Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 13/06/2020, 09:00 AM

Làm bạn với nỗi sợ hãi

Sợ hãi và lo lắng là một phản ứng tâm lý tự nhiên của con người trước một nguy cơ. Một liều lượng ‘lo sợ’ vừa đủ có thể trở thành động lực giúp chúng ta tiến bước, kết nối với tình cảm thay vì luôn hành xử duy lý trí.

 Bình tĩnh đối diện với sợ hãi

Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ những ‘nguy cơ’ khiến chúng ta lo sợ đa phần là do tâm của mình phóng chiếu, tô vẽ nên. Kết quả là, chúng ta luôn phải ở trong tình trạng lo lắng, bất an không cần thiết và uổng phí rất nhiều năng lượng. Khi đó, lo sợ trở thành rào cản chúng ta trên con đường hạnh phúc. 

Khi nỗi lo sợ xâm chiếm, chúng ta không thể đưa ra những quyết định sáng suốt. Hành động vì sợ hãi thái quá thường gây ra đổ vỡ và để lại tiếc nuối. Nhiều cảm xúc tiêu cực như sân giận, đố kỵ của chúng ta đôi khi bắt nguồn từ chính nỗi sợ của mình, sợ bị mất mát, thua thiệt…

Để vượt qua nỗi sợ hãi, đầu tiên chúng ta cần hiểu rằng sợ hãi là một phần của cuộc sống. Chúng ta không nên né tránh nỗi lo âu sợ hãi. Nhiều người dùng men rượu, tiệc tùng để trốn chạy nỗi sợ, có kẻ lại thu mình lại, xa lánh mọi người. Đó là những cách làm sai lầm chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề.

Sợ hãi và lo lắng là một phản ứng tâm lý tự nhiên của con người trước một nguy cơ. Một liều lượng ‘lo sợ’ vừa đủ có thể trở thành động lực giúp chúng ta tiến bước, kết nối với tình cảm thay vì luôn hành xử duy lý trí.

Sợ hãi và lo lắng là một phản ứng tâm lý tự nhiên của con người trước một nguy cơ. Một liều lượng ‘lo sợ’ vừa đủ có thể trở thành động lực giúp chúng ta tiến bước, kết nối với tình cảm thay vì luôn hành xử duy lý trí.

Tháo chạy hay bình tĩnh đối diện với nỗi sợ hãi?

Để đối trị với lo âu, hãy làm bạn với cảm xúc 

Lo âu và sợ hãi phá vỡ sự cân bằng và bình an trong tâm, nhưng thay vì cố gắng kìm nén hoặc phớt lờ chúng đi, chúng ta cần đối diện với nó. Hãy chấp nhận và kiên nhẫn với những nỗi sợ của chính mình. Chúng ta thường cho rằng chấp nhận có nghĩa là đầu hàng, là từ bỏ. Song chấp nhận chính là sức mạnh vĩ đại của tâm an lạc. 

Đó chính là bài tập giúp chúng ta mở rộng tỉnh thức để bao dung với những thiếu sót của mình. Thay vì phán xét để khiến cho mọi thứ thêm nặng nề - chúng ta cần tập cách nhẹ nhàng chấp nhận những thiếu sót của mình. Điều này như thể bạn đang biến kẻ thù của mình thành một người bạn, và bạn sẽ nhận ra rằng kẻ thù ấy vốn không đáng sợ như bạn tưởng. 

Nhận biết mỗi khi nỗi lo âu khởi sinh là cách hữu hiệu để chúng ta có thể dễ dàng xả bỏ nó. Vì vậy, khi bạn cảm thấy bất an lo lắng, đừng tìm cách trốn chạy và để cảm xúc ấy cuốn mình đi. Hãy dừng lại một giây, tạo ra khoảng trống giữa bản thân mình và cảm xúc. Khi tỉnh thức nhận diện rõ những xúc tình phiền não trong tâm, bạn sẽ nhận ra rằng, những xúc tình này vốn chỉ là những trạng thái nhất thời của tâm, đến rồi đi, như những đám mây trên bầu trời hay gợn sóng trên mặt hồ, chứ không tồn tại bất biến. 

