp sẵn có ở trong Tam Tạng kinh điển, nhưng nếu không có chư Tăng giảng thuyết thì Phật pháp không thể lưu truyền. Chư Tăng là đại diện cho Phật và Pháp, cũng là chiếc cầu kết nối giữa chúng sinh với Phật pháp. Thấy được như thế là đã phá vỡ được cái thấy biết sai lầm, cho nên chúng ta càng kính trọng các Ngài nhiều hơn nữa. Đó cũng chính là kính trọng Phật pháp!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thay đổi suy nghĩ để thay đổi tiềm thức, từ đó thay đổi số phận

Góc nhìn Phật tử 18:30 15/04/2024

Trong cuộc sống, chúng ta thường đối diện với những thách thức, khó khăn và những biến đổi không ngừng. Trong những thời điểm khó khăn như vậy, nhiều người đã nhận ra rằng bản chất của sự thay đổi thực sự bắt đầu từ bên trong, từ suy nghĩ của chúng ta.

Nhập thất: Cơn đau hành thiền là gì? (15)

Góc nhìn Phật tử 17:00 15/04/2024

Con đường đi đến giải thoát, đến toàn mãn, toàn giác của Đức Phật là Tứ thánh định. Tự lượng sức mình, chỉ “hái lá, bẻ cành” rồi mang về gọi là cây bồ đề của Phật cũng không sai. Đức tin về đạo Phật mênh mông vô cùng tận.

Bảy loại tài sản của bậc Thánh

Góc nhìn Phật tử 14:51 15/04/2024

Đối với thế gian, tài sản là một trong năm món dục (tài, sắc, danh, thực, thùy) mà con người luôn hướng đến, luôn tìm cầu để sở hữu và thụ hưởng. Trong xã hội hiện nay, việc tạo ra tài sản được đặt lên hàng đầu để đáp ứng mục đích thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ.

Cãi thắng người mình thương nghĩa là chưa thương người mình thắng

Góc nhìn Phật tử 09:30 15/04/2024

Trong những cuộc cãi cọ, không phải lúc nào ta cũng muốn chiến thắng. Nhưng đôi khi, trong cuộc tranh luận, có những lúc không thể tránh khỏi việc phải giành chiến thắng, dù đó là người mình yêu thương.

Xem thêm