Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 04/08/2020, 17:57 PM

Làn sóng Covid-19 thứ 2, hãy vững lòng tin

Người Việt có câu “sau cơn mưa trời lại tạnh”, Covid-19 rồi sẽ qua đi như một cơn mưa xấu, để lại không chỉ chết chóc mất mát đau thương mà còn cả biết bao san sẻ yêu thương người với người, sự kết nối đồng lòng...

Mỹ viện trợ 9,5 triệu USD giúp Việt Nam chống đại dịch COVID-19

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Kịch bản quay lại, tái bùng phát mạnh mẽ của Covid-19 ở Việt Nam có gây bất ngờ khi thành quả đương đầu đại dịch ở giai đoạn đầu khiến có tư tưởng chủ quan nào đó. Chính bệnh nhân Covid-19 số 91, nam phi công người Anh, ngay khi về quê hương đã phát đi thông điệp cảnh báo rằng không nên chủ quan với các chủng mới virus corona do những trải nghiệm sinh tử của chính anh ở hai bệnh viện ở Việt Nam và vẫn phải điều trị ở Anh khi quay về.

Một đại dịch gây tạo bởi virus vô hình với mắt thường rõ ràng nguy hiểm bội phần khi các nỗ lực cảnh báo qua truyền thông có khi không đạt hiệu quả mong muốn ở các bộ phận dân cư có trình độ dân trí thấp cùng một đời sống kinh tế khó khăn.

Làn sóng thứ 2 của Covid-19 bùng phát ở thành phố Đà Nẵng, lan tỏa ở miền Trung và rung rinh cả nước bởi lưu lượng tiếp xúc vãng lai quá lớn của thành phố 1.1 triệu dân. Các ca tử vong đã xuất hiện, tình trạng giản cách đã được xác lập ở một số khu vực, địa phương bên ngoài  Đà Nẵng có khi rất xa, như Buôn Mê Thuộc trên Tây Nguyên.

Các cảnh báo của WHO với chính Việt Nam đã tỏ ra thực tế. Xét cho cùng, làn sóng dịch quay lại Việt Nam muộn hơn các nước, có tính quy luật.

Hệ thống quản lý nhà nước, hệ thống y tế, các cấu trúc xã hội đã khởi động khá lâu đương đầu dịch và nhà nước Việt Nam có nguồn lực để đối phó cùng sự hỗ trợ quốc tế khá kịp thời, mặt trận chống dịch tái bùng phát đã triển khai. Mấu chốt còn lại ở yếu tố tinh thần cần được đánh giá cao hơn nữa: lòng tin, sự chia sẻ nương tựa cộng đồng, sự bình tĩnh...

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Yếu tố tinh thần trước làn sóng thứ hai của Covid-19 ở Việt Nam

Thế giới, có Việt Nam, đang ráo riết điều chế vắc xin ngừa Covid-19 ở không chỉ một trung tâm hay một quốc gia, và đã có sản phẩm vắc xin thương phẩm bắt đầu sản xuất hàng loạt ở Châu Âu, thành quả này rất đáng kể. Nỗ lực toàn cầu của các định chết quốc tế và các chính phủ để có thể trang trãi tài chính cho công tác tiêm ngừa vắc xin Covid-19 là khả thi, bao gồm tiêm miễn phí trên diện rộng cho dân chúng tạo miễn dịch cộng đồng dập dịch. Dân chúng và chính phủ các quốc gia nghèo có thể hay chắc chắn nhận được nguồn tài trợ sinh tử này từ WHO hay ngân sách các quốc gia giàu có. Hàng triệu triệu liều văc xin sẽ hình thành cú đạp phanh lây lan virus corona hiệu quả.

Ở Việt Nam, có thể tin và hy vọng nhiều ở năng lực cung cấp hậu cần cho các khu vực dịch cũng như tẩy độc hóa học của quân đội nhân dân Việt Nam, và ở tình huống khẩn trương nhất, thảm họa, quân đội sẽ đóng một vai trò quyết định để tránh gãy đổ xã hội và vãn hồi đời sống dân cư. Thực tế mấy ngày nay vai trò ấy của quân đội đã chứng minh ở miền Trung. Dù là quốc gia đang phát triển với bộn bề khó khăn, song Việt Nam chứng tỏ có nguồn lực dự trữ để đối phó tình huống thảm họa.

Người Việt có câu “sau cơn mưa trời lại tạnh”, Covid-19 rồi sẽ qua đi như một cơn mưa xấu, để lại không chỉ chết chóc mất mát đau thương mà còn cả biết bao san sẻ yêu thương người với người, sự kết nối đồng lòng, sự chứng minh mầu nhiệm ở bề trên...

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

‘Báo động đỏ’ ở hồ lớn nhất thế giới

Môi trường 16:58 20/11/2024

Mực nước tại biển Caspi sụt giảm nghiêm trọng khiến nơi được xem là hồ nước lớn nhất thế giới đứng trước nguy cơ trở thành vùng đất khô cằn.

Tin mới nhất về bão số 9: Cường độ cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa 350km

Môi trường 10:09 19/11/2024

Bão số 9 Man-yi mạnh cấp 9, giật cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa 350km và đang suy yếu. Dự báo, khoảng ngày mai (20/11), bão thành vùng áp thấp trên vùng biển ngoài khơi Trung Trung Bộ.

Bão Man-yi trở thành siêu bão, hướng vào vùng biển miền Trung

Môi trường 17:04 16/11/2024

Siêu bão Man-yi càng áp sát đất liền Philippines càng mạnh lên, dự báo ngày 18/11 siêu bão sẽ đi qua đảo Luzon của nước này rồi đi vào Biển Đông, trở thành bão số 10 năm 2024.

Ô nhiễm môi trường từ góc nhìn y học

Môi trường 09:13 15/11/2024

Ô nhiễm môi trường là khẩu hiệu từ bao đời của nhân loại, nhưng nó quá rộng, quá to lớn để hiểu và nói về. Vậy ô nhiễm môi trường cụ thể là cái gì, bao gồm những kiểu nào, và tác động lên sức khoẻ sinh học của con người ra sao?

Xem thêm