Làm sao để có một giấc ngủ an lành?
Một thời, Thế Tôn trú ở Ràjagaha, tại rừng Sìta. Lúc bấy giờ, cư sĩ Anàthapindika (Cấp Cô Độc) đến Ràjagaha để làm một vài công việc, muốn yết kiến Thế Tôn.
Rồi cư sĩ suy nghĩ: Nay chưa phải thời, ngày mai mới phải thời để yết kiến Thế Tôn. Với ý nghĩ như vậy, Anàthapindika nằm ngủ. Trong đêm ấy, ông thức dậy ba lần, tưởng rằng trời đã sáng. Rồi cư sĩ Anàthapindika đi đến rừng Sìta. Lúc bấy giờ, Thế Tôn thức dậy khi đêm vừa mãn và đang đi kinh hành ngoài trời.
Thế Tôn thấy Anàthapindika từ xa đi đến liền nói với cư sĩ:
Hãy đến đây, Sudatta!
Cư sĩ Anàthapindika cúi đầu đảnh lễ và bạch Thế Tôn:
Bạch Thế Tôn, Ngài ngủ có an lạc chăng?
Thế Tôn trả lời:
Bà la môn tịch tịnh/Luôn sống trong an lạc/Không đèo bòng dục vọng/Thanh lương, không sinh y/Mọi tham ái đoạn diệt/Tịch tịnh, sống an lạc/Tâm tư đạt hòa bình.
(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ I, chương 10, phần Sudatta [lược], VNCPHVN ấn hành, 1993, tr.465)

Một người khi tâm thanh tịnh, không còn bị dục vọng chi phối, luôn sống trong niềm tịnh lạc thì lúc thức cũng như ngủ đều an lành.
Lời bàn:
Trong khi chờ đợi những công việc quan trọng sắp xảy ra hay gặp những phiền muộn, rắc rối, đa phần chúng ta cảm thấy bồn chồn, thấp thỏm, không ngủ được. Sự thao thức ấy vốn xảy ra rất bình thường trong cuộc sống con người, nếu không biết cách khắc phục sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và công việc sắp đối diện. Cư sĩ Cấp Cô Độc cũng vậy, mong sớm được diện kiến Thế Tôn nên đã giật mình, thức giấc đến ba lần, cứ nghĩ là trời đã sáng và chắc chắn, ngày hôm sau sức khỏe của ông sẽ bị suy giảm vì mất ngủ.
Theo tuệ giác của Thế Tôn, ngủ an lành là một yếu tố quan trọng để giữ gìn sức khỏe, luôn tỉnh táo, vui vẻ, tươi tắn trong cuộc sống và nhất là tạo ra sảng khoái, làm thăng hoa tinh thần. Muốn được vậy, trước hết phải thiết lập một đời sống an tịnh cho cả thân và tâm.
Về thân, một chế độ làm việc và ăn uống hợp lý rất cần thiết, tránh dùng nhiều những chất kích thích, chất béo; ăn chay cũng là một phương thức dưỡng sinh rất tốt cho giấc ngủ. Đặc biệt là phải thiết lập được sự bình ổn tinh thần. Dệt mộng, tơ tưởng, mong ước, hoạch định cho tương lai cũng rất cần cho cuộc sống nhưng nó cũng chính là thủ phạm quấy phá giấc ngủ an lành. Nói cách khác, chính lòng tham, dục vọng và những điều không như ý đã khuấy đảo tâm tư, làm cho con người đau khổ, bất an. Ngoài ra, những niềm vui thái quá cũng góp phần làm dao động, không ngủ được. Vì vậy, nhiếp tâm, tịnh tâm bằng những phương thức thiền định là điều cần thiết đối với mọi người.
Một người khi tâm thanh tịnh, không còn bị dục vọng chi phối, luôn sống trong niềm tịnh lạc thì lúc thức cũng như ngủ đều an lành. Mới hay, hạnh phúc đích thực ở đời là có thân thể khỏe mạnh và tinh thần an lạc, điều mà ông cha ta đã từng kinh nghiệm “Ăn được, ngủ được là tiên”.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Thành kính tri ân Mẹ hiền Quán Thế Âm
Kiến thức
Dưới tòa sen vàng con lạy Bồ-tát Quán Âm. Ngài đã cho con niềm tin yêu giữa cuộc đời. Quán Âm Bồ-tát hiệu viên thông, mười hai nguyện lớn rộng mênh mông, cứu vớt chúng sinh qua cơn khổ nạn từ bi độ đời…(Lạy Phật Quan Âm - Hàn Châu).

Phổ Môn giải thoát
Kiến thức
Phẩm Phổ môn trong kinh Pháp Hoa thường được các chùa Bắc truyền dùng trong thời khóa tụng kinh, nhất là tụng thời Tịnh Độ hoặc vào dịp lễ cầu an, nhưng không phải ai cũng hiểu được những giá trị tư tưởng cao quý thâm sâu, cũng vận dụng được trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Ý nghĩa của ngày vía đức Bồ tát Quán Thế Âm
Kiến thức
Hằng năm, Phật tử thường làm lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm thật trang nghiêm vào các ngày: 19/2, 19/6 và 19/9 theo âm lịch. Đức Quán Thế Âm Bồ tát còn được gọi là Bồ tát Quán Tự Tại xuất hiện khá nhiều trong các kinh điển của Phật giáo Đại thừa như trong kinh Hoa Nghiêm, kinh Lăng Nghiêm, kinh Pháp Hoa…

Lời dạy sau cùng của Đức Phật trước khi Ngài nhập niết bàn
Kiến thức
"Này! Các người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Ðừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!..".
Xem thêm