Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 06/09/2022, 10:46 AM

Làm gì khi nghiệp lực chi phối?

Đừng xem những lời nguyện và “xin xỏ” ấy là vô ích, nó sẽ giúp mình rất nhiều...

Cuộc sống, với những gì đã và đang diễn ra giống như một màn hình lớn để ai đó chịu khó nhìn vào thì sẽ thấy những quy luật nào đó, tùy cách nhìn, hướng nhìn của mình cũng như độ sáng của đôi mắt người nhìn. Ở đó, có thể có những “cảnh báo” nhất định, rằng nếu đi theo con đường đó, làm như thế, hành xử vậy... thì sẽ khổ đau đó, không chỉ khổ cho mình mà còn cho người, thậm chí nhiều người.

Có những cái cứ nói mãi nhưng làm hoài không được, như là chuyện bỏ bớt vài ham muốn...

Có những cái cứ nói mãi nhưng làm hoài không được, như là chuyện bỏ bớt vài ham muốn...

Đừng để bị lòng tham chi phối

Đôi khi ta nhìn thấy những cảnh báo đó cũng như hình dung được kết cuộc đa số của con đường mình đi nhưng ta vẫn liều mình hoặc không thể vượt qua được “sức hút” của nó. Cái đó là do tập khí - hay thói quen vốn đã ăn sâu vào trong tâm thức con người, chúng sinh từ đời này tới đời khác nên cứ thế mà “tự động” làm một cách vô thức, đôi khi rất xấu xí nhưng ta xem nó là bình thường. Ví như, có người thấy rằng loài khác sinh ra là để “phục vụ” con người nên xem loài khác là đối tượng để săn đuổi, ăn thịt, giết hại. Nhưng, với đôi mắt quán chiếu nhân quả, bằng tâm độ lượng, thương yêu của mình thì Phật xem tất cả chúng sinh đều là anh em, cha mẹ, bạn bè... của ta trong vòng luân hồi sanh tử, chỉ vì “chiếc áo” khác nhau nên bây giờ không nhận ra, vì vậy phải thương nhau, chớ giết hại, càng không nên vì lợi dưỡng mà ăn thịt, săn đuổi.

Tuy nhiên, đôi khi ta đã nghe điều đó, hiểu nhưng lắm lúc cũng chẳng thể vượt qua được, không tránh được việc vì lợi mình mà hại vật, thậm chí đạp lên trên hạnh phúc của người khác để đạt được. Đạo Phật gọi là “nghiệp lực chi phối”. Còn Nguyễn Du trong Truyện Kiều thì bảo “Bắt phong trần phải phong trần/ Cho thanh cao mới được phần thanh cao”.

Người thích đùa có câu “Yêu thì khổ, không yêu thì... lỗ. Thà chịu khổ, chứ không chịu lỗ”, để chỉ cho một tập khí cần-một-ai-đó đồng hành trong những vui buồn của mình là khát khao chung của con người, dẫu biết rõ, có thể sẽ khổ rất nhiều, như lời bài hát “đường vào tình yêu, có trăm lần vui, có vạn lần buồn”. Tỷ lệ chênh lệch giữa vui buồn quá lớn theo cấp số nhân, gấp nhiều lần phần buồn nhưng người ta vẫn khó “thoát”, dù không phải không biết. Thậm chí, có người nằm lòng rằng, hễ còn yêu ai đó, theo kiểu luyến ái thế gian, ham thích, ích kỷ, chiếm hữu... thì sẽ còn luân hồi tử sanh nhưng rồi cũng bị tình cảm ấy chi phối một cách mãnh liệt, lắm lúc bứng hết mọi gốc rễ của những lý luận khác để lao vào tình yêu “giống như con thiêu thân lao vào trò chơi thế gian”.

Vậy đó, nên Đức Phật mới dạy, không có thứ gì thu hút người nam bằng thanh-sắc người nữ và ngược lại. Chính vì “sức hút” đó mà người ta nhiều lúc quên tất tần tật những điều mình đã đeo đuổi được gọi tên là lý tưởng, thế nên mới có... mỹ nhân kế, mỹ nam kế ở đời.

Thấy điều đó để nhận diện rằng, khi chúng sinh còn long đong trong biển khổ sanh tử, bất chấp những cảnh báo để lao vào (không chỉ chuyện yêu, còn có khối thứ khác hút người ta đến chết như tiền tài, danh vọng, hưởng thụ dục lạc...) đã được báo trước cho một kết cuộc không ra gì nhưng lòng tham, tâm sân si luôn nông nổi để rồi người ta cứ năm lần bảy lượt, hết đời này tới đời khác, hết lần này tới lần khác trong đời này cứ phải khổ rồi đau, rồi ân hận, nuối tiếc rồi “bổn cũ soạn lại”, cứ thế mà xuống lên sáu đường. Do vậy mới có luân hồi, mới có chuyện để nói, nói mãi luận bàn, chia sẻ dẫu đã “biết rồi, khổ lắm...”.

Có những cái cứ nói mãi nhưng làm hoài không được, như là chuyện bỏ bớt vài ham muốn, giảm bớt vài đòi hỏi... để mình không phải say, không phải mê và không phải tê tái khi nó mất đi hoặc thay đổi mà mình vẫn chưa thể làm được. Vì mình thiếu một quyết tâm, vì nghiệp mình còn nặng quá, vì cuộc đời xung quanh khắc nghiệt quá... Nghĩ thế để mình phải thương mình hơn (chứ không phải chán mình quá) bằng cách phát nguyện cho con được đi trên đường sáng, vững chãi hơn nơi mỗi bước chân trên thực địa ở hiện tại này và cả tương lai, xin cho ai cũng dễ thương để họ bớt khổ và con không bị nhấn chìm trong bể khổ nhân gian vì con chưa phải là tay bơi cự phách, vô nhiễm trước mọi thứ nơi biển đời...

Đừng xem những lời nguyện và “xin xỏ” ấy là vô ích, nó sẽ giúp mình rất nhiều, đôi khi là kim chỉ nam để mình đi cho đúng đường, lắm lúc là tiếng chuông nhắc mình tỉnh lại nếu mình mê mải đi vào đường hiểm, tối tăm...

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Chúng sanh và lục thông

Góc nhìn Phật tử 12:20 18/04/2024

Lục thông là sáu thần thông ưu việt hơn những năng lực bình thường của đa số chúng sanh nhân giới. Sáu thần thông bao gồm: 

Nếu không có sự cảm thông và thấu hiểu thì đừng thị phi thêm dầu vào lửa

Góc nhìn Phật tử 11:45 18/04/2024

Mỗi người có quyền riêng tư và sự riêng tư này phải được tôn trọng. Khi ta không biết rõ về người đó và cuộc sống của họ, ta không nên kể những câu chuyện của họ cho người khác.

Chết có đáng sợ hay không?

Góc nhìn Phật tử 07:33 18/04/2024

Chúng sanh ai cũng sợ chết nhưng mong muốn khỏi già, khỏi chết là những sự kiện không thể có được như Đức Phật đã dạy:

Linh bất linh tại ngã

Góc nhìn Phật tử 16:51 17/04/2024

Trong một lần học đạo với thầy (cố HT.Thích Thái Không), tôi hỏi: Thầy có tin chuyện linh ứng, mầu nhiệm không? Thầy cười khà khà nói, có câu “Linh bất linh tại ngã”, rồi giảng rằng: Linh ứng hay không là do ở bản thân mình.

Xem thêm