Lại buồn chuyện nữ sinh đi chùa
Mới đây trên cộng đồng mạng lại lan tỏa hình ảnh một nhóm 6 cô gái nhuộm tóc đỏ xanh, buộc chưa gọn gàng, người mặc áo ba lỗ hở cả rốn nhưng vẫn thản nhiên vào chùa lễ Phật.
Đi lễ chùa là nét đẹp trong văn hóa Á Đông và Việt Nam cũng là đất nước như vậy. Mặc dù khi lên chùa không có quy định nào bắt người đi chùa phải ăn mặc ra sao, thế nhưng, ai cũng hiểu rằng chùa là nơi thanh tịnh và khi đến đây nên ăn mặc lịch sự. Tuy nhiên, có không ít cô gái vẫn hồn nhiên mặc váy ngắn trên gối, áo hở lưng tới chùa lễ Phật. Cách ăn mặc hớ hênh và có phần phản cảm đó, khiến những người xung quanh bức xúc.
Mới đây những câu chuyện về cách ăn mặc của các bạn trẻ khi đến chùa lại có những hình ảnh không đẹp. Câu chuyện mới nhất được cộng đồng mạng chia sẻ là hình ảnh về nhóm 6 cô gái, người thì nhuộm tóc xanh đỏ, buộc chưa gọn gàng, người mặc áo ba lỗ hở cả rốn nhưng vẫn thản nhiên vào chùa lễ Phật. Sự việc bị tiếp tục được dân mạng chú ý khi những cô gái này có hành động thắp bó nhang siêu to khổng lồ. Chỉ sau ít giờ đăng tải, loạt ảnh trên đã gây ra nhiều tranh cãi. Đa phần bày tỏ không chấp nhận được với cách ứng xử kém văn minh.
Theo quan điểm của Phật giáo, đi chùa có năm cái: Thứ nhất là lễ bái (thân, tâm, khẩu phải trang nghiêm); Thứ hai là cúng dường (mình bỏ tiền công đức giúp đỡ chùa. Vấn đề này tùy tâm, tùy hoàn cảnh chứ không đánh giá cái tâm qua ít nhiều); Thứ ba là giác ngộ (sám hối, hướng đến chân lý cơ bản); Thứ tư là cầu may (hiểu đơn giản đó là ngũ công đức mình cầu cho kiếp sau: Hình tướng đẹp, giọng nói hay, nhiều của cải, sinh ra ở nơi cao sang và lúc mất được lên với trời); Thứ năm là du ngoạn (đến chùa để giải trí, thanh tịnh, thoải mái tâm hồn).
Theo nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, ông cha ta thường ăn mặc gọn gàng, chỉnh tề, nghiêm túc khi đi lễ chùa. Trước đây, đàn ông mặc áo the, khăn xếp, chân đi guốc mộc. Mấy chục năm trở lại đây, họ mặc comple, đeo cà vạt, chân mang giày. Phụ nữ mặc áo mớ ba mớ bảy, áo tứ thân hoặc áo dài, đầu đội khăn mỏ quạ, tay cầm nón quai thao. Hình ảnh đó đến nay vẫn còn trong lễ hội Lim ở Bắc Ninh.
Từ những câu chuyện đáng buồn trên, các bạn trẻ đi lễ chùa nên ăn mặc tươm tất, gọn gàng, lịch sự và tôn trọng người khác. Bạn trẻ nên mặc quần áo dài, kín cổ, không mặc áo ngắn tay, sát nách, quần soóc, váy ngắn. Các bạn nên nhớ rằng chùa là nơi thanh tịnh nên khi bước vào chùa chúng ta cần nên có thân, tâm, khẩu trang nghiêm.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi
Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...
Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây
Góc nhìn Phật tử 08:30 02/11/2024Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.
Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên
Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.
Trăm năm thoáng chốc mộng nhân sinh
Góc nhìn Phật tử 19:00 31/10/2024Gom lấy trăm năm đổi tình, tiền/ Lòng trần được mấy phút an yên? / Lợi danh rồi cũng vô thường mất/ Để cả hư tâm gánh muộn phiền...
Xem thêm