Nỗi lo sợ không phải là bạn, bạn chỉ đang trải nghiệm nỗi sợ mà thôi. Chúng ta không đồng hóa mình với nỗi sợ hãi và bám chấp vào đó. Làm được như vậy bạn đã nhận được một trong những bài pháp vĩ đại nhất của cuộc sống.

Lo âu và sợ hãi phá vỡ sự cân bằng và bình an trong tâm, nhưng thay vì cố gắng kìm nén hoặc phớt lờ chúng đi, chúng ta cần đối diện với nó. Hãy chấp nhận và kiên nhẫn với những nỗi sợ của chính mình.

Lo âu và sợ hãi phá vỡ sự cân bằng và bình an trong tâm, nhưng thay vì cố gắng kìm nén hoặc phớt lờ chúng đi, chúng ta cần đối diện với nó. Hãy chấp nhận và kiên nhẫn với những nỗi sợ của chính mình.

Nguyên nhân gây ra sợ hãi và đau khổ

Tri ân nỗi sợ hãi

Hơn nữa, chúng ta nên tri ân cả những xúc tình phiền não hiện khởi trong tâm vì chính xúc tình làm những trải nghiệm của ta thêm phong phú, giúp chúng ta có thể kết nối với mọi người và đem lại cho chúng ta nhiều bài học ý nghĩa, dù là khổ đau và cay đắng.

Nếu có thể nhìn nhận sợ hãi, lo âu từ một góc độ khác, bạn sẽ thấy nó ẩn chứa điều gì đó hết sức hứng khởi, là điều chúng ta thực sự muốn làm trong cuộc đời. Bởi lẽ nỗi sợ hãi thường gắn liền với hy vọng, chúng ta sợ kết quả tiêu cực, cũng giống như chúng ta hy vọng vào kết quả tích cực. Trong nỗi sợ luôn tiềm ẩn niềm hạnh phúc hy vọng, nơi chúng ta e ngại thất bại, đổ vỡ cũng chính là nơi tiềm ẩn khả năng thành công. 

>Xem thêm video: Đức Phật hữu tình hay vô tình:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Người trồng nụ cười

Góc nhìn Phật tử 10:51 28/03/2024

Thoáng chốc đã hai năm nó gặp Thầy! Người đã thay đổi cuộc đời nó. Từ một cô bé vô tư, ngây ngô, chỉ biết ở chùa cho vui, làm công quả để kiếp sau bớt khổ. Đó là nó nghe được từ các cô, các bà chứ đôi mươi thì nào biết gì.

Nhập thất: Tăng nhất A-hàm (4)

Góc nhìn Phật tử 18:30 27/03/2024

Đàm luận về nhân quả đó là bài học vô cùng hữu ích đối với tất cả mọi người đang hướng đến con đường học Phật. Bạn đọc lại "10 câu hỏi trăn trở và thao thức" để bắt đầu suy nghiệm nhân quả mà tác giả đã gửi gắm vào đấy.

Người có tâm

Góc nhìn Phật tử 13:12 27/03/2024

Chúng ta thường nghe nói, con người “quý ở chữ tâm”, “hơn nhau ở chữ tâm” hay “sống phải có tâm”. Cụ Nguyễn Du cũng nói trong Truyện Kiều rằng “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Vậy thế nào là một người có tâm?

Nhập thất: Ba pháp giải độc (3)

Góc nhìn Phật tử 18:30 26/03/2024

Các bạn tự tin vào chính mình rằng đang tu đúng chánh pháp thì thôi, xin miễn chấp những lời này, còn khi tham chiếu thấy có những dấu hiệu sau đây thì có thể điều tiết, giải độc tâm lý ức chế để không phải chịu những hậu quả nặng nề hơn.

Xem thêm