Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 28/10/2019, 14:52 PM

Làm thế nào để gặp được Phật và vị thầy của mỗi chúng ta? 

Tối qua mưa về, hồn nhiên gõ nhịp trên mái chùa, bay soi ngang qua những ánh điện vàng để thoáng lên lấp lánh tia sáng nhỏ sâu trong từng giọt trời.

>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Đức Phật

Bài liên quan

Con ngồi với mấy chú tiểu nhỏ trong trà thất của Thầy, nhìn mưa reo hát mát đầy lá xanh và rơi trên tượng ngài Phổ Hiền đang mỉm cười an nhiên trên mặt hồ sau ô cửa. Chợt chú tiểu Như thỏ thẻ:

- Chú ơi, mưa thế này, ngài Phổ Hiền có bị ướt không? - Cả Đức Phật nữa chú ơi. Ngài ngồi ngoài trời không có ai che cho, có bị ướt không ạ? – Chú tiểu Ngộ hỏi theo.

- Ồ, có chứ. Dưới trời mưa thì mọi thứ đều có thể bị ướt cả. Nhưng đó chỉ là tượng của ngài Phổ Hiền, tượng của Đức Phật bị ướt thôi, chứ Bồ Tát và Đức Phật không ở đó nên không bị ướt.

- Vậy Đức Phật ở đâu chú nhỉ? – Chú tiểu Ngộ khẽ gãi tai và hỏi.

- Chú nghe sư phụ nói rằng: Đức Phật ở trong mỗi hành vi của của mỗi chúng sinh khi bắt đầu được tu sửa. Trong Như, trong Ngộ, trong chú, trong tất cả mọi người khi được sinh ra trên thế gian này đều có một ông Phật như nhau: Ông Phật của từ bi – trí tuệ - đức độ và tình yêu thương. Thế nên chỉ cần chú, Ngộ, Như – mỗi chúng ta sửa dần những hành động, lời nói, ý nghĩ của mình để tốt hơn chính mình của ngày hôm qua, ấy là chúng ta đã có cơ hội để gặp Đức Phật rồi đó.

Chợt thấy nụ cười của sư phụ giống hệt nụ cười của ngài Phổ Hiền khi từ bậc cửa trà thất nhìn ra - Ảnh: Lương Đình Khoa.

Chợt thấy nụ cười của sư phụ giống hệt nụ cười của ngài Phổ Hiền khi từ bậc cửa trà thất nhìn ra - Ảnh: Lương Đình Khoa.

Bài liên quan

- A, con nhớ ra rồi. Giống bài hát “Niềm an vui” khi nãy mình hát đúng không chú? – Chú tiểu Như reo lên thích thú và khẽ ngân nga - “Phật quanh ta ở nơi Ta Bà, khi uống ăn nhớ niệm Di Đà. Và khi ta làm điều nhân ái, thấy y như là Phật đến trong ta”.- Như nhớ nhanh thật đó. Vậy chú đố Như và Ngộ. Nếu như sư phụ đi vắng lâu lâu vì công việc, không có mặt ở chùa. Vậy làm sao để chúng ta gặp được sư phụ nhỉ?

- Gọi điện thoại chú ơi! – Chú tiểu Như nhanh nhảu.

- Thế giả sử sư phụ không nghe điện thoại, hoặc trong thời gian đi vắng không dùng điện thoại thì sao?

- Dạ… Thế thì… - Đến lượt chú tiểu Như gãi tai.

- “Và khi ta làm điều nhân ái. Thấy y như là sư phụ đến trong ta…” – chú tiểu Ngộ khẽ hát.

- Ngộ hát đúng rồi đó. Cũng tương tự như cách ta gặp Phật. Chỉ cần mình biết sư phụ quan tâm, lo lắng, và mong mỏi ở chúng ta điều gì, ta hoàn thành tốt nhiệm vụ đó theo lời thầy dạy. Đi đâu, làm gì, dù chỉ có một mình trong phòng cũng luôn nghĩ có thầy đang ở đây, đang đứng sau nhìn ta, mỉm cười động viên ta cố gắng. Khi định làm gì, mình lại nghĩ rằng: Mình làm như thế sư phụ có vui không, có hài lòng không?... Vậy là một ngày 24 giờ, lúc nào chú, Như, Ngộ cũng đều được gặp sư phụ, có sư phụ ở bên.

Khi mỗi chúng ta sửa dần những hành động, lời nói, ý nghĩ của mình để tốt hơn chính mình của ngày hôm qua, ấy là chúng ta đã có cơ hội để gặp Đức Phật - ảnh Lương Đình Khoa

Khi mỗi chúng ta sửa dần những hành động, lời nói, ý nghĩ của mình để tốt hơn chính mình của ngày hôm qua, ấy là chúng ta đã có cơ hội để gặp Đức Phật - ảnh Lương Đình Khoa

Mưa vẫn tí tách reo vui, theo mái ngói nhỏ thành từng dòng trắng lấp loáng trong đêm. Con và các chú tiểu nhỏ ngồi lặng im nhìn mưa, nhìn ngài Phổ Hiền.

- Chú nhìn xem kìa, con thấy nụ cười của sư phụ giống hệt nụ cười của ngài Phổ Hiền trong mưa…

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nhập thất: Nhất tâm, lộ trình sơ thiền (5)

Góc nhìn Phật tử 17:30 28/03/2024

Tôi đề cập vấn đề này nhiều lần mà có vẻ như chưa đủ. Hai chữ nhất tâm nó có thể quyết định toàn bộ con đường tu tập, cả về phương pháp luận về các pháp hành mà Đức Phật đã chỉ ra.

Người trồng nụ cười

Góc nhìn Phật tử 10:51 28/03/2024

Thoáng chốc đã hai năm nó gặp Thầy! Người đã thay đổi cuộc đời nó. Từ một cô bé vô tư, ngây ngô, chỉ biết ở chùa cho vui, làm công quả để kiếp sau bớt khổ. Đó là nó nghe được từ các cô, các bà chứ đôi mươi thì nào biết gì.

Nhập thất: Tăng nhất A-hàm (4)

Góc nhìn Phật tử 18:30 27/03/2024

Đàm luận về nhân quả đó là bài học vô cùng hữu ích đối với tất cả mọi người đang hướng đến con đường học Phật. Bạn đọc lại "10 câu hỏi trăn trở và thao thức" để bắt đầu suy nghiệm nhân quả mà tác giả đã gửi gắm vào đấy.

Người có tâm

Góc nhìn Phật tử 13:12 27/03/2024

Chúng ta thường nghe nói, con người “quý ở chữ tâm”, “hơn nhau ở chữ tâm” hay “sống phải có tâm”. Cụ Nguyễn Du cũng nói trong Truyện Kiều rằng “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Vậy thế nào là một người có tâm?

Xem thêm